“Không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc”
Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường.
Sáng 8/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 11 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Theo báo cáo tổng hợp chung, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11; sớm chỉ đạo ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Tết Nhâm Dần phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19; đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo cuộc họp (Ảnh: TTXVN).
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm, chúc Tết ở 63 tỉnh, thành phố, tặng quà các đối tượng chính sách, người lao động không về quê ăn Tết; thăm, chúc Tết các xã, bản biên giới, đồn biên phòng, các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, trực làm nhiệm vụ trong thời gian Tết. Các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền về những thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội dịp Tết; quốc phòng, chủ quyền biên giới, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.
Hầu hết các địa phương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Việc quan tâm chăm lo, chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nhâm Dần đã tạo khí thế phấn khởi, vui tươi, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2022.
Video đang HOT
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh cấp ủy, chính quyền các cấp đã nghiêm túc triển khai Chỉ thị 11 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, nhân dân vui xuân đón Tết, vừa phát triển sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, nhân dân cả nước đón Tết vui tươi, lành mạnh, không khí đoàn kết, tương thân tương ái, tuyệt đối an toàn, đồng tình và càng tin tưởng vào Đảng. “Chỉ là một việc tổ chức Tết nhưng có thể rút ra được những kinh nghiệm rất quý “, Tổng Bí thư nói.
Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường, đảm bảo hoạt động công vụ diễn ra thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân; không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Các cấp, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận số 20 của Trung ương về kinh tế – xã hội năm 2021-2022, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách năm 2022.
Các cấp ủy, chính quyền tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (năm 2022-2023) theo Kết luận số 25 của Bộ Chính trị; trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, phương án cụ thể để tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, học sinh, sinh viên trở lại trường học, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Về nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, phải tiếp tục dự báo tình hình, nắm chắc các khả năng tình huống có thể xảy ra để có biện pháp đối phó, không chủ quan. Sau Tết, tiếp tục triển khai chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ, phòng, chống dịch không để tái phát; tổ chức cho học sinh đến trường phải tuyệt đối an toàn.
'Vùng xanh' cho thị trường bất động sản năm 2022
Độ phủ vaccine tăng cao, các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần khôi phục cùng tâm lý người mua, có thể giúp thị trường bất động sản khởi sắc từ năm 2022.
Tuy nhiên, vẫn cần những "vùng xanh" tạo "đòn bẩy" duy trì tăng trưởng và phục hồi bền vững trong bối cảnh dịch COVID-19.
"Vaccine" hồi phục thị trường
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Kênh thông tin dịch vụ bất động sản (BĐS) batdongsan.com.vn phân tích, thời điểm khó khăn nhất của thị trường trong quý IV/2021 đã qua, những tín hiệu vui từ độ phủ sóng vaccine, mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện cho thị trường BĐS tươi sáng lên. Mức độ tìm mua BĐS của nhà đầu tư cả nước phục hồi mạnh, với 95% người được khảo sát mong muốn tìm mua và thuê được nhà phù hợp tài chính ngay trong quý I/2022. Thị trường BĐS Hà Nội sẽ có tốc độ phục hồi giao dịch và nguồn cung nhanh, sớm nhất cả nước, dự kiến ngày từ tháng 1/2022, sau đó đến thị trường miền Trung, TP Đà Nẵng và thị trường phía Nam, TP Hồ Chí Minh có thể phục hồi 100% nhu cầu giao dịch trong quý I/2022.
Thị trường BDS sẽ khởi sắc trong năm 2022 gắn liền với quy hoạch chung đô thị tại các địa phương.
Với những dự báo trên, xu hướng sử dụng, áp dụng công nghệ trong quản lý, tiếp thị và bán sản phẩm BĐS đang trở thành xu hướng bắt buộc để các chủ đầu tư, doanh nghiệp, đại lý môi giới và nhà đầu tư xây dựng cho mình kế hoạch phát triển thị trường và giúp định hình lại doanh nghiệp BĐS, khi nhiều hoạt động đã chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến. Với việc đi lại còn hạn chế do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các hình thức công nghệ cao như xem nhà 3D, VR hoặc ứng dụng công cụ tìm kiếm AI... đang ngày càng được đón nhận.
Đại diện các đơn vị công nghệ thuộc các doanh nghiệp BĐS đã khẳng định thương hiệu tại Việt Nam chia sẻ, dịch COVID-19 được xem là "cú huých" giúp quá trình bán hàng online phát triển mạnh mẽ hơn và chuyển đổi số hay áp dụng công nghệ vào bán hàng là xu hướng tất yếu. Đây là quy trình ứng dụng số cho phép quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, chính sách bán hàng linh hoạt, hợp đồng và chăm sóc khách hàng trên một nền tảng của doanh nghiệp. Người mua chỉ cần "click" chuột là có thể tìm thấy nhiều nền tảng giao dịch BĐS.
Sự thay đổi trong cách thức tìm kiếm và "khẩu vị" nhà đầu tư đã và đang làm thay đổi xu hướng kinh doanh BĐS của nhiều chủ đầu tư. Bên cạnh vị trí và chất lượng xây dựng, nhiều doanh nghiệp bắt đầu "mạnh tay" hơn trong đầu tư phát triển các yếu tố tiện ích, môi trường và không gian sống để đáp ứng nhu cầu người mua. Các sản phẩm BĐS tập trung hướng tới giá trị thực, còn loại hình phục vụ đầu tư lướt sóng không còn được chú trọng.
"Vùng xanh" để đầu tư
Các chuyên gia kinh tế, BĐS dự báo, đại dịch kéo dài, khiến thị trường xuất hiện những "vùng xanh" BĐS, không chỉ "miễn nhiễm" với COVID-19, mà còn sở hữu tiềm năng tăng trưởng liên tục. Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, BĐS vẫn tăng giá và giữ vị thế là kênh đầu tư vàng do: Khung giá đất ở nhiều địa phương được điều chỉnh tăng từ 10-15%, giá vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục phê duyệt dự án siết chặt, kéo dài, dẫn đến tăng chi phí và cơ hội tăng theo...
Thị trường BĐS tư năm 2022 hướng đến những "vùng xanh" an toàn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định, đến đầu năm 2022, các địa phương trong cả nước đã hoàn thành cơ bản tiêm vaccine cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm COVID-19 đã tạo ra nhiều vùng xanh an toàn; đồng thời, kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, tạo tiền đề để xác lập lại thị trường. Việc các doanh nghiệp đã được "tôi luyện" qua sàng lọc COVID-19 với những bước đi vững chãi, sự đầu tư bài bản hơn cũng là động lực mới giúp thị trường BĐS đón chờ những vận hội mới.
Những chuyển biến của thị trường BĐS ven đô tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có điểm chung là đầu tư công vào quy hoạch kết nối vùng được đẩy, ưu tiên hàng chục nghìn tỷ đồng cho kết nối vùng. Giai đoạn 2022-2025, Hà Nội tập trung cho các tuyến cao tốc trọng điểm là tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô, kết nối vùng quanh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng được đẩy mạnh là tiền đề kích thích sự tăng giá của thị trường BĐS vùng ven.
Những dự án BĐS "xanh" sẽ trở thành xu hướng tìm kiếm của nhà đầu tư trong năm 2022.
Nhiều nhà đầu tư được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư BĐS ven đô tại các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... Tuy nhiên, các thị trường này đều đã qua cơn "sốt nóng", khiến giá bất động sản bị đẩy lên cao và đang dần có dấu hiệu bão hoà. Nhiều nhà đầu tư chuyển hướng tìm kiếm những vùng đất tiềm năng mới, đón đầu trước khi sóng bất động sản bùng nổ ở những thị trường này.
Bố mẹ thu tiền lì xì của con có thể bị phạt đến 30 triệu đồng Căn cứ vào quy định của pháp luật thì hành vi thu tiền lì xì của trẻ em, sử dụng trái phép tiền lì xì của trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tiền lì xì là tài sản của các...