Không để “xe dù” bắt chẹt hành khách dịp nghỉ lễ
Để giúp người dân yên tâm hơn trong kỳ nghỉ lễ tới, lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông đã đồng loạt ra quân quyết dẹp nạn xe dù, bến cóc, lái xe khách uống rượu bia điều khiển phương tiện.
Một tuần nữa mới đến dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhưng đến thời điểm này nhiều hãng hàng không cũng đã thông báo hết vé, tàu hỏa dù đã nối toa vẫn căng thẳng chuyện ghế ngồi. Nhiều người dân đã lựa chọn xe khách làm phương tiện di chuyển, nhưng không ít người tỏ ra lo lắng liệu có phải chuyến xe nào cũng an toàn, hay lại gặp cảnh xe dù bắt chẹt khách? Để giúp người dân yên tâm hơn trong kỳ nghỉ lễ tới, lực lượng Cảnh sát, Thanh tra giao thông đã đồng loạt ra quân quyết dẹp nạn xe dù, bến cóc, lái xe khách uống rượu bia điều khiển phương tiện.
Quyết xóa sổ bến cóc, xe dù
Cuối năm 2011, mảnh đất xen kẹt rộng hơn 3.000m2 cạnh Bến xe Mỹ Đình lâu nay để trống bỗng hàng quán mọc lên tập nập. Cùng đó là hoạt động trông giữ xe tự phát diễn ra với giá 20.000đ/tiếng đối với ôtô.Vì là gần bến xe nên không ít xe khách trong khi chờ xếp lốt đã tạt vào gửi xe và tranh thủ bắt khách. Nơi đây đã trở thành bến cóc với hoạt động đón, trả khách nhộn nhịp. Do không có cơ quan chức năng nào chính thức quản lý nên tình hình an ninh trật tự quanh khu vực này diễn biến phức tạp.
Nhận được phản ánh từ người dân, đã nhiều lần lực lượng chức năng vào cuộc xử lý, song chỉ ngay ngày hôm sau khi lực lượng thanh tra vắng bóng thì đâu lại vào đấy. Hàng quán vẫn tồn tại, xe khách vào ra như bến chính thống. Không thể để tình trạng này diễn ra lâu hơn, ảnh hưởng đến người dân, mới đây, Thanh tra giao thông lại vào cuộc. Lần này, liên ngành đã huy động lực lượng hùng hậu, tiến hành xử lý nghiêm, giải tỏa tất cả khu vực bãi xe dù, bao gồm toàn bộ lượng xe khách đỗ, garage ôtô, trạm sửa chữa, rửa xe, hàng quán… xung quanh khu vực này. Chỉ trong một ngày, 5 bến xe dù không phép với tổng diện tích lên tới hơn 3.000m2 tại khu vực phía sau Bến xe Mỹ Đình đã bị xóa sổ.
Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh Thanh tra giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, trong ngày đầu ra quân này có năm chủ bến xe dù tổ chức trông giữ phương tiện trái phép đã bị lực lượng chức năng xử phạt (5 triệu đồng/trường hợp), gồm: Hoàng Quang Hải (quận Đống Đa, Hà Nội), Lê Việt Hùng, Nguyễn Đức Thắng, Lưu Danh Thắng (huyện Từ Liêm, Hà Nội) và Nguyễn Hoàng Đa (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Ngoài ra lực lượng Thanh tra giao thông còn lập biên bản xử lý hơn 30 trường hợp xe khách dừng, đỗ sai quy định (500.000 đồng/trường hợp). Để tránh tái diễn, hằng ngày Thanh tra giao thông còn bố trí lực lượng túc trực tại đây, xe nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Ông Hoàng Văn Mạnh cũng cho hay, không chỉ ngăn chặn bến cóc xe dù bên ngoài, từ nay đến hết tháng 5, Thanh tra giao thông sẽ lập các đội kiểm tra đột xuất các bến xe, để ngăn chặn xe dù ngay từ trong bến.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện. Ảnh: Thanh Huyền
Xe kém chất lượng, lái xe uống rượu bia không được xuất bến
Trong khi lực lượng Thanh tra giao thông kiên quyết dẹp nạn xe dù, bến cóc, thì dịp này Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cũng triển khai kế hoạch kiểm tra xử lý đối với ôtô chở khách vi phạm quy định về an toàn phương tiện khi tham gia giao thông và vi phạm nồng độ cồn trên toàn thành phố.
Ghi nhận thực tế của phóng viên ngày cuối tuần, tại khu vực Mỹ Đình, chỉ trong vòng 30 phút đã có gần 20 trường hợp xe khách xuất bến bị Đội CSGT số 6 tuýt còi. Trong số đó có 4 trường hợp bị tạm giữ phương tiện với các lỗi không đảm bảo an toàn kỹ thuật, không có giấy phép lái xe… Cùng thời điểm, tại khu vực Bến xe Phía Nam, Lương Yên, Đội CSGT số 4 đã tiến hành kiểm tra xử lý hàng chục trường hợp lái xe khách vi phạm. Đặc biệt, có trường hợp xe khách BKS 29Y-2944 chạy tuyến Hà Nội – Nam Định đã hỏng hệ thống phanh tay, hay xe khách loại 34 chỗ ngồi BKS 36N-4344 chạy tuyến Thanh Hóa – Hà Nội cũng vi phạm lỗi hệ thống hãm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Đinh Thanh Thảo – Đội trưởng Đội Khám nghiệm, điều tra giải quyết TNGT, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, riêng với vi phạm xe khách, Phòng CSGT đã xử lý hơn 7.000 trường hợp vi phạm. Thế nhưng, không vì thế mà chủ quan, nhất là dịp nghỉ lễ đang đến gần, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Vì vậy, thời gian này, ngoài việc xử lý lái xe uống rượu bia, không có giấy phép lái xe, giấy tờ liên quan, CSGT còn tập trung kiểm tra những xe khách không đủ các điều kiện, thiết bị đảm bảo an toàn như lốp mòn, hệ thống phanh bị lỗi, không có đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ…
Video đang HOT
Đối với tất cả những phương tiện và người vi phạm trên, CSGT sẽ kiên quyết không cho xuất bến. Trong trường hợp xe có khách, CSGT phối hợp với Ban quản lý bến xe chuyển khách sang xe khác, nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông có thể xảy ra trên đường. Khi nào lái xe tỉnh táo, đủ điều kiện an toàn mới cho điều khiển phương tiện, kèm theo một bản cam kết không tái phạm uống rượu bia lúc lái xe
Theo CAND
Hà Nội: Xe "dù", bến "cóc"... lộng hành dịp nghỉ lễ
Như đến hẹn lại tới, trong những ngày này nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ tăng cao vì thế trên nhiều tuyến đường của Thủ đô "xe dù", "bến cóc" lại ngang nhiên lộng hành.
Bát nháo xe "dù"...
Theo khảo sát của PV Laodong.com.vn cho thấy, trên các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Giải Phóng, Ngọc Hồi,... tình trạng "xe dù" lại được dịp "bùng phát".
Xe dù tung hoành trên đường Nguyễn Xiển. (ảnh: Đạt Lê).
Trên tuyến Nguyễn Xiển, trong chiều 30, sáng 31.3 ngay khu vực ngã tư Khuất Duy Tiến, rất nhiều người dân đứng tụ tập bên đường bắt khách. Khoảng 5 - 10 phút, lại có một xe khách chạy qua, từng tốp người lại nháo nhác tràn xuống đường bắt xe.
Những "xe dù" cũng tranh thủ dịp nghỉ lễ để hoạt động với tần xuất lớn. Nhiều xe tuyến Mỹ Đình - Thái Bình, Nam Định, Nghệ An,... chạy dọc tuyến đường vành đai 3 với tốc độ "rùa bò" để bắt khách. Cụ thể, các xe ô tô mang BKS 17K - 8698; 30V- 0110; 29B - 004.27;... mặc sức bắt khách dọc đường mà không hề thấy lực lượng chức năng xử lý (?!)
Bị "xe dù" mang BKS 30V - 7290 (chạy tuyến Mỹ Đình - Nội Bài - Bắc Ninh - Bắc Giang) chèn ép xe máy vào lề đường, chị Nguyễn Thị Mai (ở Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc: "Nếu cứ để các xe dù bắt khách dọc đường không gây tai nạn mới là lạ. Nạn xe dù từ bao nhiêu năm nay đâu vẫn hoàn đấy. Tôi cho rằng lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông cũng chỉ kiểm tra lấy lệ".
Loay hoay đợi xe ở bến xe Giáp Bát, em Bùi Thị Hà (sinh viên Đại học Hà Nội) cho biết: "Bình thường vào bến mua vé chỉ 80.000đ, tuy nhiên hôm nay quá đông nên bọ em lên xe đi luôn với giá100.000đ để về quê. Nếu có đợi thì không biết đến bao giờ mới về được nhà".
Trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, tình trạng "xe dù" bắt khách dọc tuyến khá dày đặc. Mặc dù trên xe đã ken cứng người nhưng các "lơ" xe vẫn cố "kiếm thêm" bằng cách bắt khách rồi nhồi nhét trên xe.
Thoả sức "chặt chém"
Bác Trần Văn Hưng (ở Tam Nông, Phú Thọ) chia sẻ: "Được nghỉ 3 ngày, tôi cùng đứa cháu về quê chơi nhân dịp Lễ hội Đền Hùng. Ra đến bến thấy đông quá đợi mãi nên ra đường bắt xe. Ai ngờ, họ cứ chạy long vòng bắt khách, nhồi nhét không còn đứng được. Vì vậy, cả 2 chú cháu tôi đành xin xuống xe".
Phía bên trong bến Mỹ Đình, lượng khách đổ về ngày một đông. Lợi dụng sự quá tải, các cò xe luôn mồm "chèo kéo" khách lên xe. Nhiều hành khách không thể chen chân mua vé, vì vội về quê nên đành chấp nhận lên xe về quê với giá đắt hơn 20 - 30 ngàn đồng.
Các xe dù lợi dụng dịp nghỉ lễ để "chặt chém" hành khách. (ảnh: Đạt Lê).
Theo một số hành khách cho biết: Giá vé từ Hà Nội đến đền Hùng thường ngày chỉ 60.000 đồng, nhưng những ngày này xe nào cũng bảo nhau tăng lên 80.000 - 100.000đ. Tuy nhiên, trong ngày này có chịu "chém" nhưng không phải ai cũng bắt được xe...
"Tình trạng tăng giá vé, nhồi nhét có thể gặp ở bất cứ xe nào trên tuyến này. Các nhà xe vẫn qua mắt CSGT nhờ tài xế điện thoại thông báo cho nhau. Khi tới điểm xử lý của công an, nhà xe thường bắt khách cúi đầu xuống, thả khách giữa chặng đường đi bộ một đoạn". - Bác Trần Văn Hưng cho biết.
Đứng đợi xe về Hải Phòng tại khu vực chân cầu cạn Thanh Trì, cô Lê Thị Thơm phản ánh: "Cứ vài phút lại có xe nhưng nhà xe thét giá cao quá. Mọi khi tôi đi chỉ mất có 65.000 - 70.000đ thì nay họ đòi 80.000 - 90.000đ. Bản thân tôi bị bệnh khó thở, người thì như nêm trên xe, giá lại cao nên tôi đành đợi con trai đi xe máy cùng về".
Tại đường Giải Phóng, Kim Đồng, tình trạng "xe dù" cũng trong cảnh tương tự. Đặc biệt là các đoạn đường từ Kim Đồng xuống tới cầu Thanh Trì rẽ ra đường cao tốc. Theo một số ít hành khách cho rằng, vào những ngày này, mua vé trong bến xe là giá vé cho toàn tuyến. Trong khi đó, hành khách xuống giữa chừng và để tiết kiệm tiền, họ chọn phương án bắt xe dọc đường vì có thể mặc cả giá với nhà xe.
Trước nạn "xe dù" lộng hành, chị Nguyễn Thị Hoa, một người tham gia giao thông trên đường Giải Phóng bức xúc: "Người dân vẫn chưa có thói quen mua vé trong bến mà đứng ngay dọc đường bắt xe. Như vậy là tạo cơ hội cho các nhà xe thoả sức "chặt chém". Nguy hiểm hơn là gây mất an toàn giao thông mỗi khi nhà xe "tấp" vào đường tranh giành khách".
Một số hình ảnh xe "dù", bến "cóc" tung hoành trên đường phố Hà Nội do PV Laodong.com.vn ghi lại:
Bến "cóc" tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển.
Các xe "dù" ngang nhiên hoạt động.
Trên đường Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng các xe khách thoả sức bắt khách dọc đường.
Nhiều hành khách "tạo cơ hội" cho xe "dù" hoạt động.
Đường Giải Phóng, Kim Đồng, Ngọc Hồi,... xe "dù" cũng bát nháo.
Người tham gia giao thông kinh hãi trước cảnh bắt khách giữa đường có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, chỉ số ít xe "dù" bị kiểm tra.
Theo Lao Động
Hà Nội: Xóa sổ "ổ xe dù" sau bến xe Mỹ Đình Sau loạt bài phản ánhổ xe dù, bến cóc" quanh khu vực bến xe Mỹ Đình và ường Phạm Hùng ăng trên báo Dân trí, ngày 17/4, lựnh TP Hà Nội ã ra quân tất cả bãi xe trên. Trong một ngày ra quân (17/4), lựnh Thanh tra Giao thông, Xây dựng và Công an TP Hà Nội ã 5 bãu phía sau...