Không để xảy ra các vụ giết người mang tính “thảm sát”
Đó là mục tiêu đặt ra của Công an tỉnh Thanh Hóa nhằm thực hiện đề án của UBND tỉnh về Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích. Trong đó, không để xảy ra các vụ giết người, cố ý gây thương tích có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo, mang tính “ thảm sát”…
Sáng ngày 6/9, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị phối hợp tuyên truyền kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm 9 tháng đầu năm 2017 và triển khai đề án số 1212 của UBND tỉnh Thanh Hóa về: “Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2020″.
Trưởng Công an xã giết người được đưa ra xét xử trước tòa
Theo báo cáo của công an tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị đã điều tra làm rõ 1.103 vụ, 2.525 đối tượng phạm tội và vi phạm về tệ nạn xã hội đạt tỷ lệ 81,2%; án đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 96%; triệt xóa 115 ổ nhóm tội phạm, bắt 412 đối tượng; phát hiện, bắt, xử lý 330 vụ, 1.225 đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc; bắt giữ, xử lý 402 vụ phạm tội về ma túy…
Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra 14 vụ giết người, đã khởi tố 13 vụ, 1 vụ đang điều tra. Điều đặc biệt, đa số các vụ giết người, cố ý gây thương tích diễn ra do nguyên nhân xã hội (chiếm 90% tổng số vụ giết người).
Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai đẩy mạnh thực hiện đề án của UBND tỉnh về Phòng, chống tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích.
Video đang HOT
Mục tiêu chung của Đề án là nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người và tội phạm cố ý gây thương tích; hạn chế thấp nhất tính chất, mức độ, hậu quả gây ra cho xã hội; giảm về số vụ giết người, cố ý gây thương tích; kết quả công tác điều tra, khám phá, xử lý tăng cao.
Đồng thời, không để xảy ra các vụ giết người, cố ý gây thương tích có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, dã man, tàn bạo, mang tính “thảm sát”, giết, gây thương tích cho nhiều người gây hậu xấu về an ninh trật tự, gây phẫn nộ, bất bình trong dư luận xã hội, xâm phạm đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
Đề án nêu trên sẽ được triển khai thực hiện từ nay đến năm 2020, trong đó lực lượng Công an đóng vai trò nòng cốt, phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này. Đề án sẽ được triển khai đến cấp xã, phường, thị trấn về từng khu dân cư.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan công an phối hợp cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về tình hình an ninh trật tự cũng như công tác phòng, chống tội phạm giết người, tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp với công an Thanh Hóa trên lĩnh vực công tác tuyên truyền nhất là tuyên truyền các phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; các chiến công thành tích của lực lượng Công an Thanh hóa trong phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đề án nêu trên của UBND tỉnh nhằm kêu gọi các cấp, các ngành vào cuộc, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án giết người và cố ý gây thương tích bắt nguồn từ nguyên nhân xã hội.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Ẩn khuất đằng sau sự thăng tiến của bà Quỳnh Anh cần được làm rõ
Trong thông báo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa có nêu rõ, việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm, quy hoạch vào vị trí lãnh đạo và được đi học cao cấp chính trị là sai quy định, nhưng tại sao lại có sai phạm đó, có điều gì ẩn khuất đằng sau là điều dư luận mong chờ được làm rõ.
Nhìn nhận kết quả thanh tra về trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh - nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa), Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: Các sai phạm đã được chỉ ra, trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân liên quan được nêu lên.
"Vấn đề là tới đây những tổ chức, cá nhân nêu trên có bị xử lý nghiêm khắc không chính là vấn đề dư luận mong chờ. Việc xử lý trách nhiệm cần phải làm nhanh chóng và thông tin cho công luận biết để thấy ý thức của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong việc khắc phục sai sót trong công tác cán bộ" - tướng Thước nói.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh không trung thực trong kê khai lý lịch Đảng.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Kết luận đã nêu rõ việc bổ nhiệm, quy hoạch bà Quỳnh Anh vào vị trí lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa và cho bà này đi học cao cấp chính trị là sai.
"Cần phải xác minh làm rõ có vấn đề gì khuất tất đằng sau sự giúp sức để bà Quỳnh Anh thăng tiến "thần tốc" đó. Vấn đề này có liên quan thế nào đến câu chuyện trước đây ít tháng dư luận râm ran khi cho rằng bà này có quan hệ với một đồng chí lãnh đạo tỉnh cần phải được làm rõ. Rõ ràng bà Quỳnh Anh không phải là người xuất chúng, không có gì đặc biệt tại sao lại có sự thăng tiến nhanh như vậy, đây là câu hỏi mà người dân rất cần có sự giải đáp" - đại biểu Nhưỡng nói.
Đề cập đến vấn đề liên quan đến tài sản, tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định, kết luận của tỉnh Thanh Hóa cho rằng bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra xác minh tài sản đang khiến dư luận nghi ngờ.
Thông báo kết luận có nêu trong quá trình khai lý lịch Đảng bà Quỳnh Anh đã vi phạm quy định không "khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình", bên cạnh đó báo chí nêu lên nghi vấn bà này có biệt thự nọ kia, siêu xe...Thế nên cần phải xem trước đây việc kê khai của bà này đã tiến hành thế nào, bản kê khai đó có những tài sản đó không, có trung thực không.
"Vấn đề tài sản cần phải xác minh một cách nghiêm túc đến nơi đến chốn, nếu có vi phạm phải xử lý chứ không thể để hạ cánh an toàn" - tướng Thước nói.
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan chức năng Thanh Hóa cho rằng chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh vì không còn là cán bộ công chức là cách nói khiến dư luận không thể nào chấp nhận được, cảm thấy có vấn đề gì đó phía sau.
"Khi bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm phó phòng, rồi trưởng phòng, cấp đó phải kê khai tài sản. Vậy việc này có được cơ quan chức năng thực hiện theo Thông tư 08/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch, tài sản thu nhập đầy đủ và minh bạch không?" - đại biểu Nhưỡng đặt câu hỏi.
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM): Những sai phạm như trên, trước hết phải xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng trước, bởi vì Đảng cầm quyền, quyết định vấn đề cán bộ nên cần phải làm từ gốc trước.
"Cần phải xem xét một cách nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 khóa XII, tránh tình trạng kết luận nêu rõ nhưng xử lý thì nhẹ với cấp trên mà nặng với cấp dưới, phải đảm bảo công bằng trong thi hành kỷ luật, việc kỷ luật đúng thì người bị thi hành kỷ luật họ cũng thấm thía được sai phạm. Bên cạnh đó còn răn đe làm gương cho những trường hợp khác" - PGS Phúc nói.
Theo Danviet
Vụ nhà báo bị đánh khi vừa rời trụ sở UBND huyện: Hội nhà báo đề nghị làm rõ Hội nhà báo Việt Nam đã có công văn gửi thường trực Tỉnh ủy, UBND và Công an tỉnh Thanh Hóa đề nghị khẩn trương chỉ đạo và tích cực điều tra sớm làm rõ vụ việc một nhà báo bị đánh dằn mặt. Cụ thể, ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban kiểm tra, Hội nhà báo Việt Nam ký công văn gửi...