Không đưa tiền mới 10 nghìn đồng trở xuống vào lưu thông dịp Tết
Nhằm hạn chế những tiêu cực nêu trên và tiết giảm chi phí cho ngân sách Nhà nước, trong dịp Tết Nguyên đán 2019, NHNN tiếp tục chủ trương không đưa các loại tiền mới in 5.000đ trở xuống ra lưu thông như các năm trước đây, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện không đưa ra loại tiền 10.000đ mới in, điều này cũng giúp tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng.
HÌnh ảnh minh họa
Ông Phạm Bảo Lâm – Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ (NHNN) cho biết, sau 5 năm NHNN thực hiện chủ trương không đưa tiền nhỏ lẻ mới in từ 5.000đ trở xuống ra lưu thông vào dịp Tết Nguyên đán (từ năm 2013) đã mang lại nhiều kết quả tích cực: Nhận thức của một bộ phận dân cư đã thay đổi, văn hóa sử dụng tiền lẻ trong các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng được nâng cao; lao động xã hội và lao động ngành ngân hàng trong các khâu đổi tiền ( vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm,…) đã giảm bớt, qua đó giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng; giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng tiền Việt Nam được giữ gìn.
Để đạt được những kết quả nêu trên có sự đóng góp không nhỏ các đơn vị liên quan và cơ quan truyền thông, các báo, đài đã tích cực phối hợp trong công tác thông tin tuyên truyền góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ hợp lý, tiết kiệm, đúng chức năng thanh toán. Đồng thời giữ gìn giá trị văn hóa ý nghĩa kinh tế, chính trị của đồng tiền Việt Nam.
Mặc dù vậy, thông thường vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu đổi tiền mới in mệnh giá nhỏ của người dân vẫn rất lớn cho những nhu cầu không xuất phát từ nhu cầu thanh toán như mừng tuổi, lễ hội, đền chùa…, đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội liên quan đến tích lũy, đổi tiền hưởng chênh lệch phí rất cao mà thời gian qua báo chí đã phản ánh.
Lãnh đạo Cục phát hành kho quỹ cũng cho biết thêm trong năm vừa qua, dự trữ tiền mặt cả nước đã tăng thêm 25%. Đặc biệt với tiền mệnh giá nhỏ dưới 10.000 đồng, NHNN cũng đã phát hành thêm hơn 12% so với năm 2017 trước đó. Trong kế hoạch điều hòa tiền mặt dịp Tết Nguyên đán sắp tới, dự kiến lượng tiền mặt cũng tăng thêm 25%. Bao gồm cả tiền mới và tiền mệnh giá nhỏ đã qua lưu thông để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngân hàng.
Video đang HOT
Tuy vậy, lãnh đạo Cục phát hành kho quỹ cho rằng, để hạn chế những tiêu cực và tiết giảm chi phí cho ngân sách Nhà nước, trong dịp Tết Nguyên đán 2019, NHNN tiếp tục chủ trương không đưa các loại tiền mới in 5.000đ trở xuống ra lưu thông như các năm trước đây, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện không đưa ra loại tiền 10.000đ mới in.
Tuy nhiên, các loại tiền có mệnh giá từ 10.000đ trở xuống đã qua sử dụng đủ tiêu chuẩn lưu thông vẫn tiếp tục được cung ứng bình thường, đầy đủ cho nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.
“Với chủ trương này trong năm 2019, dự kiến sẽ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước khoảng 390 tỷ đồng, nâng tổng số tiền tiết kiệm được do không phát hành tiền nhỏ lẻ mới in trong dịp Tết từ năm 2013 đến nay lên gần 2.590 tỷ đồng”, ông Phạm Bảo Lâm nói.
NHNN đảm bảo cung ứng các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, không phân biệt tiền mới hay đã qua sử dụng (kể cả trong dịp Tết Nguyên đán) để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Về nguyên tắc, đồng tiền phải được quay vòng sử dụng nhiều lần đến khi không đủ tiêu chuẩn lưu thông thì NHNN mới thu hồi về để tiêu hủy và đưa tiền mới ra thay thế.
NHNN cũng cũng đã yêu cầu tới các ngân hàng thương mại đảm bảo NHTM về chất lượng dịch vụ, an toàn trong hoạt động thanh toán, và hệ thống ATM. NHNN đặc biệt yêu cầu các ngân hàng chủ động tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời, có các biện pháp giảm tải cho ATM
Đại diện NHNN bày tỏ mong muốn nhận được sự đồng thuận đối với các chủ trương liên quan đến phát hành tiền nhằm sử dụng đồng tiền Việt Nam một cách hợp lý, đúng chức năng. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền góp phần hạn chế những tiêu cực liên quan đến sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và tiết kiệm chi phí ngân sách nhà nước và chi phí xã hội.
Ngoài ra, NHNN đang rà soát và nghiên cứu sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các hành vi kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch.
Đại diện NHNN cũng khẳng định, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ vừa qua, NHNN tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố kiểm tra xử lý kiên quyết những vi phạm liên quan đến đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch ngoài thị trường theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc sai phạm, lợi dụng tiếp tay đổi tiền hưởng lợi bất chính của cán bộ trong ngành ngân hàng.
Phương Thảo
Theo congluan.vn
Dịch vụ đổi tiền lẻ tinh vi ngày sát Tết, phí lên tới 400%
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán 2019 nhưng ngay từ bây giờ các dịch vụ đổi tiền lẻ, mới đã hoạt động nhộn nhịp, có nơi "hét" phí tới 400%.
Tiền lẻ giá cao ngất ngưởng vào mùa
Trong khi các ngân hàng chưa công bố dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới, ngoài chợ đen, các trang đổi tiền trên mạng được tung ra với những mức phí trên trời. Dịch vụ đổi tiền lẻ phục vụ tết năm nay được giới "buôn tiền" tinh vi hơn khi chỉ cần ngồi nhà, gọi điện và chấp nhận chi phí sẽ có người mang tiền đến tận cửa.
Tại Chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội), các thùng tiền lẻ vẫn được trưng bày trước các cửa hàng bán đồ cũng lễ như ngày thường. Tuy nhiên, mức giá các tiền lẻ đã được đẩy lên cao. Cụ thể, đổi mệnh giá 2.000 đồng thì phí là 12%, tờ mệnh giá 5.000 đồng, phí 10%. Các mệnh giá giá hơn thì phí sẽ rẻ dần. Trong khi đó, các mệnh giá nhỏ như 500 đồng đến 1.000 đồng mức phí thì khá cao, lên trên 100 - 200%.
Tuy nhiên, lướt qua một lượt các trang đổi tiền trên mạng mạng xã hội và các mạng xã hội quen thuộc như Facebook, Zalo mức phí này thì thấy dao động 10 - 50% tuỳ mệnh giá. Trong đó, riêng mệnh giá 500 đồng được cho là khan hiếm, nên nhiều nơi đề nghị người mua phải trả mức phí lên tới 400% (tức đổi 100 tờ 500 đồng mất phí 200.000 đồng).
Liên hệ với số điện thoại 093.609... được cung cấp trên mạng để đổi tiền lẻ 1.000 số lượng lớn, gặp người đàn ông xưng tên Thắng, cho hay: Loại tiền lẻ nào cũng có, mua nhiều sẽ được bán sỉ về tận nhà.
Theo anh Thắng, tiền có mệnh giá càng thấp thì phí đổi càng cao đến 40%. Các loại tiền "xưa nay hiếm" và đã khá ít người còn sử dụng để mua bán (dù vẫn còn giá trị) như 100 đồng, 200 đồng hay 500 đồng có phí đổi từ 35 - 40%/tổng giá trị. Theo người này, đây là số tiền khó đổi, chủ yếu để đi lễ chùa. Còn trung bình các loại tiền như 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng có phí đổi từ 15% - 25%/cọc khoảng 100 đến 1.000 tờ. "Nếu chị có nhu cầu chuyển khoản cho tôi một nửa số tiền cần đổi sau đó chúng tôi sẽ ship đến tận nhà và thanh toán nốt số tiền còn lại", anh Thắng nói.
Ngoài tiền lẻ Viêt, theo anh Thắng, bên anh nhận đổi cả tiền nước ngoài như 2 USD con lợn giá 400.000 đồng, tiền xu con lợn ÚC: 250.000 đồng; tiền con lợn MaCao...
Sự khan hiếm của những tờ tiền lẻ mới trên chợ đổi tiền khá dễ hiểu khi nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước chủ trương không phát hành nhiều tiền mới in mệnh giá nhỏ ra lưu thông dịp Tết Nguyên Đán nhằm tránh lãng phí và các tiêu cực phát sinh. Tuy nhiên, NHNN vẫn cho in một lượng tiền mới, mệnh giá trên 10.000 đồng, dựa theo nhu cầu chính đáng của người dân trong dịp lễ.
Theo tính toán, việc không phát hành tiền mới in dịp Tết Nguyên Đán năm 2018 có thể giúp tiết kiệm khoảng 280 tỷ đồng, nâng tổng mức chi phí tiết giảm được kể từ khi thực hiện chủ trương này lên đến khoảng gần 2.200 tỷ đồng.
NGỌC MAI
Theo TPO
Tình nguyện đông lạnh cơ thể, cắt làm 27.000 lát mỏng phục vụ khoa học Một người phụ nữ ở Denver, Mỹ, là người đầu tiên tình nguyện hiến xác theo dạng "kỹ thuật số" để phục vụ khoa học. Thi thể bà Sue được đông lạnh trước khi cắt thành 27.000 lát mỏng. Theo Daily Mail, Sue Potter, người mẹ hai con chết năm 2015 ở tuổi 87, được đông lạnh cơ thể, cắt nhỏ thành 27.000...