Không điều chỉnh mục tiêu về phát triển bền vững

Theo dõi VGT trên

Chiều 4/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đã chủ trì phiên họp nghe Báo cáo quốc gia năm 2020 về tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và đánh giá khả năng hoàn thành của Việt Nam đến năm 2030.

Không điều chỉnh mục tiêu về phát triển bền vững - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các thành viên Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong cuộc họp chiều 4/1. Ảnh: VGP/Đình Nam

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết Chương trình Nghị sự về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 đã được tất cả các nước thành viên tham gia. Trọng tâm của Chương trình là 17 nhóm mục tiêu và 169 mục tiêu cụ thể. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Điểm sáng về phát triển bền vững

Ngay từ khi tham gia Chương trình nghị sự 2030 (năm 2015), qua phân tích, chúng ta đã thấy cơ bản tất cả các nhóm mục tiêu, tiêu chí phát triển bền vững rất phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước. Vì thế Việt Nam đã tham gia rất tích cực. Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Hội đồng, với các tổ chức Liên Hợp Quốc rất thường xuyên và chặt chẽ

Điều đó được thể hiện phần nào qua sự thay đổi về thứ hạng của Việt Nam kể từ khi Liên Hợp Quốc khảo sát, đánh giá và xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững của các quốc gia, các nền kinh tế. Năm 2016, chúng ta đứng thứ 88. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 68. Năm 2018 là đứng thứ 57. Năm 2019 đứng thứ 54. Và với những nỗ lực, cố gắng vượt bậc đến năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 về phát triển bền vững trên thế giới trong khi thu nhập bình quân đầu người còn ở hạng ngoài 100.
Điều đó thể hiện sự ưu việt của chế độ và con đường phát triển của Việt Nam là đúng, tương đồng với 17 nhóm mục tiêu và 169 mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc thể hiện khát vọng chung của nhân loại như: Xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển kinh tế, chăm lo cho tất cả mọi người đặc biệt là những người yếu thế, bảo vệ thiên nhiên, môi trường…

“Việt Nam được Liên Hợp Quốc, các cơ quan của Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những quốc gia được kỳ vọng nhiều nhất, 1 trong 10 nước chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững cho các nước trên thế giới. Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một tấm gương sáng về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung chia sẻ.

Không điều chỉnh mục tiêu

Phân tích sâu hơn về các nguyên nhân Việt Nam đạt được thứ hạng cao về phát triển bền vững, các thành viên Hội đồng cho rằng trước hết là do sự lãnh đạo, chỉ đạo từ các cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước, thể hiện trong văn bản, nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Kế hoạch, chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Về một số nhóm chỉ tiêu nổi bật, các đại biểu đánh giá tiếp nối những thành công xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ trước đây của Liên Hợp Quốc, đến nay Việt Nam cơ bản giải quyết tình trạng đói, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020. Đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng cùng với nỗ lực của Chính phủ để giúp đỡ các đối tượng khó khăn, người yếu thế.

Nhóm chỉ số về giáo dục của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất chắc chắn, luôn được Đảng, Nhà nước và người dân đặc biệt chú ý quan tâm. Giáo dục phổ thông đã tương đương với nhóm các nước phát triển (OECD), trong tốp 40; giáo dục đại học nằm trong tốp 70, còn đào tạo nghề ở vị trí khoảng 90. So với các nước có cùng trình độ phát triển thì chỉ số phát triển nhân lực của Việt Nam, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, đứng thứ 69.

Nhóm chỉ tiêu thứ ba là về ứng phó với biến đổi khí hậu, các ý kiến cho rằng mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai nhưng những năm gần đây Việt Nam đã có những chiến lược ứng phó rất hiệu quả như tăng cường bảo vệ rừng, phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là năng lực ứng phó thảm họa.

Nhóm mục tiêu thứ tư là phát triển hợp tác quốc tế và kiến tạo hòa bình, Việt Nam cũng được đánh giá là một điểm sáng, nhất là trong 2 năm 2019-2020, chúng ta đã ký kết và triển khai hiệu quả 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các hiệp định tiêu chuẩn cao, thị trường rộng lớn là CPTPP và EVFTA. Chúng ta đã đảm nhiệm thành công nhiều cương vị quan trọng tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực, nhất là vai trò nước chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020, AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2…

Video đang HOT

Không điều chỉnh mục tiêu về phát triển bền vững - Hình 2

Các thành viên Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh thống nhất quyết tâm không điều chỉnh và phấn đấu đạt được mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra. Ảnh: VGP/Đình Nam

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia cũng cho rằng việc thực hiện nhiều chỉ tiêu về phát triển bền vững, so với các nước phát triển thì một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là những chỉ tiêu cần nguồn lực ngay lập tức và trực tiếp, hoặc các chỉ tiêu để cộng đồng DN đổi mới nhanh hơn về công nghệ. Vì vậy, Chính ta phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa.

Hội đồng đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần đầu tiên xây dựng Báo cáo quốc gia về phát triển bền vững của Việt Nam, hình thành bộ công cụ thống kê, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu phát triển bền vững của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả cho thấy một số bộ ngành rất quan tâm, có những hành động rất cụ thể, nhưng một số bộ ngành cũng chưa nhận thức, chú ý đúng mức đến sự cần thiết của yêu cầu phát triển bền vững..

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sẽ khó khăn hơn, nhưng Hội đồng thống nhất quyết tâm không điều chỉnh và phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững cho địa phương

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã bàn sâu về việc xây dựng bộ công cụ giám sát thực hiện chỉ tiêu phát triển bền vững phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; thống nhất giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khẩn trương xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá.

Trong thời gian tới, các ý kiến cho rằng cần tăng cường công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức về phát triển bền vững từ các cơ quan Nhà nước, cộng đồng DN, người dân.

Trước hết, Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục rà soát các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để khắc phục, điều chỉnh những yếu tố không phù hợp với định hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh sự đồng thuận của người dân, các đại biểu cho rằng cộng đồng DN giữ vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, về cơ bản hầu hết các DN đều chưa thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của phát triển bền vững. Trong hơn 750.000 DN ở Việt Nam mới chỉ có 100.000 DN được phổ biến, tiếp cận về phát triển bền vững, 2.000 DN là thành viên của cộng đồng DN phát triển bền vững.

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, hầu hết các DNNVV vẫn nghĩ rằng phát triển bền vững là “những gì cao siêu, rất khó làm”. Vì vậy, ông Tô Hoài Nam kiến nghị cùng với tăng cường tập huấn, phát động các phong trào thi đua, tôn vinh thì cần nhất là những tiêu chí thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Mà theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, tiêu chí đầu tiên để phát triển bền vững là DN phải tuân thủ theo đúng pháp luật, vì các chính sách của Việt Nam đã theo hướng phát triển bền vững. Đó là những thứ rất gần với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của DN. “Một DN không tuân thủ luật pháp, không bảo vệ môi trường thì đi ra thế giới không bao giờ người ta chấp nhận”, ông Nguyễn Đình Cung nói.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam cam kết, trong những năm tới đây, sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong từng việc cụ thể nhằm thúc đẩy các DN nhận thức sâu sắc hơn và cùng chung tay thực hiện phát triển bền vững bằng những việc làm rất thiết thực.

Các đại biểu đều khẳng định: Điểm mạnh nhất của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là truyền thống dân tộc, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ngay từ đầu đã rất chú ý đến con người, đến những giá trị tốt đẹp của con người, những giá trị nhân văn để phát triển con người, phát triển văn hóa, xây dựng một xã hội đùm bọc tương trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn.

Phát triển bền vững là việc phải làm

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, muốn đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 thì không chỉ tinh thần mà yêu cầu, đòi hỏi phát triển bền vững phải lan tỏa trong cộng đồng DN, ra toàn xã hội. Đây là việc phải làm.

Phát triển bền vững là việc phải làm - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thách thức lớn nhất là làm sao cho tất cả mọi người nhận thức phát triển bền vững là việc phải làm. Ảnh: VGP/Đình Nam

Sáng 10/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020) với chủ đề "Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội".

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng những năm qua khái niệm phát triển bền vững, phát triển xanh được ngày càng nhiều DN Việt Nam tiếp cận, nhận thức đây là việc phải làm, từng bước lan ra toàn xã hội.

Điều đó được thể hiện phần nào qua sự thay đổi về thứ hạng của Việt Nam kể từ khi Liên Hợp Quốc (LHQ) khảo sát, đánh giá và xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững của các quốc gia, các nền kinh tế. Năm 2016, chúng ta đứng thứ 88, tương tự như rất nhiều chỉ số phát triển của Việt Nam trên các bảng xếp hạng của thế giới, tương ứng với trình độ của một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Nhưng với những nỗ lực, cố gắng vượt bậc đến năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 về phát triển bền vững trên thế giới.

Không phải là chuyện "phú quý sinh lễ nghĩa"

Mặc dù có được những kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao, nhưng theo Phó Thủ tướng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để đạt được các nhóm mục tiêu, chỉ số đề ra trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, cũng như các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững.

Những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển bền vững không chỉ liên quan đến DN, bảo vệ môi trường, giữ rừng, đất, nước... mà còn cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề xã hội, thường chỉ được chú ý sau tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường.

"Muốn đạt các mục tiêu vào năm 2030 thì không chỉ tinh thần mà cả yêu cầu, đòi hỏi phát triển bền vững phải lan tỏa trong cộng đồng DN, ra toàn xã hội. Thách thức lớn nhất là làm sao cho tất cả mọi người nhận thức được đây là việc phải làm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong khi đó, để lan tỏa tinh thần, đòi hỏi phát triển bền vững, trước hết trong cộng đồng DN, không hề dễ dàng, thuận lợi. Trong hơn 750.000 DN ở Việt Nam mới chỉ có 100.000 DN được phổ biến, tiếp cận về phát triển bền vững, 2.000 DN là thành viên của cộng đồng DN phát triển bền vững.

Từ những kinh nghiệm, bài học trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng "điều mọi người dễ đồng ý với nhau là tất cả mọi người Việt Nam đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải chống dịch, trước hết vì bản thân, với những người thân, vì cộng đồng và rộng hơn nữa là cả thế giới". Phát triển bền vững cũng chỉ có thể thành công nếu tất cả mọi người, từng DN đều nhận thức đã phát triển là phải bền vững. Đây không phải là câu chuyện "phú quý sinh lễ nghĩa" mà là việc phải làm.

Do vậy, ngoài tuyên truyền, vận động, khuyến khích, chúng ta phải xây dựng khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đi kèm. Những cá nhân, DN đi ngược lại mục tiêu phát triển bền vững phải bị xử lý. Những DN nào phát triển, định hướng phát triển bền vững thì được ưu tiên các nguồn lực, được trợ giúp, tôn vinh trong xã hội.

Tuy nhiên, để mỗi cá nhân, DN, tổ chức... hiểu được trách nhiệm đối với phát triển bền vững thì khó hơn rất nhiều so với khi có dịch bệnh, bởi các vấn đề phát triển bền vững không ảnh hưởng ngay lập tức và đến từng người như dịch bệnh. "Càng khó chúng ta càng phải cố gắng, không có cách nào khác".

Phó Thủ tướng nhấn mạnh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, sức khỏe, giáo dục, trợ giúp người yếu thế,... trước hết phải phát triển kinh tế. Dù đã chúng ta đã rất nỗ lực nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa có thứ hạng tương ứng với chỉ số phát triển bền vững. Một quốc gia, nền kinh tế có sức cạnh tranh cao trước hết phải có một môi trường kinh doanh thật thuận lợi, đi cùng với khung khổ pháp lý, chính sách cho DN phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng đề nghị VCCI, các bộ ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các DN, trao đổi, lấy ý kiến, ghi nhận, tháo gỡ các vướng mắc và không ngừng đổi mới khung khổ chính sách tạo môi trường kinh doanh được thuận lợi hơn.

Phát triển bền vững là việc phải làm - Hình 2

Tọa đàm với chủ đề "Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm trong một xã hội đang thay đổi: Thách thức, Cơ hội và Hướng đi". Ảnh: VGP/Đình Nam

Cộng đồng, hợp tác, chia sẻ

Nhấn mạnh phát triển bền vững không tách rời xu thế tất yếu của chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thách thức và cũng là thời cơ. Hiện nay, Chính phủ, cộng đồng DN, người dân có rất nhiều hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để đưa ra những quyết định phù hợp, thông minh hơn nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có.

"Chuyển đổi số thực ra cũng là một việc phải làm nếu không chúng ta sẽ đứng ngoài", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh quan trọng nhất trong chuyển đổi số là tính cộng đồng, chia sẻ, từ đó hình thành nền tảng dữ liệu dùng chung. "Trước đây, thông tin dữ liệu là lợi thế của mỗi cá nhân, DN, tổ chức, cơ quan nhà nước nhưng bây giờ tri thức và thông tin càng chia sẻ thì càng có giá trị. Người có quyết định đúng đắn nhất là chia sẻ thông tin, dữ liệu của mình để nhận lại được nhiều hơn. Đây là yếu tố phải rất lưu ý trong thúc đẩy phát triển bền vững", Phó Thủ tướng trao đổi.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu phải tôn trọng quyền riêng tư của từng người dân, từng DN, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Dùng hình ảnh "dịch cúm Tây Ban Nha ngày xưa đi bằng tàu thuỷ nên rất chậm, ngày nay COVID-19 đi bằng máy bay", Phó Thủ tướng cho rằng thế giới bé lại nên không có cách nào khác là phải tăng cường hợp tác, trong khi đây là nhóm chỉ tiêu tiến bộ chậm nhất trong chỉ số về phát triển bền vững của Việt Nam. Thực tế điều hành, quản lý của từng DN, từng tổ chức và cả đất nước rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với DN, với các tổ chức; giữa các nhóm trong từng DN.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Đây là thời điểm DN cùng nhau nhận thức trách nhiệm phải phát triển bền vững để đất nước phát triển bền vững, chung tay vượt qua những lợi ích cục bộ, vượt qua những suy nghĩ khác biệt để cộng đồng DN phát triển bền vững ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

"Trong đại dịch COVID-19, qua đợt bão lũ ở miền Trung, chúng ta lại càng thấy rõ nhiều giá trị, mà trước đây chưa có thời gian bình tĩnh đánh giá hết, như tinh thần cộng đồng, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu tinh thần đấy được giữ trong mỗi người, trong chiến lược kinh doanh của tất cả các DN thì thực sự thách thức sẽ biến thành cơ hội lớn", Phó Thủ tướng nói.

Phát triển bền vững là việc phải làm - Hình 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam. Ảnh: VGP/Đình Nam

* Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu cũng lắng nghe, chia sẻ quan điểm về phát triển bền vững trong giai đoạn bình thường mới; vai trò của DN trong giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo; xây dựng một cộng đồng DN bền vững và trách nhiệm trong một xã hội đang thay đổi...

Nhân dịp này, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho VBCSD.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục
21:44:35 06/11/2024

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024

Tin mới nhất

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng chống đối tổ kiểm tra nồng độ cồn, tấn công CSGT

Pháp luật

12:20:37 08/11/2024
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An ( Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi chống người thi hành công vụ đối với Vũ Quyết Thắng, SN 1995, ngụ TP Hồ Chí Minh.

Ngắm bộ sưu tập chần bông độc đáo sắc màu của nhà thiết kế Đức Hùng

Thời trang

12:06:49 08/11/2024
Hoa hậu H Hen Niê đã thể hiện và truyền tải cảm xúc đúng với tinh thần của bộ sưu tập: sự giao thoa tinh tế giữa áo chần bông truyền thống pha lẫn hơi thở hiện đại trong cách thiết kế và kiểu dáng.

Gu thời trang khiến ai cũng 'sợ' của rapper MCK

Phong cách sao

11:22:00 08/11/2024
Khán giả Việt lần đầu biết đến MCK qua vai trò là thí sinh chương trình Rap Việt mùa 1. Khi đó anh được giám khảo gọi là thiên tài , tuy nhiên sau này phong cách lập dị của nam rapper đã khiến nhiều người ngán ngẩm.

Góc khuất của Rosé (BLACKPINK) và loạt bằng chứng thu hút 17 triệu lượt xem

Nhạc quốc tế

11:06:53 08/11/2024
Sau những chia sẻ của Rosé, hiện người hâm mộ đang rất nóng lòng được thưởng thức album rosie với những lời tâm sự rút ruột rút gan và cũng đầy ấm áp, chân thật của nữ ca sĩ dành cho người hâm mộ.

Thật không thể tin 6 món giá "bèo" mua ngay ở chợ lại có những cách tận dụng tuyệt vời như thế này!

Sáng tạo

11:04:00 08/11/2024
Mặc dù bồn rửa bát đã có thiết kế giỏ lọc nhưng nhiều gia đình vẫn thường dùng thêm túi lưới để thuận tiện cho việc vứt rác. Một món đồ tiện ích như thế, hiển nhiên mẹ tôi cũng phải mua ngay về nhà.

Có khi nào Amorim sớm vỡ mộng ở MU?

Sao thể thao

11:02:10 08/11/2024
Manchester United sẽ phải chơi tới 7 trận đấu chỉ trong tháng 12, ngay trước kỳ nghỉ Giáng sinh. Đây là một thử thách không dễ dàng dành cho tân HLV Ruben Amorim trong những ngày đầu cầm quân tại Quỷ đỏ.

Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi

Nhạc việt

11:02:06 08/11/2024
Giữa bão rap diss của HIEUTHUHAI, GDUCKY chỉ đăng đúng 2 chữ Trình bày cùng icon làm dấu im lặng. Vì dòng trạng thái ẩn ý này, nhiều người cho rằng GDUCKY đang cà khịa HIEUTHUHAI.

Jennifer Lopez vẫn giữ liên lạc với con riêng của Ben Affleck

Sao âu mỹ

10:57:41 08/11/2024
Theo nguồn tin từ People, Jennifer Lopez vẫn tiếp tục liên lạc với 3 người con riêng của Ben Affleck bao gồm Violet Anne (18 tuổi), Seraphina Rose (15 tuổi) và Samuel (12 tuổi).

Kỳ Duyên ngày thứ 10 Miss Universe: Người khen "slay", người chê sến, nhưng có 1 điểm cộng cực lớn!

Sao việt

10:55:10 08/11/2024
Trong ngày thứ 10 tại Miss Universe 2024, Kỳ Duyên xuất hiện nổi bật với chiếc váy ôm sát tông màu hồng. Trong loạt hình mới, nàng hậu 9x khéo léo khoe vòng eo con kiến thon gọn.

Hoa sữa về trong gió: Khang đau đầu tìm cách thoát vòng lao lý

Phim việt

10:47:19 08/11/2024
Khang rủ bạn cùng liên kết với các nhà đầu tư khác, tạo thành một làn sóng lớn để gây áp lực cho phía ngân hàng, điều này có thể giúp anh lấy lại được tiền, đồng thời có thể là cơ hội để anh thoát khỏi vòng lao lý.

Bản viết tay bài tập về nhà thời đại học của tỷ phú Elon Musk bị đào lại

Netizen

10:13:00 08/11/2024
Mới đây, loạt ảnh về bài tập về nhà môn Vật lý với điểm tuyệt đối 5/5 của CEO Tesla Elon Musk được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Được biết, những hình ảnh được một người dùng tên Dima Zeniuk chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...