Không để tái diễn âm mưu thành lập ‘Nhà nước riêng’ ở Điện Biên
Kết hợp giữa tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, đến nay Công an tỉnh Điện Biên đã làm tan rã 3 tổ chức phản động tuyên truyền thành lập ‘Nhà nước riêng’ của người Mông.
Nằm ở vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng phía Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên có hơn 30% dân số là người dân tộc Mông. Năm 2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé đã xảy ra sự kiện tụ tập hơn 7.000 người đòi thành lập “Nhà nước riêng” của người Mông. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và Công an tỉnh Điện Biên, đến nay phần lớn người dân đã hiểu được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, không còn tin theo những luận điệu xuyên tạc, dối trá. Tuy nhiên ở một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp liên quan đến các hoạt động tuyên truyền ly khai tự trị.
Theo Công an tỉnh Điện Biên, những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong đã kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Thủ đoạn của các đối tượng này rất đa dạng nhưng chủ yếu dựa vào tuyên truyền dối trá, những lời hứa hão huyền về “ Vua Mông”.
Trung tá Hoàng Hà, đội trưởng An ninh dân tộc, phòng An ninh nội địa PA02, Công an tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Trọng Phú)
Trao đổi với VOV.VN, Trung tá Hoàng Hà, Đội trưởng An ninh dân tộc, Phòng An ninh nội địa PA02, Công an tỉnh Điện Biên cho biết: “Về phương thức thủ đoạn, các đối tượng triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, lôi kéo người dân trên địa bàn. Thứ hai là lợi dụng tâm lý về dân tộc, sự thiếu hiểu biết của người dân để lôi kéo. Đặc biệt, các đối tượng còn lợi dụng các yếu tố về thần quyền giáo lý, niềm tin tôn giáo để tuyên truyền gian dối, tập hợp lực lượng. Cụ thể như: Tới đây Chúa tái lâm về để cứu vớt người Mông. Điển hình là vụ tập trung đông người ở bản Huổi Khon, tụ tập hơn 7.000 người để “đón Vua” xảy ra vào năm 2011″.
Cũng theo Trung tá Hoàng Hà, các đối tượng dàn dựng kịch bản “đón Vua” một cách rất huyễn hoặc. Chúng tuyên truyền người Mông cứ đến quả núi ở bản Huổi Khon, nếu thấy đám mây từ trên trời sà vào ai thì người đó được chọn làm “Vua”. Người Mông đi theo “Vua” thì không cần làm mà vẫn có rượu thịt ăn. Chỉ với viễn cảnh ngây thơ, vô căn cứ như vậy nhưng năm 2011 đã có hơn 7.000 người, chủ yếu là người Mông tại Điện Biên và từ các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Gia Lai, Đắk Lắk… tụ tập tại Huổi Khon. “Vua” thì chẳng thấy đâu nhưng chỉ thấy đói rét, thiếu thốn bủa vây đoàn người này. Sau đó là hàng loạt đối tượng đã bị lực lượng chức năng xử lý.
Video đang HOT
Kết hợp giữa tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, các cấp chính quyền và Công an tỉnh Điện Biên đến nay đã cơ bản củng cố, chuyển hóa địa bàn bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền thành lập “Nhà nước riêng”. Một số địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp liên quan đến hoạt động này nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
Bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Qua quá trình đấu tranh, lực lượng chức năng đã làm tan rã 3 tổ chức phản động, bắt và xử lý 107 đối tượng cầm đầu, cốt cán; kiểm điểm, răn đe giáo dục 158 đối tượng; tuyên truyền vận động, cảm hóa 683 đối tượng. Ngoài ra còn 15 đối tượng đang bị truy nã trên địa bàn. Hiện Công an tỉnh Điện Biên về cơ bản đã kiềm chế hoạt động tuyên truyền, tác động lôi kéo từ ngoài vào, quản lý chặt chẽ để ngăn các đối tượng tái hoạt động trở lại.
Bên cạnh việc xử lý nhóm đối tượng cầm đầu, các cấp chính quyền và lực lượng chức năng cũng có những biện pháp hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân tộc để họ ổn định cuộc sống, tập trung làm ăn phát triển kinh tế và không nghe theo những lời xúi giục huyễn hoặc từ các đối tượng phản động.
Trung tá Giàng A Minh, Phó trưởng phòng An ninh nội địa PA02 – Công an tỉnh Điện Biên cho biết: “Lực lượng chức năng tham mưu với các cấp chính quyền, tăng cường triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế. Hỗ trợ cây giống, con giống, hỗ trợ làm nhà cho các trường hợp bị lầm lỡ trở về địa phương để trở thành công dân tốt. Đặc biệt là hỗ trợ hơn 1.000 ngôi nhà cho người dân nghèo của Bộ Công an. Đến nay các ngôi nhà đã triển khai xong và người dân vào ở được một thời gian”.
Trung tá Giàng A Minh, Phó trưởng phòng An ninh nội địa PA02 – Công an tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Trọng Phú)
Chương trình hơn 1.000 ngôi nhà mơ ước cho người dân nghèo của Bộ Công an triển khai tại Điện Biên có sự tham gia của các đơn vị Công an tỉnh, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc (Bộ Công an), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các nhà tài trợ đã triển khai và hoàn thiện nhà ở cho 380 hộ. Ngoài ra hỗ trợ 650 hộ tự thi công, mang lại mái ấm cho hàng nghìn người dân ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Cảnh giác những chiêu trò xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên
Tây nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước ta.
Đồng thời, đây cũng là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung hoạt động chống phá trên nhiều mặt, nổi lên gần đây là hoạt động xuyên tạc về tôn giáo do các đối tượng FULRO lưu vong thực hiện...
Từ thực tiễn đời sống xã hội cho thấy sinh hoạt tôn giáo hiện nay ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật. Tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện hoạt động tốt nhất, thế nhưng thời gian gần đây, các đối tượng FULRO lưu vong vẫn không ngừng xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên bằng những luận điệu hết sức lố bịch nhằm vu khống, chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Để thực hiện mưu đồ này, bọn chúng tìm cách tiếp xúc với những cá nhân, nhân vật bất mãn trong các tôn giáo để phỏng vấn, ghi hình... sau đó tung lên mạng với luận điệu vu khống: "Chính quyền vẫn hạn chế tôn giáo", "Chính quyền áp đặt tôn giáo"... nhằm mục đích vu cáo chính quyền Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tổ chức nghi lễ cúng mừng năm mới.
Điển hình như trang "Người Thượng vì công lý" đã đăng tải nhiều bài viết xoay quanh nội dung "Chính quyền tấn công Đạo Tin lành người Thượng ở Tây Nguyên" nhân vụ khủng bố ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6 vừa qua trên Facebook với lời lẽ xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cụ thể, cuối tháng 12/2023, trang này đã liên tục "rêu rao" với những lời lẽ hết sức lố bịch như: "Chính phủ Việt Nam chấm dứt chính sách đàn áp tôn giáo đối với người Thượng. Như hôm nay, chính quyền đang giữ người không thông báo đối với thầy Y Cung Niê, Y Nuêr Buondap, Y Thinh Niê, Y Phúc Niê... hiện nay Công an đang giữ điều tra về vấn đề yêu cầu chính quyền hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại nhà, chính quyền gọi mời làm việc với nội dung hướng dẫn về việc sinh hoạt nhưng từ hôm qua chưa có thông tin hay thông báo gì về cho gia đình và đã giữ người tùy tiện...".
Hay như trước đó vào ngày 22/11/2023, trang này từng viết "Chính quyền Đắk Lắk gia tăng đàn áp "Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên"". Chúng cho rằng, chính quyền một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk tăng cường sách nhiễu và đàn áp các thành viên thuộc "Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên", buộc họ không được tụ tập cầu nguyện và phải rời bỏ nhóm tôn giáo này. Trang này rao giảng: "Khi hàng chục tín đồ đang tập trung tại nhà của bà H Ik Kbuôr, là vợ của "thầy truyền đạo" Y Krec Byă ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn vào ngày 15/11 thì Công an và cán bộ địa phương xông vào yêu cầu giải tán và lập biên bản về việc tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép. Đến ngày 17/11, Công an huyện Buôn Đôn đã triệu tập nhiều người tham gia "buổi sinh hoạt tôn giáo" tại nhà bà H Ik Kbuôr để "tra khảo" và "ép" ký cam kết không tái phạm...".
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, đây chính là những đối tượng tham gia sinh hoạt tôn giáo trái phép, tập trung đông người, không xin phép cũng như chưa được cơ quan chức năng đồng ý, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Hay như trên trang Facebook cá nhân của đối tượng Y Quynh Buon Dap, kẻ cầm đầu cái gọi là "Nhóm người Thượng vì công lý" đang sống lưu vong tại Thái Lan và đang bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra lệnh truy nã đặc biệt về tội: "Khủng bố" liên quan đến vụ việc ngày 11/6 tại Đắk Lắk.
Trên trang cá nhân của mình, đối tượng Y Quynh Buon Dap rêu rao: "Những hoạt động của tôi là về lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam. Mọi hoạt động của "Nhóm Người Thượng vì công lý" với mục đích là đấu tranh cho công lý và đấu tranh ôn hòa. Tôi biết rằng nhà nước Việt Nam đã lợi dụng vụ này và vu khống cho "Nhóm Người Thượng vì công lý" của chúng tôi...".
Trên thực tế, cái gọi là "Nhóm Người Thượng vì công lý" do đối tượng Y Quynh Buon Dap cầm đầu, với các hoạt động chống phá, như: Chỉ đạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên lợi dụng, núp bóng tôn giáo để lôi kéo người dân, tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo"; liên hệ, vận động các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam can thiệp, giúp đỡ để "Nhóm Người Thượng vì công lý" được hoạt động công khai trong nước.
Ngoài ra, đối tượng Y Quynh Buon Dap cũng đã liên tục liên kết với một số tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài như: "Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS", nhóm "Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên"... sử dụng không gian mạng, tổ chức tập huấn nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm đào tạo, huấn luyện, tạo dựng "ngọn cờ" trong nước và thu thập thông tin, tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo, chống phá.
Thượng tá Lữ Thị Anh Đào, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình trên, các lực lượng của Công an tỉnh đã đấu tranh quyết liệt, không để các đối tượng đội lốt tôn giáo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. "Đến nay, qua công tác cảm hóa giáo dục, đấu tranh xử lý của lực lượng Công an tỉnh, đã có nhiều trường hợp bị các đối tượng phản động dụ dỗ, lôi kéo, tin theo đã nhận thức rõ sai phạm, từ bỏ và quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy, ổn định trong các tổ chức, nhóm phái Tin lành hợp pháp", Thượng tá Đào thông tin.
Hải Dương: Công an hướng dẫn bịt 'lỗ hổng' để ngăn kẻ xấu chỉnh sửa bảng LED Công an tỉnh Hải Dương vừa có văn bản gửi các đơn vị trên địa bàn tỉnh rà soát, kiểm tra lại hệ thống màn hình được lắp đặt tại cơ quan, khi thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng nhiều bảng LED bị kẻ xấu chỉnh sửa. Ngày 25.11, thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương cho biết, vừa...