Không dùng tiền ngân sách để thanh toán 12 dự án thua lỗ
Báo cáo gửi đến Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu hướng dẫn triển khai các nội dung xử lý đối với 12 dự án thua lỗ, theo hướng không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.
Một số dự án vẫn còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ảnh: TL.
Hướng dẫn doanh nghiệp giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản
Báo cáo nhấn mạnh, việc xử lý đối với 12 dự án thua lỗ phải phù hợp tình hình thực tế, cố gắng cao nhất để có thể xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho nhà nước.
Về hướng dẫn giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản (một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp), Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính hướng dẫn giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản cố định đối với các doanh nghiệp thuộc Vinachem (Tập đoàn Hóa chất). Doanh nghiệp đã thực hiện từ năm 2017 đến nay.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về việc kéo dài khung trích khấu hao các dự án, doanh nghiệp thuộc Vinachem (sau khi doanh nghiệp đã kéo dài thời gian trích khấu hao theo hiện hành).
Video đang HOT
Đối với các đơn vị thành viên của PVN (Tập đoàn Dầu khí), Bộ Tài chính đã đề nghị PVN phân tích làm rõ những vướng mắc, khó khăn để đề xuất các giải pháp tháo gỡ; trong đó có đề xuất, giải pháp liên quan đến thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính.
Đồng thời, trên cơ sở báo cáo của Bô Tai chinh, Thu tương Chinh phu đã giao Uy ban Quan ly vôn nha nươc tai doanh nghiêp chỉ đạo PVN yêu cầu đơn vị thành viên khân trương thưc hiên quyêt toan tông mưc đâu tư, câp nhât đanh gia lai hiêu qua dư an sau khi điêu chinh lai thơi gian khâu hao va chu đông lam viêc vơi bên cho vay đê đat đươc thoa thuân cac bên cho vay đông y tai câu truc khoan vay (gia han, khoanh nơ…) lam cơ sơ đê câp co thâm quyên xem xet kiên nghi cua PVN vê gian, khoanh khâu hao tai san cô đinh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã hướng dẫn xử lý vướng mắc giữa PVN và Vinashin (SBIC) trong bàn giao nguyên trạng con tàu 104.000 tấn từ Vinashin sang PVN (nằm trong danh mục 12 dự án yếu kém, thua lỗ ngành Công thương). Đến nay Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp chỉ đạo PVN và SBIC thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6 dự án còn dư nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Về xử lý nợ, lãi suất vay vốn của các dự án, doanh nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT). Thông tin cho biết, NHPT đã thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư 7 dự án/khoản vay của 6 chủ đầu tư. Đến ngày 31/12/2019, có 6 dự án còn dư nợ tại NHPT bao gồm: Dự án sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; 2 dự án/khoản vay của Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Trong đó, tổng số vốn đã giải ngân là 14.665 tỷ đồng và 2.598.778 USD; tổng số nợ gốc đã thu là 4.892 tỷ đồng và 1.504.696 USD; tổng nợ lãi đã thu là 4.833 tỷ đồng và 1.826.045 USD; tổng dư nợ gốc là 9.773 tỷ đồng và 1.094.082 USD; tổng dư nợ lãi là 4.457 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2015 – 2017, trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và khó khăn thực tế của các dự án, trong phạm vi thẩm quyền, NHPT đã áp dụng giải pháp tín dụng cho các dự án (điều chỉnh mức trả nợ trong các kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng).
Tuy nhiên, với tình hình thực tế của các dự án, việc áp dụng giải pháp tín dụng không giải quyết được những khó khăn mà cần thiết phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ và triệt để hơn (gia hạn nợ vay, giảm lãi suất, khoanh nợ…), cùng một số cơ chế chính sách khác (thuế GTGT, khấu hao…) thì dự án mới có thể hoạt động bình thường và có nguồn trả nợ.
Qua báo cáo của NHPT, Bộ Tài chính thấy rằng, trường hợp cơ chế xử lý, phương án sản xuất kinh doanh và tài chính cho các dự án chưa được cấp có thẩm quyền đánh giá và phê duyệt, thì việc áp dụng các giải pháp xử lý rủi ro và giảm lãi suất cho các dự án không đảm bảo tính khả thi.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thực hiện xử lý rủi ro, tháo gỡ khó khăn cho các dự án và NHPT.
Trong tháng 4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT và đã có chỉ đạo giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về tình hình triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án cơ cấu lại NHPT và việc ban hành Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại NHPT, để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước khi báo cáo Bộ Chính trị./.
Vì đâu cổ phiếu CSV liên tục bật trần dù lợi nhuận quý 3 đi lùi?
Trong phiên sáng 22/10, cổ phiếu CSV của CTCP Hoá chất Cơ bản miền Nam vẫn tiếp tục bật trần vượt mốc 31.000 đồng/cp, ghi nhận tăng hơn 45% chỉ trong vòng 1 quý.
Khối lượng giao dịch cũng tăng cao lên hơn từ 600.000-800.000 đơn vị, trong khi các phiên trước đó chỉ 100.000-200.000 đơn vị.
Trái với đà tăng đột biến này là sự đi xuống của kết quả kinh doanh trong quý 3 vừa được CSV công bố.
Cụ thể, trong quý 3, CSV ghi nhận 263 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 21% so cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính 9 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, các chi phí không có quá nhiều biến động. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của CSV vẫn đạt 50 tỷ đồng, giảm 15%.
Luỹ kế 9 tháng, CSV đạt 772 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 214,5 tỷ đồng, đạt gần 84% kế hoạch cả năm (257 tỷ đồng). Còn lãi sau thuế là 145 tỷ đồng, giảm 15% so cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh bi quan là vậy song vì sao cổ phiếu CSV lại tăng vọt đột biến trong vài ngày gần đây?
Điều này có lẽ xuất phát từ thông tin được nhiều nhà đầu tư chia sẻ gần đây là việc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) bán bớt vốn để giảm sở hữu từ 65% xuống 51%.
Đặc biệt, theo văn bản này, giá khởi điểm lên đến 136.300 đồng/cp theo chứng thư thẩm định giá ngày 29/6/2020 do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC lập.
Tuy nhiên, đến nay chưa có bất cứ thông báo chính thức nào từ các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề thoái vốn này. Nhất là tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6/2020 khi được nhà đầu tư chất vấn khi nào Vinachem sẽ thoái vốn nhưng lãnh đạo vẫn không biết kế hoạch.
CSV tăng kịch trần trước thông tin giá thoái vốn 136.300 đồng/cp Lực đẩy chính đến từ nội dung được lan truyền về phương án thoái vốn của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tại CSV với giá khởi điểm 136.300 đồng/cp. Cổ phiếu CSV của CTCP Hoá chất cơ bản miền Nam tăng kịch trần lên 29.100 đồng/cp phiên 21/10, với tổng khối lượng giao dịch hơn 800.000 đơn vị, tăng vọt so...