Không để tình trạng ‘có 300 lạng mới xong’ trong đầu tư xây dựng
Nhấn mạnh việc tập trung tháo gỡ thể chế pháp luật, nhất là những thủ tục rườm rà trong đầu tư xây dựng, Thủ tướng nêu rõ, những thái độ vô cảm, vô trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân làm chậm trễ quá trình đầu tư xây dựng, đồng thời cần dẹp ngay tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, “ngâm” hồ sơ, hay tình trạng “có 300 lạng việc này mới xong”…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng hôm nay (20.4), Thủ tướng cho rằng, nếu tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm đến 32% GDP mà chúng ta không thúc đẩy khâu này thì gặp khó khăn, đất nước không phát triển được. “Nơi nào, tỉnh nào, thành phố nào có nhiều công trình được khởi công, hoàn thành thì tỉnh đó mới phát triển, đất nước mới phát triển”.
Với tinh thần đó, Thủ tướng nhấn mạnh phải tập trung tháo gỡ thể chế pháp luật, nhất là những thủ tục rườm rà, những thái độ vô cảm, vô trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân làm chậm trễ quá trình đầu tư xây dựng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển đầu tư xây dựng là một yêu cầu, trong đó tháo gỡ, tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân, xã hội hóa nguồn lực, với yêu cầu làm theo quy hoạch, bảo đảm an toàn lao động, an toàn công trình. Mặt khác, “đối với chúng ta ngồi trong hội trường này thì phải tăng cường quản lý đầu tư công để chống thất thoát, tham nhũng”.
Chấm dứt ngay tình trạng “có 300 lạng việc này mới xong”
Thủ tướng nhấn mạnh, quản lý đầu tư công chặt chẽ đồng thời chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp là rất quan trọng, là yêu cầu đối với tất cả cán bộ, công chức.
Cho rằng cần lo việc gỡ vướng về thể chế, Thủ tướng nêu thực trạng, hệ thống thể chế chính sách, pháp luật còn chồng chéo với nhiều luật, hơn 100 nghị định, hàng trăm thông tư hướng dẫn, hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức. Hay là sự phức tạp với hơn 45 thủ tục khác nhau trong khâu chuẩn bị đầu mục dự án đưa vào sử dụng, rồi sự không thống nhất giữa các bộ luật. Thực trạng nữa là tính kỷ luật hành chính còn lỏng lẻo như không thực hiện đúng quy chế làm việc của Chính phủ, không thực hiện đúng chức năng thẩm định, đùn đẩy, tránh né trách nhiệm, người dân, doanh nghiệp vướng mắc không được bộ, ngành, địa phương tháo gỡ, hướng dẫn thực hiện. Thậm chí, còn tình trạng “ngâm” hồ sơ rất lâu, nhất là đối với dự án đô thị, dự án xây dựng, dự án bất động sản.
Trước tình trạng này, Thủ tướng nêu rõ 2 phần trong việc tháo gỡ. Đối với các thể chế pháp luật thuộc thẩm quyền Quốc hội thì nghiên cứu, sớm trình Quốc hội. Đối với các nghị định, thông tư, những quy định do Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành thì cần sửa ngay, để tạo điều kiện cho phát triển, “nhất là sửa tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp của tất cả cán bộ, công chức”.
“Ai ngâm lâu hồ sơ, đúng quy chế kỷ luật thì phải xử lý”, Thủ tướng nhấn mạnh. “Ta chống cái làm chậm, ngâm lâu, phải yêu cầu làm nhanh nhưng không được làm ẩu, trái pháp luật”.
Thủ tướng còn nhắc đến các tồn tại nổi cộm khác như hiện tượng lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn lớn. Lãng phí trong khâu phê duyệt dự án như chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư không sát thực tế, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư; lãng phí trong bố trí vốn và thực hiện dự án; lãng phí ngay từ khâu thiết kế, xây dựng chính sách, chương trình.
Video đang HOT
Nhiều trường hợp, do yêu cầu của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, chủ đầu tư phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần, phải liên hệ giao dịch với nhiều cơ quan khác nhau, nên mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí của chủ đầu tư.
Tình trạng tham nhũng, bôi trơn, chi phí không chính thức còn nặng nề, diễn ra ở nhiều khâu, phức tạp, khó kiểm soát, từ khâu quy hoạch, chủ trương dự án, nghiên cứu dự án, quyết định phê duyệt dự án, giải ngân, đấu thầu, thuế, kho bạc, nghiệm thu… đều có hình bóng của tiêu cực. “Chúng ta phải chống cái này cho bằng được”, Thủ tướng nói, không để tình trạng “có 300 lạng việc này mới xong”. Do đó, vấn đề công khai minh bạch trong đầu tư xây dựng rất quan trọng.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Dẹp bỏ ngay tình trạng “quân xanh, quân đỏ”
Chỉ ra tình trạng chọn nhà thầu tùy tiện, “đất mà tự giao nhà đầu tư làm thì thất thoát lớn”, Thủ tướng yêu cầu, không được bán chỉ định. Tài sản đất đai phải đấu giá công khai để thu lợi cho Nhà nước là một yêu cầu hiện nay. “Chúng ta bị thất thoát trong vấn đề này rất lớn, cần phải chấn chỉnh. Không được quân xanh, quân đỏ, phải dẹp ngay tình trạng này”.
Tình trạng ôm đồm, không phân cấp triệt để, tình trạng thiếu quy hoạch chi tiết dẫn tới xin-cho còn diễn ra trong các dự án đầu tư xây dựng mà chúng ta cần khắc phục.
Trước tồn tại, bất cập nêu trên, Thủ tướng nêu hàng loạt định hướng tháo gỡ, khắc phục. Đó là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư triển khai theo đúng tiến độ với chất lượng cao.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng: Các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết thì kiên quyết loại bỏ hoặc lồng ghép trong các thủ tục khác.
Hoan nghênh nhiều bộ đã công bố cắt giảm trên 50% điều kiện kinh doanh, Thủ tướng mong Bộ Xây dựng cần sớm công bố việc cắt giảm này. Bộ Xây dựng cũng như các bộ, ngành, địa phương cần tiếp thu các ý kiến, khẩn trương giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các hiệp hội, chủ đầu tư, các doanh nghiệp để có văn bản chỉ đạo cắt giảm ngay các thủ tục không cần thiết.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, hệ thống định mức và giá xây dựng… để tăng cường quản lý đầu tư xây dựng.
Không thanh tra, kiểm tra chồng chéo kéo dài đối với các công trình xây dựng nhưng thanh tra một lần và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm.
Phải tăng cường đối thoại tháo gỡ khó khăn vướng mắc vì nhiều vấn đề không thể tháo gỡ ngay được.
Giao nhiệm vụ sửa đổi hàng loạt thể chế, chính sách
Tại Hội nghị, Thủ tướng giao hàng loạt nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, tập trung nhiều vào việc sửa đổi thể chế, chính sách pháp luật.
Trước hết, đối với Bộ Xây dựng, cần hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật Quản lý phát triển đô thị trong đó làm rõ các nội dung còn vướng mắc hiện nay.
Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật sửa 4 Luật: Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Quy hoạch đô thị trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 6.
Khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Nghị định số 37 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công theo hướng sửa đổi tiêu chí phân loại dự án; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư… Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo hướng: Sửa đổi đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; ngành nghề ưu đãi đầu tư; tiêu chí xác định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng…
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư theo hướng mở rộng phạm vi chỉ định thầu đối với một số loại quy hoạch xây dựng thuộc đối tượng phải thi tuyển ý tưởng quy hoạch; sửa đổi quy trình, hình thức lựa chọn nhà đầu tư… nhằm khắc phục những bất cập trong lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư…
Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp theo hướng thống nhất về thẩm quyền quyết định đầu tư với pháp luật về xây dựng…
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai theo hướng thống nhất về thời gian chậm triển khai thực hiện dự án bị thu hồi đất giữa Luật Đất đai và Luật Đầu tư; mở rộng các hình thức bảo đảm thực hiện dự án; đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời đúng trọng tâm, nội dung kiến nghị và kịp thời đối với các vướng mắc, kiến nghị thuộc phạm vi quản lý của mìnht theo hướng các vướng mắc, kiến nghị đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng do cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất thì cần có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất. Các vướng mắc, kiến nghị chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã được quy định nhưng còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp thì cần nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời. Các vướng mắc, kiến nghị phát sinh do hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện thì cần kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện.
Các văn bản trả lời vướng mắc, kiến nghị phải được gửi đến cá nhân, tổ chức có kiến nghị; đồng thời, gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội, đăng tải trên Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị; đăng tải các nội dung trả lời vướng mắc, kiến nghị ngay sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Sau hội nghị này, Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng, hoàn thiện Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng.
Theo Đức Tuân (Chinhphu.vn)
TP.HCM mời gọi đầu tư làm nhà ở xã hội
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương sử dụng khu đất tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với diện tích khoảng 13.449m2 và khu đất tại số 1/180A1 khu phố 5, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, quận 12 với diện tích khoảng 6.017m2 để mời gọi đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
Động thái trên nhằm triển khai đề án kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, TP.HCM sẽ tập trung đầu tư xây dựng 37 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất là 134,89 ha, quy mô khoảng 43.624 căn hộ; phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 29 dự án với tổng diện tích đất là 46,69 ha, quy mô 19.436 căn hộ.
Cũng trong giai đoạn này, thành phố dự kiến hoàn thành 8 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng diện tích đất là 18,60ha, quy mô 4.962 phòng, đáp ứng cho 31.180 chỗ ở tập trung cho công nhân.
Thành phố dự kiến sẽ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với nhiều loại giá khác nhau, từ 300 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng mỗi căn.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Niềm vui lớn trước thềm Xuân mới của cô, trò trường Trung học cơ sở Thịnh Liệt Một con số hết sức đáng suy nghĩ là hơn 13 năm kể từ khi thành lập quận Hoàng Mai, Trường THCS Thịnh Liệt chưa được đầu tư xây dựng. Nhu cầu học đúng tuyến của học sinh cấp 2 ở phường Thịnh Liệt là hơn 1.000, song chỉ một nửa con số ấy được đáp ứng. Trong thời gian không xa, các...