Không được bố trí nam nữ ngồi chung, đặc biệt học sinh có vấn đề giới tính?
Một “yêu cầu… lạ” tại một trường THPT ở TP.HCM được giới trẻ chia sẻ kèm với sự bức xúc vì cho rằng đã kỳ thị học sinh “có vấn đề về giới tính”.
Người trẻ bức xúc vì cho rằng lãnh đạo nhà trường đã kỳ thị học sinh “có vấn đề về giới tính”. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Học sinh có vấn đề về giới tính cần được bố trí ngồi riêng (!?)
Hai ngày nay, trên mạng chia sẻ một đoạn nội dung về những yêu cầu của lãnh đạo Trường THPT Dương Văn Thì (P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM) dành cho các giáo viên chủ nhiệm.
Đáng chú ý, trong số ấy có yêu cầu: “Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng”.
Ngay sau khi đoạn nội dung này được đăng tải trên mạng xã hội, lập tức gây xôn xao, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dân mạng, đặc biệt là giới học sinh. Tất cả ý kiến đều chỉ trích cũng như bày tỏ sự phẫn nộ.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, một học sinh Trường THPT Dương Văn Thì cảm thấy “sốc vô cùng” vì không ngờ rằng lãnh đạo trường lại phân biệt đối xử và kỳ thị với học sinh thuộc cộng đồng LGBT như thế. “Em rất bất ngờ và không tin đó là sự thật. Nhưng đó lại là sự thật”, một HS cho biết.
Huỳnh Minh Ánh, SV Trường ĐH Văn Lang, nói: “Nội dung ‘không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng’ là quy định thiếu nhân văn, là biểu hiện của sự kỳ thị giới tính, qua đó sẽ tạo cảm xúc tiêu cực đối với cộng đồng LGBT”.
Ngoài ra, cũng có ý kiến nhấn mạnh việc giáo dục giới tính cho học sinh có một nội dung rất quan trọng là chống kỳ thị người đồng tính. Thế nhưng với “yêu cầu… lạ” này, lãnh đạo nhà trường đã đi ngược lại nội dung đó. “Yêu cầu các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng là hành động không tôn trọng học sinh, vô tình tạo tiền đề cho làn sóng kì thị người đồng tính”, Nguyễn Trọng Nghĩa, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết.
Video đang HOT
HS Trường THPT Dương Văn Thì khá hoang mang với “yêu cầu… lạ” từ lãnh đạo nhà trường. ẢNH TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN THÌ
Hiệu trưởng nói gì?
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên vào sáng 1.11, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, thừa nhận đoạn nội dung gây xôn xao trên mạng “đúng là tin nhắn trong nội bộ trường gởi đến thầy cô giáo viên chủ nhiệm nhằm để nhắc nhở, điều chỉnh những học sinh có quan hệ trên mức bạn bè”.
Trong cuộc trò chuyện, bà Trúc thường sử dụng từ “con” để nói về học trò của trường mình.
Theo bà Trúc: “Đúng là tôi chủ quan và dùng từ không khéo. Và vì cách dùng từ không khéo nên bị hiểu sai chứ không có vấn đề gì nặng nề. Thế nên tôi dự định trong thứ 2 tới sẽ nói chuyện với các con, để các con hiểu được việc thầy cô đang làm cho các con”.
Đề cập đến những phản ứng của HS tại trường khi cho rằng lãnh đạo trường kỳ thị xu hướng tính dục, bà Trúc phân trần: “Tôi không nghĩ nặng nề gì cả. Chỉ là điều chỉnh cho các con đúng chứ không hề cấm đoán. Thậm chí khi tôi trao đổi về vấn đề tình cảm của các con, tôi có nói nếu mà các con động viên nhau để học cho tốt, thì đó không phải là vấn đề nặng nề đối với trường. Tôi chỉ mong các con đừng làm những việc gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi chia sẻ với tất cả tình thương của tôi dành cho các con”.
Bà Trúc chia sẻ tiếp: “Tôi không kỳ thị về giới tính. Mà chỉ chia sẻ nhẹ nhàng, rất bình thường, trong ngữ cảnh vấn đề quan hệ trên mức tình bạn của các con đang có xu hướng tăng lên, các con đang có những hành vi chưa chuẩn mực trong môi trường học đường. Nên chỉ nhắc, chứ không hề nghĩ là xúc phạm về giới với các con. Tôi đã từng có nói với các con, là nếu các con đi theo xu hướng đấy (tức là trong cộng đồng LGBT – PV) thì đấy là chuyện bình thường. Không có gì mặc cảm hết, cứ đường hoàng chính chính, vì không vi phạm pháp luật gì hết. Tôi không kỳ thị đến xu hướng tính dục kỳ thị các con. Tôi đã chăm chút và yêu thương các con bằng tất cả tâm huyết của nhà giáo”.
Nói về việc “không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn”, bà Trúc cho biết không có chuyện như vậy. “Trường không có kỳ thị giới theo kiểu cực đoan như vậy. Có những học sinh phản ánh con bị này bị nọ, nên tôi cũng nóng ruột để các em ngồi riêng để thoải mái. Trường vẫn có lớp có học sinh nam nữ ngồi chung. Tôi không có suy nghĩ làm tổn hại các con. Mong các con hiểu là tôi đã thương các con nhiều như thế nào”.
Kết thúc cuộc trò chuyện, bà Trúc tâm sự: “Tôi buồn vì bị hiểu sai và làm sự việc nó trở nên như hiện tại khi đã rất lo lắng cho học sinh”, đồng thời một lần nữa khẳng định: “Thứ 2 tới sẽ nói chuyện với các con. Tôi sẽ nói cái gì cô sai, lãnh đạo sai trong việc dùng từ không chuẩn, hơi nhạy cảm, các cô sẽ nhận lỗi. Chứ trường không có kỳ thị học sinh “có vấn đề về giới tính”.
Nghe điều ước của con trong đêm sinh nhật, cha mẹ vừa thương vừa buồn cười nhưng có hành động kỳ quái: Dân mạng lên án gay gắt
Việc làm bài tập về nhà là điều không thể thiếu của thời học sinh, nhưng đối với nhiều em, bài tập về nhà giống như một cơn "ác mộng" vậy.
Đa phần học sinh tiểu học đều mong muốn "bài tập về nhà sẽ biến mất" và điều đó được các em phản ánh qua nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, vào những kỳ nghỉ lớn như: Nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ Tết cổ truyền,... học sinh đều ước rằng không có bài tập về nhà để được "xả hơi" mà không lo lắng bị bố mẹ thúc giục làm bài.
Mới đây, một cậu học sinh tiểu học ở An Huy, Trung Quốc đã cầu nguyện "bài tập về nhà biến mất vĩnh viễn" khi thổi nến cầu ước trong buổi lễ sinh nhật. Với cậu bé, niềm vui đón tuổi mới không chỉ là việc được ăn những miếng bánh kem thơm ngậy, được nhận những món quà yêu thích mà niềm vui ấy còn là được thực hiện điều ước. Cậu bé tin rằng khi ánh nến tắt, điều ước sẽ thành hiện thực.
Cậu học sinh tiểu học đang hào hứng ước nguyện dưới ánh nến lung linh trong đêm sinh nhật chào tuổi mới.
Dưới ánh nến lung linh, khi mọi người vây quanh đón chờ, cậu bé nhắm mắt, thì thầm đọc lời ước ấp ủ suốt một năm qua. Gương mặt cậu bé ánh lên niềm hạnh phúc, một nụ cười rạng rỡ hé nở. Cậu bé nhẹ nhàng thổi tắt ngọn nến nhưng khi vừa hé mắt nhìn, những ánh lửa vẫn sáng. Điều đó làm cậu học sinh ngạc nhiên, sững sờ không nói nên lời.
Hướng mắt về phía cha mẹ để tìm câu trả lời nhưng không được đáp lại. Người mẹ "dở khóc dở cười" khi thấy vẻ mặt đáng thương, tội nghiệp của con trai. Có lẽ, trong lúc cậu bé cầu nguyện, mẹ ngồi kế bên đã nghe được và quyết định thắp lại những ngọn nến. Qua đó, người mẹ muốn nhắn nhủ với con: "Dù ngọn nến có tắt hay không thì bài tập về nhà vẫn luôn tồn tại, con yêu ạ!".
Nét mặt ngơ ngác của cậu bé khi mở mắt mà ánh nến vẫn chưa tắt.
Đến đây, nhiều người bất ngờ trước diễn biến câu chuyện, hóa ra cha mẹ cậu bé cố tình làm vậy vì muốn trêu ghẹo con. Có lẽ nguyện vọng của cậu học sinh tiểu học này là đại diện cho đa số học sinh nói lên nỗi niềm thầm kín. Trên thực tế, chuyện học sinh chán ghét bài tập về nhà là điều bình thường nhưng hiếm khi coi đó là lời ước nguyện trong buổi sinh nhật.
Một số người cho rằng chắc tâm trạng cậu bé không tốt, đang rơi vào áp lực về điểm số, khối lượng bài vở quá nên mới có hành động vậy. Vẫn là học sinh tiểu học, bài tập chưa quá khó mà đã sợ việc học thì quả thật là vấn đề đáng lo ngại! Bên cạnh đó, một số người khác cho rằng, cha mẹ cậu bé xử sự vậy là không nên, sao có thể chọc ghẹo khi con đang nghiêm túc? Việc làm này dễ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý trẻ nhỏ. Ngày sinh nhật là ngày con hạnh phúc, hào hứng, cớ sao lại khiến con hụt hẫng, rơi vào trạng thái thất vọng?
Các bậc cha mẹ thường đề cao việc học, coi việc học nhiều đến mức gắn việc với cuộc sống thường ngày mà không có sự tách biệt. Có bao giờ cha mẹ nghĩ đến tâm tư, tình cảm của con? Có thể sự vô tâm ấy sẽ tước đi quyền lợi của con cái. Để giải quyết bài toán nan giải này, cha mẹ cần làm rõ 2 việc.
Học là học, chơi là chơi; đừng cố tình trộn lẫn chúng
Trong thời đại coi trọng giáo dục như ngày nay, cha mẹ đặc biệt chú trọng đến kết quả học tập của con. Điều này gây nên sự căng thẳng quá mức, khiến trẻ gặp áp lực trong học hành.
Học sinh cần được học đúng lúc, đúng giờ. Khi đến giờ học và làm bài, học sinh cần thực hiện nghiêm túc. Khi đến giờ chơi, cha mẹ hãy để con có những phút giây vui vẻ, sảng khoái. Đừng nhầm lẫn giữa 2 việc này, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học.
Giờ nào làm việc nấy, cha mẹ hãy rèn cho con thói quen này!
Không nên tạo áp lực học tập, dành nhiều thời gian chơi cùng con
Sự cạnh tranh giữa các học sinh cũng rất gay gắt và căng thẳng. Vì vậy, các em cần được thư giãn sau giờ học. Việc giải toả tâm lý tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích trong học tập. Có áp lực thì sẽ có động lực, nhưng cũng cần có sự chọn lọc phù hợp. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi quan niệm của chính bản thân.
Thứ nhất, cha mẹ không nên đặt nặng áp lực lên con cái. Để con có thể học tập tốt không phải là sự nghiêm khắc của cha mẹ mà phần nhiều đến từ sự tự giác của con. Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp phù hợp để kích thích sự khám phá, tìm tòi của con trong việc học.
Thứ hai, cha mẹ nên tận dụng thời gian rảnh rỗi đưa con đi chơi giúp đầu óc thư giãn. Đồng thời, đừng quên dặn dò con không cần quá áp lực việc tiếp nạp kiến thức, cứ để việc học thuận theo tự nhiên. Phương pháp này có thể không mang lại kết quả như mong muốn ngay lập tức nhưng sẽ có hiệu quả về lâu dài.
Cha mẹ nào cũng muốn con mình "hoá rồng hoá phượng" nhưng xin hãy quan tâm đến những xúc cảm của con. Đừng đặt nặng áp lực học tập lên con, muốn con trở thành "ông nọ bà kia" để rồi một ngày, đẩy con xa khỏi vòng tay mình mãi mãi.
Cậu bé cấp 1 đi học muộn nửa tiếng, cô giáo đang mắng thì nghe âm thanh lạ từ cặp sách: Mở ra xem liền tuyên dương trước lớp Câu chuyện sau khi được chia sẻ trên mạng đã nhận nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Không một giáo viên nào muốn học sinh của mình đi học muộn. Vì hành động này vừa ảnh hưởng đến việc học chung của cả lớp, vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng với giáo viên. Không chỉ vậy, việc đi học...