Không dùng nước rửa tay khô tại nhà
Nhu cầu sử dụng nước rửa tay ngày càng lớn, nhưng người dùng thì cứ dùng theo phong trào, chứ vẫn không dám chắc nước rửa tay đã sạch.
Hiệu quả vì chứa cồn
Chúng ta đều biết rằng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sẽ giúp phòng cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus lây lan. Hiện nay, nhiều người trong chúng ta ưa dùng nước rửa tay và tin rằng loại dung dịch kháng khuẩn này có thể tiêu diệt được virus.
Nhưng theo các nghiên cứu của trường Y Queen Mary (Anh), nước rửa tay có hai loại: một loại chỉ có tác dụng rửa trôi các chất bẩn hữu cơ bám trên tay, hiệu quả hơn là loại có tác dụng diệt khuẩn. “Nước rửa tay chứa chất kháng khuẩn tốt nhất cần phải chứa ít nhất 30% chất cồn”, GS John Oxford, chuyên gia vi trùng học và là chuyên gia về cúm cho biết.
Phải rửa sạch cả lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay và từng ngón tay.
GS Ron Eccles, Trung tâm Phòng cúm, Đại học Cardiff (Hoa Kỳ) cũng khẳng định, các loại gel rửa tay chỉ có hiệu quả khi chúng chứa cồn. Cồn sẽ phá hủy lớp vỏ bọc bảo vệ virus, làm cho chúng bị tê liệt và do đó ngăn ngừa bệnh phát triển. “Rửa sạch tay với gel kháng khuẩn sẽ giúp “bẻ gãy” sự lan truyền virus”, GS Eccles khẳng định.
Video đang HOT
Nhờn do kem dưỡng hay do hóa chất
Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), nước rửa tay được bào chế theo phương pháp có chất tạo bọt, chất làm sạch và chất dưỡng da. Nhiều người sử dụng nước rửa tay xong vẫn cảm thấy nhờn không biết là chất gì, đã sạch hay chưa.
Thực chất hiện tượng nhờn tay này lại là tốt vì đây là do chất dưỡng da được cho vào nước rửa tay nhằm mục đích giữ độ ẩm cho da, giúp da tay mềm mại, không bị khô nếu rửa nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, TS Côn nhấn mạnh, khác với chất nhờn do có thành phần kem dưỡng da, chất nhờn có trong nước rửa tay kém chất lượng lại hoàn toàn khác. Nếu sau khi rửa lại với nước sạch mà tay vẫn nhờn và có bọt thì đó chính là do chất tạo bọt như trong xà phòng, bột giặt…
Các phần tử chất này có cấu tạo gồm hai đầu: một hút nước và một ngấm vào chất hữu cơ. Khi rửa, chất này hút nước và chảy đi, kéo theo phần chất bẩn hữu cơ bám trên tay – đây chính là quá trình rửa trôi các chất bẩn trên da. Với loại nước rửa tay này cần rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
Rửa tay thế nào cho đúng?
Theo TS Côn, loại nước rửa tay khô được chế tạo theo phương pháp, trong dung dịch kháng khuẩn có pha thêm chất ethanol là chất bay hơi. Chất dầu mỡ, hữu cơ ở tay sau khi sử dụng dung dịch này sẽ bị hòa tan và bay hơi hoặc chỉ cần dùng khăn lau qua là có thể sạch.
Tuy nhiên, dung dịch sát khuẩn dùng để rửa tay này chỉ nên dùng ở bệnh viện, đi trên tàu xe là những nơi hạn chế nước rửa mà thôi, không nên áp dụng tại các hộ gia đình. Các nhà khoa học cũng cảnh báo việc sử dụng loại gel không cần nước này có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập vi khuẩn và virus vì cồn sẽ làm cho da bị khô và nứt nẻ, điều đó lại giúp virus chui vào cơ thể thuận lợi hơn. Hãy dùng kem dưỡng sau khi rửa tay bằng gel để phòng ngừa nguy cơ này.
Các chuyên gia khuyên trong điều kiện có thể chỉ cần rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là tốt rồi. Quan trọng nhất vẫn là cách rửa tay thế nào cho đúng: phải rửa sạch cả lòng bàn tay, mu bàn tay, cổ tay và từng ngón tay. Điều quan trọng là rửa tay ít nhất 6 lần/ngày. Rửa tay cho trẻ em thường xuyên hơn khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng…
Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm rửa tay nhanh không dùng nước được làm từ tinh dầu thảo mộc thiên nhiên sẽ bảo vệ da tay và an toàn, vì khi rửa tay xong có thể ăn uống bình thường do tinh dầu chiết xuất từ thảo mộc hoàn toàn không độc hại. Các chuyên gia khuyến cáo nên chọn các sản phẩm đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm cho phép lưu hành, tức là có kiểm định về độ an toàn.
Theo Bee
Phòng nhiễm siêu khuẩn kháng thuốc như thế nào?
Một loại siêu vi mới đang có vẻ lan ra khắp thế giới. Vậy làm thế nào để hạn chế sự lan truyền này và giữa cho gia đình chúng ta an toàn?
Hạn chế đi du lịch
Việc hạn chế đi du lịch không chỉ bảo vệ chính bạn mà còn giúp giảm thiểu sự lây lan ở trong cộng đồng, nơi bạn quay trở về và gắn bó phần lớn cuộc đời mình ở đó.
Rửa tay
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ở các nơi công cộng. Vi khuẩn cũng thường tụ tập ở các tủ hàng, nắm đấm cửa và bất kỳ thứ gì mà bàn tay có thể chạm tới.
Đừng bao giờ đưa tay lên miệng, đừng ăn cho tới khi bạn có thể rửa tay sạch
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người ốm
Hạn chế tới bệnh viện, tiếp xúc với người ốm.
Nếu buộc phải tới thăm, hãy rửa tay ngay sau khi rời bệnh viện.
Theo Nhân Hà
Dân trí/AC
Mấy phút để đánh răng, rửa mặt? Những công việc đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay hàng ngày ta vẫn làm nhưng liệu cách mà bạn sử dụng đã thật sự đúng đắn? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của các nhà khoa học. Đánh răng: 3 phút Nên đánh răng trong khoảng 3 phút để răng được bổ sung đủ lượng flour và canxi giúp răng...