Không để thoát tội phạm biến tiền “bẩn” thành tiền “sạch”
Nghị quyết 03/2019 của Hội đồng Thẩm phán đã hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội “ Rửa tiền” có hiệu lực từ 7-7. Ngoài ra, nhiều nghị định mới cũng có hiệu lực từ tháng 7
Ở Việt Nam, rửa tiền là loại tội phạm khá mới nhưng hiện loại tội phạm này đang có những diễn biến phức tạp, tác động xấu đến nền kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tội “Rửa tiền” lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, ô tô, vàng bạc, đá quý,…sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền “bẩn” thu được từ các hoạt động tội phạm.
Những hành vi được coi là phạm tội rửa tiền
BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội “Rửa tiền” nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ ràng, cụ thể, vẫn phải hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Do đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24-5 hướng dẫn áp dụng Điều 324 của BLHS về tội “Rửa tiền”. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7-7.
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP làm rõ khái niệm “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Bốn trường hợp được giải thích cụ thể, như: người phạm tội trực tiếp biết tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có; biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về tội phạm nguồn; bằng nhận thức thông thường và theo quy định của pháp luật phải biết được nguồn gốc tiền do phạm tội mà có.
Có 5 tình tiết lớn để định tội, gồm:1- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có); 2- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có); 3- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh (dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi); 4- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác (dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác); 5- Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất tài sản (cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ như cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ…).
Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội “Rửa tiền” nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng (ảnh: Internet)
Án lệ được áp dụng sau 30 ngày kể từ khi công bố
Video đang HOT
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ ngày 18-6, có hiệu lực từ ngày 15-7.
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND Tối cao công bố là án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của TAND Tối cao để các tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, cá nhân, tổ chức tham gia ý kiến trong 30 ngày. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
Dùng điện để khai thác thủy sản, phạt đến 50 triệu đồng
Từ ngày 5-7, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản sẽ được áp dụng theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản được quy định như sau: Dùng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá: Phạt từ 03 – 05 triệu đồng; Dùng kích điện hoặc dùng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt từ 15 – 20 triệu đồng nếu tàu cá dưới 12m; từ 20 – 30 triệu đồng nếu tàu cá từ 12 – 15m và từ 30 – 40 triệu đồng nếu tàu cá từ 15m trở lên. Dùng điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt từ 40 – 50 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, người có hành vi dùng điện để khai thác thủy sản còn có thể bị tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 – 06 tháng…
6 trường hợp không được đề nghị đặc xá
Theo Luật Đặc xá 2018, người có đủ điều kiện theo quy định để đề nghị đặc xá vẫn không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau: Bị kết án phạt tù thuộc vào 16 tội danh theo quy định tại Luật này; Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng TNHS; Đang bị truy cứu TNHS về hành vi phạm tội khác; Trước đó đã được đặc xá; Có từ 02 tiền án trở lên; Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Theo nld.com.vn
Sẽ mạnh tay hơn với vi phạm trong khai thác thủy sản
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, việc ban hành Nghị định 42/2019 xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho thấy quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ xây dựng một nghề cá có trách nhiệm.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.
Dù Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn chuyến kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến tháng 11/2019 thay vì đầu tháng 6 tới, nhưng rõ ràng những việc Việt Nam cần phải triển khai là rất nhiều để có thể gỡ "thẻ vàng" của EC về khai thác IUU. Xin Thứ trưởng cho biết, đến nay, chúng ta đã khắc phục được đến đâu?
Tàu cá có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng nếu vi phạm vùng biển nước ngoài (ảnh minh họa). Ảnh: tư liệu
- Chỉ trong thời gian ngắn, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành hai văn bản quan trọng, một là Quyết định 596/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản đã cho thấy nỗ lực của Chính phủ, ngành chức năng, các địa phương trong việc thực hiện khuyến nghị này.
Trên thực tế, ngay khi EC áp "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam, ngay lập tức Chính phủ, ngành chức năng đã nỗ lực hoàn thiện khung khổ luật pháp quan trọng để xây dựng một nghề cá có trách nhiệm và minh bạch.
Luật Thủy sản 2017 nhanh chóng được thông qua sau khi đã có những điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế; Chính phủ cũng đã ban hành 2 nghị định, 8 thông tư, Bộ NNPTNT cũng đã có hàng loạt văn bản yêu cầu các địa phương tích cực vào cuộc. Tất cả các văn bản này khi ban hành đều có sự tham khảo ý kiến của EC.
Ngay sau khi ban hành các văn bản, Bộ NNPTNT, các địa phương đã triển khai nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến, đưa luật vào cuộc sống. Bộ cũng thành lập nhiều đoàn kiểm tra đến 28 tỉnh, thành ven biển, xuống từng con tàu, lật từng quyển sổ nhật ký để kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị.
Quá trình thực hiện cho thấy, nhiều địa phương đã nỗ lực vào cuộc nhưng cũng có nơi làm chưa tốt, nói cách khác là vẫn "trên nóng dưới lạnh".
Rất may là từ đầu năm 2018 đến cuối 2018, chưa phát hiện vụ việc tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép tại các quốc đảo Thái Bình Dương. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra và diễn biến phức tạp, đã xảy ra 16 vụ/26 tàu/96 ngư dân vi phạm. Lực lượng biên phòng đã tiếp nhận, điều tra, xác minh 155 ngư dân và 4 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ được trao trả về nước; xử lý vi phạm hành chính 14 trường hợp tàu cá ngư dân ta vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác với số tiền là 586 triệu đồng.
Việc giám sát lộ trình hoạt động của tàu cá, phân loại thủy sản tại nguồn, ghi chép nhật ký khai thác phần lớn chủ tàu làm chưa tốt (số tàu ghi chép đầy đủ mới chỉ chiếm 21%). Rõ ràng, những công việc này đòi hỏi các địa phương, lực lượng chức năng phải nỗ lực hơn nữa mới có sự chuyển biến.
Theo đại diện nhiều địa phương, một trong những nguyên nhân tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là do khung hình phạt còn thấp, thậm chí dẫn đến hiện tượng nhờn luật khi đã có nhiều đối tượng bị nước ngoài bắt giữ do khai thác hải sản trái phép được Nhà nước bỏ tiền ra hỗ trợ cho về nhưng sau đó vẫn tái phạm nhiều lần. Những quy định mới trong Nghị định 42 có hiệu lực vào ngày 5/7/2019 liệu có chấm dứt được tình trạng này không, thưa Thứ trưởng?
- Đó là điều chúng ta đang kỳ vọng. Theo nghị định xử phạt mới, mức phạt sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Ví dụ, tàu cá từ 24m trở lên vi phạm một trong các hành vi sau có thể bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng: Khai thác tại vùng biển không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn, vùng biển nước ngoài; không trang bị giám sát hành trình; khai thác quá mức cho phép...
Ngoài việc tịch thu sản phẩm khai thác, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng văn bằng, tước giấy phép khai thác thủy sản từ 6 - 12 tháng, chủ tàu còn phải bỏ ra toàn bộ chi phí đưa ngư dân bị bắt giữ do khai thác trái phép ở nước ngoài về nước. Điều từ trước đến nay Nhà nước vẫn làm, nhiều đối tượng được hỗ trợ đưa về nhưng sau đó vẫn tái phạm.
Bên cạnh đó, việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định sẽ được kỳ vọng tạo ra chuyển biến lớn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Với sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, các thành viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các bộ ngành liên quan và 28 địa phương, chắc chắn việc triển khai chống khai thác IUU sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Dù còn quá sớm để có thể biết EC có gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam trong lần kiểm tra tới hay không nhưng theo Thứ trưởng chúng ta có thể kỳ vọng gì vào điều này sau khi đã triển khai rất nhiều giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài?
- Với khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ, cộng với quyết tâm của Chính phủ, ngành chức năng, chúng ta có thể hy vọng vào những đánh giá tích cực hơn từ phía EC. Để chuyển từ nghề cá nhân dân, đánh bắt manh mún sang một nghề cá theo chuỗi khép kín, theo tiêu chuẩn là việc không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Thay đổi nhận thức là cả một quá trình, vì vậy, phải đẩy mạnh tuyên truyền để ngư dân thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Danviet
Bắt tàu khai thác thủy sản trái phép Lúc 22 giờ, ngày 23-5, tại khu vực biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Hải đội 2 BĐBP phối hợp với Đồn Biên phòng Cô Tô và Quan Lạn, BĐBP Quảng Ninh phát hiện và bắt giữ 2 tàu vỏ sắt đang sử dụng giã cào khai thác thủy sản trái phép. Phương tiện và tang vật bị bắt giữ. Ảnh: Xuân Hùng...