Không điều hòa, đây là những mẹo đơn giản không ngờ giúp phòng bớt nóng hầm hập ngày hè
Chỉ cần áp dụng những mẹo sau, nhà bạn cũng mát mẻ chẳng kém gì khi bật điều hòa.
Chi phí lắp đặt đắt đỏ cộng với hóa đơn tiền điện tăng vọt khiến một số người không có đủ điều kiện lắp điều hòa nhiệt độ. Nhưng ngưỡng nhiệt ngày hè xấp xỉ 40 độ như hiện nay thì phải sống sao nếu nhà bạn không có điều hòa? Hãy áp dụng ngay những mẹo dưới đây ngay nhé.
Mở cửa sổ vào ban đêm
Khi nhiệt độ giảm xuống vào ban đêm, hãy mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào và kéo rèm ra. Bầu không khí mát mẻ dễ chịu sẽ tràn khắp ngôi nhà thay cho sự nóng bức ngột ngạt vào ban ngày.
Đừng quên lặp lại chu trình “sáng đóng, đêm mở” để nhiệt độ nhà bạn luôn được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể khi mùa hè đến.
Đóng cửa vào ban ngày
Bạn có biết 30% lượng nhiệt đi vào nhà qua cửa sổ nhất là vào mùa hè khi nền nhiệt độ tăng cao. Vì thế, nhớ đóng tất cả các rèm cửa bao gồm cửa sổ và cửa ra vào để ánh nắng không thể chiếu qua, ngăn chặn hơi nóng tích tụ trong nhà. Bạn cũng có thể sử dụng mành, rèm che cửa sổ để giảm nhiệt nhanh hơn.
Lắp đặt quạt thông gió
Cách này giúp tạo nhiều hơn sự trao đổi không khí, được khá nhiều người áp dụng. Về cơ bản, lượng điện năng mà quạt thông gió tiêu thụ rất thấp nên bạn đừng ngần ngại bật quạt thông gió nhằm đan xen giữa yếu tố thiên nhiên vào căn qua việc tận dụng gió trời.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, thì cửa thông gió cũng nơi đưa cả khí nóng vào bên trong ngôi nhà của bạn.
Để quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ
Ít người biết rằng chiều quay của quạt trần có thể điều chỉnh theo mùa. Đặt chế độ cho quạt quay ngược chiều kim đồng hồ vào mùa hè sẽ giúp quạt quay mạnh hơn, luồng gió tạo ra mát hơn.
Video đang HOT
Có thể nói màu sắctác động rất nhiều đến cảm giác. Nếu mùa hè nóng bức mà chúng ta nhìn thấy những màu sắc đỏ, cam, vàng chói,…sẽ thấy vô cùng khó chịu và thấy nóng bức hơn. Ngược lại, những màu lạnh và sáng như xanh lá, xanh nước biển, trắng, màu sữa… mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu và thoáng đãng hơn nhiều. Ngoài ra, bạn nên cất những bức tranh có màu sắc rực rỡ và sử dụng những bình hoa tươi cho căn phòng thêm phần tươi mới, mát mẻ hơn. Nếu chọn màu nóng do sở thích hay phong thủy, nên chọn gam nhạt và trung tính, giảm thiểu tối đa cảm giác tỏa nhiệt và tăng phản xạ ánh sáng để chống nóng.
Lau nhà bằng nước mát
Vào mùa nắng nóng, đây là cách đơn giản nhất để ngôi nhà của bạn thoáng mát, vừa sạch sẽ, vừa không phải tốn bất kì một khoản chi phí nào. Bạn có thể lau nhà từ 2 đến 3 lần một ngày để nước hấp thụ nhiệt trên sàn nhà, nếu bạn muốn giảm nhiệt nhanh hơn nữa có thể cho thêm đá vào xô nước lau nhà.
Đừng bật điều hòa cả ngày, trước tiên hãy thử áp dụng những cách chống nóng này xem: Đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả thấy rõ
Hóa ra không phải cứ nóng là bật điều hòa, vì vẫn còn nhiều cách cực kì đơn giản, tốn ít tiền mà vẫn giúp ngôi nhà mát mẻ hơn rất nhiều.
1. Lắp đặt dàn phun sương
Nhiều hàng quán ở Việt Nam đã áp dụng cách này từ lâu rồi, và nếu chị em thích thì cũng có thể lắp trước hiên nhà, trên sân thượng nơi có nhiều nắng để giảm bớt nhiệt độ sau những buổi chiều.
Dàn phun sương giá dễ chịu mà có tác dụng giảm nhiệt, bụi bẩn cực tốt.
Giá của một bộ dàn phun sương dài 25 mét (có sẵn khoảng 20 đầu phun và máy bơm) chỉ khoảng 1 triệu đồng, chị em có thể mua về tự lắp hoặc nhờ chồng lắp hộ. Hầu hết các dàn phun sương đều tạo ra những hạt nước nhỏ li ti, nếu dùng ở nơi đủ thoáng đãng thì sẽ không ảnh hưởng đến tường hay đồ dùng xung quanh. Tất nhiên, chị em cũng nên để ý đừng bật cả ngày, vừa tốn điện, tốn nước mà có khi còn phản tác dụng nữa.
2. Dán phim cách nhiệt cho cửa kính
Nhà có nhiều cửa kính thì thích thật đấy, vì lúc nào cũng sáng sủa. Thế nhưng đến mùa hè mà không xử lý thì chắc chắn sẽ tốn thêm điện để bật điều hòa bù vào.
Kết hợp cả phim cách nhiệt và rèm chống nắng là "combo" hiệu quả vượt trội để giảm nhiệt trong phòng.
Vì thế, chị em có thể đầu tư vào những miếng dán kính cách nhiệt, hoạt động như kính râm, tức là giảm bớt lượng nắng chiếu vào nhà và nhiệt độ sẽ được hạn chế. Giá các loại phim cách nhiệt cho kính này vào khoảng 150.000/m2 mà thôi.
3. Dùng bóng đèn LED hoặc compact
Chị em có biết, bóng đèn sợi đốt hoặc đèn tuýp huỳnh quang thường tỏa ra một lượng nhiệt đáng kể? Dù không để ý, nhưng nếu bật nhiều đèn loại này, kể cả đèn trang trí thôi, cũng làm nhiệt độ trong phòng tăng lên vài độ.
Chị em có thể mua các loại đèn LED đổi màu để trang trí nhà cửa luôn.
Vì thế, hãy thay thế các loại đèn trong nhà với bóng compact hoặc LED, giá chỉ cần vài chục đến hơn 100.000 đồng thôi cũng được, vừa tiết kiệm điện mà vừa đỡ tăng nhiệt, không phải giảm điều hòa để bù lại nữa.
4. Lắp cầu/quạt thông gió
Với những ngôi nhà có giếng trời thì việc lắp thêm cầu thông gió ở trên cao đem lại hiệu quả rất cao. Sản phẩm sẽ nhanh chóng hút khí nóng trong nhà ra ngoài, vừa giảm nhiệt độ mà còn giúp không khí được luân chuyển, tránh tình trạng nồm, bí. Giá của một chiếc cầu thông gió vào khoảng 1 - 2 triệu đồng, chưa tính chi phí lắp đặt liên quan.
Nhà nhiều tầng, có giếng trời, sân thượng thì lựa chọn làm cầu thông gió là hợp lý hơn cả.
Nếu vẫn đang ở phòng trọ nhỏ, chị em có thể thay thế bằng quạt thông gió cỡ vừa, dù hiệu quả thì không thể bằng cầu thông gió được. Ngoài ra, nên nhớ mở cửa/cửa sổ ở phía đối diện để không khí dễ dàng luân chuyển nhé.
5. Sử dụng rèm chống nắng
Một bộ rèm cửa chống nắng hiệu quả cao cũng chỉ có giá khoảng gần 1 triệu đồng cho khổ 3 mét mà thôi.
Thường thì cửa sổ nhà ai cũng có sẵn rèm rồi, nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng cách nhiệt đúng chuẩn. Chị em nên lựa chọn các loại dày một chút, có mặt ngoài (hướng ra cửa) màu sáng để phản lại ánh nắng, còn mặt trong tối hơn. Hoặc tốt nhất, chị em nên làm rèm kéo, một lớp dày, một lớp mỏng để sử dụng luân phiên tùy mùa.
6. Tắt bớt thiết bị điện
Hầu hết các thiết bị điện hiện nay, khi sử dụng đều tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ. Nếu dùng ít thì không đáng kể, nhưng nếu mở cùng lúc nhiều món thì chắc chắn nhiệt độ trong phòng sẽ bị ảnh hưởng.
Món gì không dùng tới, cứ tắt đi hoặc rút dây cắm, vừa đỡ tốn điện vừa hỗ trợ giảm nhiệt trong phòng.
Vì thế, tốt nhất cứ rút dây cắm của bất kì món đồ điện tử nào không dùng tới ra, hoặc tắt chúng khi đã dùng xong, vừa tiết kiệm điện vừa giảm nhiệt độ phòng.
7. Lưới chống nắng
Không phải cứ trồng cây mới cần lưới chống nắng. Món này còn cực kì hiệu quả để giảm nhiệt độ cho nhà tầng. Chỉ cần một lớp phủ trên sân thượng hoặc nơi có nắng chiếu vào nhiều là đã tăng hiệu quả giảm nhiệt lên đáng kể rồi.
Dù không đẹp mắt nhưng lưới chống nắng lại có hiệu quả giảm nhiệt cực tốt.
Giá của các loại lưới chống nắng cũng rẻ thôi, khoảng 10.000 - 20.000 đồng/m2 tùy loại (che nắng 50% hoặc 70%). Tuy nhiên, nhược điểm của lưới này là rất xấu, và độ bền cũng không cao lắm.
8. Đóng/mở cửa/cửa sổ đúng cách
Cửa/cứa số nên được mở hết ra khi trời đã tắt nắng để không khí lưu thông tốt hơn.
Đóng kín cửa và cửa sổ khi trời nắng to để giảm nhiệt thì ai cũng biết rồi, nhưng mở hết ra khi nắng xuống để giảm nhiệt độ phòng thì không. Ngoài ra, nếu nhà có cửa ở 2 phía đối diện nhau thì chị em càng nên tận dụng, mở cả 2 cùng lúc để không khí lưu thông, đẩy hơi nóng ra ngoài và đón khí mát mẻ của buổi chiều muộn vào. Nếu kết hợp với cầu thông khí lắp trên giếng trời nữa thì hiệu quả càng tăng cao.
9. Trồng dàn cây che nắng
Một dàn cây trước hiên nhà vừa đẹp mà vừa cản nắng hiệu quả.
Cách này rất hợp với những ngôi nhà tầng có sân thượng. Chị em nên xây thêm một chậu cây lớn một chút, trồng các loại cây mọc dàn như hoa giấy để rủ xuống trước nhà, vừa đẹp mà có tác dụng che nắng rất tốt.
7 cách làm mát căn nhà không cần điều hoà Nếu không có điều hoà, gia đình bạn vẫn có thể vượt qua những đợt nắng nóng nếu áp dụng những cách này. Đóng rèm cửa ban ngày Ban ngày, hãy đóng tất cả các rèm cửa bao gồm cửa sổ và cửa ra vào để ánh nắng không thể chiếu qua, ngăn chặn hơi nóng tích tụ trong nhà. Lưu ý chỉnh...