Không để Trung Quốc làm “sự đã rồi”!
Trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo quốc tế Việt Nam học, vấn đề biển Đông tiếp tục “ nóng” diễn đàn.
Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason).
Về việc Trung Quốc in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông cho công dân nước này, các học giả nhấn mạnh sự cần thiết phải phản đối “ hành động gây hấn” và tuyệt đối không để Trung Quốc làm “sự đã rồi”.
Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Hùng đến từ ĐH George Mason cho rằng, việc Trung Quốc in hình đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân nước này là một “phép thử kiểu mềm nắn, rắn buông”.
TS Hùng không ngạc nhiên trước động thái mới của Trung Quốc, bởi theo ông, Trung Quốc là nước cơ hội, chớp mọi thời cơ để lấn và bành trướng dần. “Trung Quốc dấn những bước nhỏ, một lần, hai lần, nhiều lần, cuối cùng thành sự đã rồi. Mục tiêu của Trung Quốc là làm bá chủ càng nhiều càng tốt, nếu làm bá chủ bằng quyền lực mềm không được, sẽ viện đến quyền lực cứng” – ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, điều quan trọng là thế giới đã chứng kiến Việt Nam và các nước trong khu vực liên tục phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc như thế nào. Đến nay, Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không chối cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Liên quan đến việc biên phòng Việt Nam từ chối đóng dấu vào hộ chiếu in đường lưỡi bò của Trung Quốc và cấp đổi thị thực rời, ông Hùng đồng tình và nói rằng đó là hành động phản đối mang tính biểu tượng nhưng kiên quyết. Song ông thừa nhận “Việt Nam phải mềm dẻo và sử dụng các biện pháp ngoại giao khôn ngoan. Đó là một bài toán ngoại giao khó cho Việt Nam vì thực sự Việt Nam không muốn rơi vào thế tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc”.
Quyền lực thương lượng tập thể của ASEAN
Video đang HOT
ThS Lê Thành Lâm và ThS Trương Minh Huy Vũ thuộc ĐH Quốc gia TPHCM nhấn mạnh đến vai trò “thể chế hóa” trong tranh chấp biển Đông nhìn từ góc độ các nước ASEAN. Theo hai học giả này, bởi ASEAN và Trung Quốc có sự bất đối xứng về sức mạnh nên việc giải quyết tranh chấp cần dựa trên luật pháp, nguyên tắc và khung hành động phù hợp.
“Nước càng nhỏ, xu hướng sử dụng thể chế hóa càng lớn để giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán hòa bình, thay vì giải quyết bằng tàu chiến và tàu hải giám”. Ông Lâm và ông Vũ nhấn mạnh rằng nhất thiết ASEAN phải đạt được đồng thuận để tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), tạo ràng buộc pháp lý cao hơn, buộc các bên phải tuân thủ.
TS Nguyễn Mạnh Hùng đồng tình và cho rằng sự đoàn kết của ASEAN là mấu chốt để giải quyết tranh chấp, song từng nước ASEAN phải từ bỏ lợi ích thiển cận trước mắt vì mục tiêu lâu dài là ổn định, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
“Câu chuyện bó đũa ở đây vẫn có giá trị. ASEAN giống như một bó đũa, nếu để cả sẽ có sức mạnh to lớn, bỏ rời từng chiếc sẽ khó có thể có tiếng nói quan trọng” – ông Hùng ví von. “ASEAN phải tận dụng các diễn đàn, hội nghị đa phương để tạo quyền lực thương lượng tập thể mạnh mẽ, kiềm chế những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc và khuyến khích Mỹ thực hiện các cam kết trong khu vực” – ông nói.
Trước đó, PGS-TS Trần Khánh – Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – cũng nhấn mạnh rằng việc tham gia giải quyết tranh chấp biển Đông sẽ giúp củng cố vai trò của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực mới đang hình thành.
Theo laodong
"In hộ chiếu đường lưỡi bò là sai lầm và thiếu hiểu biết"
"Đường lưỡi bò" của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và pháp lý. Việc in "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu của Trung Quốc là hành động "sai lầm và thiếu hiểu biết" - nhiều đánh giá được đưa ra sau hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4.
Đại diện các tiểu ban báo cáo kết quả thảo luận tại tiểu ban của mình.
Tổng kết của Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam - GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn tại phiên bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học hôm nay (28/11) thể hiện trong 3 ngày làm việc với 15 tiểu ban, hơn 800 tham luận được trình bày, trong đó có 200 tham luận của các học giả nước ngoài đã tập trung thảo luận về tất cả lĩnh vực trong hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực...
Thông qua thảo luận, các học giả trong nước và quốc tế cùng nhau chia sẻ những cứ liệu và tư liệu lịch sử mới tìm thấy, thảo luận về những tìm tòi, phát hiện mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá tác động của các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, cùng tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tụt hậu phát triển, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường...
Báo cáo trong phiên họp toàn thể về kết quả thảo luận tại biểu ban 13 - "Các vấn đề khu vực" - GS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, có 57 báo cáo (trong đó có 10 học giả quốc tế) được chọn in, coi như báo cáo chính thức của hội thảo. 22 bản báo cáo trong số đó đã được trình bày tại tiểu ban này.
Là người phụ trách tiểu ban này qua các lần hội thảo, ông Ngọc nhận xét, chưa bao giờ tiểu ban có số người tham dự đông, thảo luận sôi nổi như lần này.
Trong đó, phiên họp về "Hợp tác và an ninh trên biển" có khoảng 80 người tham dự với 7 báo cáo được trình bày, 10 ý kiến tranh luận xung quanh các nguồn tư liệu khẳng định chủ quyền thật sự của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, đối chiếu với các nguyên tắc chiếm hữu quy định trong luật quốc tế.
Về hệ bản đồ truyền thống của Trung Quốc, tiểu ban xác nhận ranh giới cực nam của Trung Quốc là cực nam của đảo Hải Nam, hoàn toàn không có cơ sở lịch sự và pháp lý của đường "lưỡi bò" của Trung Quốc. Đối với việc in "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu của Trung Quốc, nhiều học giả khẳng định, đây là hành động "sai lầm và thiếu hiểu biết".
Vấn đề biển Đông trong bối cảnh hệ thống an ninh khu vực Đông Á cũng như vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở biển Đông cũng được chú trọng.
Các học giả trao đổi, thảo luận nhiều về các giải pháp giữ gìn hòa bình và bảo đảm an ninh trên biển.
Ngoài ra, GS Ngọc cho biết, nhiều người tham dự hội thảo đặc biệt quan tâm đến Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong hợp tác vịnh Bắc Bộ mở rộng.
Hội thảo lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ các chuyên gia đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ.
"Dù đã chủ động khoanh gọn vấn đề vào hợp tác và an ninh trên biển nhưng những người tham dự hội thảo vẫn cho rằng hội thảo chỉ bố trí 1 phiên thảo luận về biển đảo là quá ít và hi vọng có nhiều hơn nữa những hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông đề cấp đến tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ tổng thể" - ông Ngọc khái quát.
Cũng có học giả đề xuất gia cố hơn nữa cơ sở lý thuyết và phương pháp khu vực học trong khi vận dụng nghiên cứu không gian biển. Cũng có người đặt vấn đề biển Đông có nhiều người nghiên cứu, nhiều người quan tâm, nhiều vấn đề cần phải trao đổi và thảo luận, cần phải tổ chức thành một tiểu ban riêng hoặc được tổ hợp thành nhiều phiên họp. Việc chỉ tổ chức 1 phiên họp lại để rải ra ở nhiều tiểu ban khác nhau khiến việc thảo luận vừa phân tán vừa thiếu hiệu quả.
Phiên họp về "Hà Nội và khu vực phía bắc" dành nhiều thời gian nhất cho báo cáo về tranh chấp biên giới nam Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam những năm 1720. Nguồn tư liệu nguyên gốc được đưa ra là các tập tấu của nhà Thanh (Trung Quốc) và nhà Lê (Việt Nam).
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa Thăng Long Hà Nội, đặc biệt là khu trung tâm Cấm thành Thăng Long, cũng được tập trung thảo luận. Các học giả tham gia đều có hướng khẳng định vị trí trung tâm không thay đổi của điện Càn Nguyên, Thiên An, Kính Thiên, trục chính tâm của Cấm thành. Các nghiên cứu về chế độ Thượng hoàng, các cung Thánh Từ và Quan Triều của Thăng Long thời Trần, khu phố cổ Hà Nội cũng được nhiều người quan tâm thảo luận.
Báo cáo kết quả từ tiểu ban 15 của GS Hồ Sỹ Quý nêu bật báo cáo nghiên cứu từ hơn 6000 di thư từ thời Nguyễn thể hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, định xuất lương bổng cũng như quy chế giám sát hoạt động của quan lại trong bộ máy nhà nước. Tư liệu cổ cũng quy định cụ thể chế độ phụ cấp đặc biệt cho quan chức đi tuần du tại đảo Hoàng Sa.
"Các tư liệu về việc trị thủy sông Hồng, xây dựng nền văn minh sông nước ĐBSCL... không chỉ là những tư liệu lịch sử mà còn là những bài học hết sức thời sự, nóng hổi về việc khẳng định chủ quyền trên đất liền cũng như trên biển của Việt Nam" - GS Quý đánh giá.
Với chủ đề "Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững", các kết quả nghiên cứu tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 được đánh giá là có giá trị ứng dụng cao trong phát triển ngành Việt Nam học trên thế giới.
Các kết quả nghiên cứu tại hội thảo có giá trị ứng dụng cao trong phát triển ngành Việt Nam học và đóng góp quan trọng vào việc hình thành tư duy phát triển Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thê giới cũng như đưa thê giới đên với Viêt Nam. Đây cũng đồng thời là cơ hội để chúng ta thấy được sự lớn mạnh của mạng lưới nghiên cứu Việt Nam học trên toàn thế giới.
Được tổ chức định kỳ 4 năm/lần và là diễn đàn khoa học lớn, có uy tín, quy tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Việt Nam, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần này đã thu hút gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự.
Theo Dantri
Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông Ngày 19/11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc tại TPHCM. Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là những...