Không để người dân thiếu đói và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất
Dịch COVID-19 càng phức tạp thì cần đẩy nhanh việc triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, với mục tiêu không để người dân bị thiếu đói, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh trên cơ sở đáp ứng các điều kiện “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Cán bộ Phường 1, Quận 3 (TP Hồ Chí Minh) chi trả hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đây là nội dung trọng tâm mà Thứ trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt tại phía Nam của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi đề nghị đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam sau chuyến khảo sát, kiểm tra tình hình triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ tại các địa phương, vào ngày 30/7.
Theo ý kiến của Tổ công tác đặc biệt tại phía Nam của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện tại, tất cả 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã ban hành kế hoạch triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc chi trả theo gói hỗ trợ vẫn còn chậm do một số địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là lao động nghèo, doanh nghiệp có nhu cầu vốn để trả lương cho người lao động hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh.
Để gói hỗ trợ của Chính phủ nhanh chóng đến với người dân, người lao động và người sử dụng lao động, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phía Nam triển khai theo hướng phân loại địa phương thành từng nhóm thụ hưởng chính sách. Trong đó, nhóm 1 gồm các địa phương ảnh hưởng nặng do đại dịch COVID-19 và đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16; nhóm 2 gồm các địa phương bị ảnh hưởng cục bộ tại một số địa bàn; nhóm 3 gồm những địa phương bị ảnh hưởng không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân cơ bản được đảm bảo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, việc chia nhóm như trên sẽ làm cơ sở cho việc chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện Nghị quyết 68; không đánh đồng việc triển khai chính sách hỗ trợ, tạo áp lực cho các địa phương, tránh trục lợi chính sách.
Video đang HOT
Về hoạt động “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” tại doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phía Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi đồng tình với quan điểm của lãnh đạo các tỉnh, thành phố đang thực hiện với nguyên tắc doanh nghiệp nào không đáp ứng an toàn phải dừng hoạt động. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi đề nghị các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an sinh xã hội tại khu cách ly của các doanh nghiệp, bảo đảm đời sống của người lao động.
Theo Tổ công tác đặc biệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố về việc điều chỉnh phân công theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng công bố 6 số điện thoại đường dây nóng theo từng lĩnh vực (gồm: 0886487322, 0911011166, 0911151166, 0911154488, 0911191122, 0911041122) để giải đáp phản ánh, kiến nghị của người dân, người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình triển khai gói chính sách hỗ trợ tại các địa phương.
Tổ công tác đặc biệt đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các địa phương thực hiện nghiêm công văn 2402 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở xã hội. Tổ công tác đề xuất các tỉnh, thành phố xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên và đối tượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quản lý tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở trợ giúp xã hội nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
Sẽ có hướng dẫn người lao động nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng
Theo Bộ LĐ-TB&XH, gói hỗ trợ lần hai được thiết kế giản lược tối đa thủ tục để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách...
Sau khi Chính phủ ban hành gói an sinh 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo quyết định để triển khai gói này.
Theo đó, người lao động bị mất việc trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được nhà nước hỗ trợ 3.710.000 đồng/người.
Trường hợp người lao động đang mang thai hoặc có con nhỏ chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ tiếp 1 triệu đồng/trẻ em.
Người lao động tự do sẽ giao cho các địa phương hỗ trợ. Ảnh: V.LONG
Theo dự thảo, để nhận được số tiền này, người lao động cần cung cấp các giấy tờ như quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm xã hội. Còn phụ nữ mang thai cần có giấy chứng nhận của cơ sở y tế. Với trường hợp lao động có con nhỏ cần mang giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Cuối cùng, người lao động bị mất việc phải gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để được xem xét.
Với người lao động bị ngừng việc, nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Trường hợp người lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng; hoặc có con nhỏ dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ.
Tuy nhiên để nhận khoản tiền này, người lao động cần cung cấp văn bản yêu cầu cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 1-5 đến hết năm 2021. Song song đó, phải xin xác nhận của cơ quan bảo hiểm về việc đã tham gia bảo hiểm.
Trường hợp người lao động mang thai thì xin giấy xác nhận của cơ sở y tế. Còn người lao động nuôi con nhỏ phải có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Đối với nghệ sĩ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) cũng được Chính phủ hỗ trợ một lần với số tiền 3.710.000 đồng/người.
Tuy nhiên điều kiện để nghệ sĩ nhận số tiền trên phải là người bị tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1-5 đến hết năm 2021. Hồ sơ hưởng sẽ do các đơn vị sự nghiệp công lập và trình.
Hướng dẫn viên du lịch cũng được Chính phủ hỗ trợ một lần với số tiền 3.710.000 đồng/người. Điều kiện hưởng là người có thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lần đầu trước ngày 1-5; có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch...
Để nhận được số tiền trên, hướng dẫn viên du lịch cần cung cấp hợp đồng lao động, thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Sau đó, gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được xem xét hỗ trợ.
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng lần này được xây dựng trên tinh thần thiết kế giản lược tối đa thủ tục để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách.
"Nếu so với gói hỗ trợ trước thì gói hỗ trợ lần hai giảm khoảng 2/3 thủ tục. Riêng chính sách hỗ trợ lao động tự do, nghị quyết của Chính phủ đã giao về các địa phương căn cứ vào điều kiện của mình, khả năng ngân sách để chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, xác định mức tiền..."- ông Dung cho hay.
Bình Dương: Hơn một triệu lao động được hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP Đến nay, Bình Dương có hơn 14 đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với hơn một triệu lao động, theo đúng tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngày 28/7, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết: "Công tác hỗ trợ người lao...