Không để thiếu điện trong năm 2019
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và lãnh đạo Bộ Công Thương đều khẳng định, không để xảy ra thiếu điện sản xuất, sinh hoạt trong năm 2019.
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng
Lãnh đạo EVN cảnh báo sau năm 2020 sẽ thiếu điện
Bộ Công Thương và EVN: Kêu gánh nặng bù lỗ, cảnh báo thiếu điện
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 3/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu của Thủ tướng là không để xảy ra thiếu điện trong năm 2019, không để thiếu điện trong sản xuất và trong sinh hoạt.
Thủ tướng đã nhiều lần gửi thư, nhắc nhở Bộ Công Thương về việc này. Cùng với đó, phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Nếu không thực hiện tốt sẽ có trách nhiệm của cơ quan liên quan.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trước kia có tình trạng tồn đọng 12 triệu tấn than, trong khi đó giá than thế giới rẻ, nhưng giờ lại tăng vọt lên, chính vì thế không còn than tồn nữa. Nhu cầu than cho nhiệt điện, trong sản xuất tăng lên, và việc này phải chủ động phối hợp xử lý.
Liên quan đến việc thiếu than cho ngành điện, PV đặt câu hỏi, Bộ Công Thương có kịch bản đối phó với việc này?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp, có xem xét rất kỹ về kinh phí sản xuất kinh doanh của EVN. Tính đơn giản trừ chi phí và số tiền bán điện thu về, ông Hải khẳng định, kinh doanh điện 2017 đang bị lỗ. Cộng đầu thu chi, chênh lệch tỉ giá thì ngành điện lỗ 2,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2017 chứ không phải có lãi.
Về điều hành điện 2019, hiện đã đưa ra 4 kịch bản tương ứng. Bộ Công Thương sẽ xem xét kịch bản giá định và xem xét tác động trong việc tăng giá điện và sẽ có báo cáo trong tháng này.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, thực tế nhiều hồ thủy điện xảy ra khô hạn những tháng cuối năm 2018, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện 2019. Tuy nhiên Bộ có yêu cầu cung cấp theo 4 kịch bản nêu trên và cả 4 phương án đều đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.
LUÂN DŨNG – VĂN KIÊN
Theo PLO
EVN báo lãi gần 2.800 tỉ đồng
Không tính tới thu nhập từ sản xuất khác, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm vừa qua lãi 2.792 tỉ đồng.
Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115,76 tỉ đồng - Ảnh: Internet
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo "Công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam" ngày 30.11. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115 tỉ đồng, gồm thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng là 726 tỉ đồng.
Thu nhập hoạt động tài chính của công ty mẹ (EVN) gồm: lãi tiền gửi, thu nhập từ phí cho vay lại, lãi cho vay lại là 1.637,04 tỉ đồng. Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia của công ty mẹ EVN là 785 tỉ đồng và thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của các tổng công ty điện lực là 321 tỉ đồng.
Theo đó, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN lãi 2.792 tỉ đồng, không tính tới thu nhập từ sản xuất khác.
Cũng theo ông Tuấn, năm 2017, việc vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh mới thực hiện thí điểm, vận hành trên giấy, chưa có thanh toán thật nên chưa có ảnh hưởng tới giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm 2017.
Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 291.278 tỉ đồng, gồm thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đồng/kWh. Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 220.915 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.264,89 đồng/kWh. Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.997 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103,05 đồng/kWh.
Nói về các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017, đại diện Cục Điều tiết điện lực nêu rõ riêng số dư chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là 1.940,29 tỉ đồng và khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2017 khoảng 3.071 tỉ đồng.
"Ngoài hai khoản trên thì các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện các năm trước cũng chưa được tính vào giá điện," đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết thêm.
Trước đó tại buổi họp Ban chỉ đạo giá cuối tháng 9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết giá bán lẻ điện có thể sẽ được điều chỉnh trong năm 2019 do tổng chi phí bị "đội" lên năm 2018 và 2019 của EVN khoảng 20.735 tỉ đồng.
Đợt tăng giá bán lẻ điện gần nhất là 1.12.2017. Theo đó, mỗi kWh điện tăng lên mức 1.720,65 đồng (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 6,08% so với trước đó.
Tuyết Nhung
Theo Laodong
Tập đoàn EVN lỗ hơn 2.200 tỷ đồng, kịch bản nào cho giá điện 2019? Đại diện Bộ Công Thương thông tin, năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN lỗ hơn 2.200 tỷ đồng. Trong khi đó, các phương án về cung ứng điện năm 2019 cho thấy, sẽ không lo thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ chiều 3-12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ...