Không để mất một tấc biển đảo

Theo dõi VGT trên

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. VN có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền và vấn đề này nhất quán trước sau như một.

Gần 1.000 kiều bào tiêu biểu từ 104 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (về dự hội nghị người VN ở nước ngoài lần thứ hai đang diễn ra tại TP.HCM) đã đồng loạt vỗ tay khi thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) – tuyên bố như thế về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước.

Cần phải tạo được sự đồng thuận cao nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc để chống lại các thế lực xâm lăng

Ông Đinh Viết Tứ

Việt kiều Mỹ

Bảo vệ bằng mọi khả năng

Biển Đông là vùng biển rộng lớn, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, có 10 nước và vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp. Lịch sử lâu dài đã khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, nhưng trên thực tế đã có xảy ra tranh chấp. Những lo lắng và băn khoăn của kiều bào dường như được xua tan khi thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn thẳng thắn lý giải nguyên nhân.

Theo thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, ở quần đảo Hoàng Sa có 30 đảo lớn, đảo chìm và bãi ngầm. Năm 1954, Pháp rút khỏi VN để thực hiện Hiệp định Genève, quân đội ta từ miền Nam tập kết ra Bắc. Trong bối cảnh chúng ta chưa đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội đán.h chiếm cụm đảo phía đông của Hoàng Sa, trong đó có Phú Lâm là đảo lớn nhất, nơi Trung Quốc đang xây dựng thành trung tâm của cái gọi là “TP.Tam Sa” và xây sân bay có thể cất và hạ cánh cho Su 27, Su 30. Khi quân đội Mỹ rút khỏi VN để thực hiện Hiệp định Paris, và được sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc dùng vũ lực đán.h chiếm toàn bộ cụm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974 rồi chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.

Trong phiên bế mạc hội nghị vào chiều qua, các đại biểu kiều bào đã quyên góp được hơn 20.000 USD ủng hộ Trường Sa. Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài đã tiếp nhận số tiề.n này để chuyển đến giúp đỡ quân và dân đang ngày đêm bảo vệ vùng đất thiêng của Tổ quốc trên biển Đông.

Đối với quần đảo Trường Sa, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định VN là nước đầu tiên làm chủ, nhưng với một vùng biển rộng lớn, trong khi lực lượng hải quân nhỏ bé và điều kiện phát triển còn hạn chế trước đây, chúng ta chỉ đóng giữ ở một số đảo. Năm 1988, tiếp tục lợi dụng lúc chúng ta đang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấ.n côn.g chiếm 7 bãi đá ngầm của VN ở quần đảo Trường Sa.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn nhấn mạnh: “Xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước, chúng ta liên tục và cố gắng bảo vệ chủ quyền bằng mọi khả năng nhưng trong những thời điểm, điều kiện khó khăn nhất định, chúng ta đã không thể giữ trọn tất cả các điểm đảo. Đó là lịch sử để lại như thế. Còn từ đó (năm 1988 – PV) đến nay, VN không để mất một tấc biển đảo nào và chúng ta quyết không bao giờ để chuyện này xảy ra”.

Video đang HOT

Thiếu tướng Tuấn nói thêm: “Khi xảy ra tranh chấp, chúng tôi biết bà con ở nước ngoài rất lo lắng. Sự quan tâm của bà con là thể hiện lòng yêu nước. Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc VN là một, chủ quyền của VN là bất khả xâm phạm”, đồng thời mong muốn bà con có cách nhìn nhận đúng và tin tưởng vào quyết tâm của đất nước trong việc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là sẽ không bao giờ nhân nhượng để Trung Quốc thực hiện việc độc chiếm biển Đông.

Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc VN là một, chủ quyền của VN là bất khả xâm phạm

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn

Sức mạnh của đoàn kết

Cộng đồng kiều bào quan tâm đặc biệt đến vấn đề biển Đông. Nhiều người ủng hộ việc Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam, cho rằng đây là một hoạt động lập pháp cần thiết nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của đất nước đồng thời phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của VN tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước.

Bộ Ngoại giao đán.h giá một đóng góp mới và có hiệu quả của cộng đồng kiều bào, đặc biệt là giới trí thức, đó là đã tích cực tham gia đấu tranh cho chủ quyền biển đảo của nước ta. Kết quả là đã hạn chế được một số tạp chí quốc tế đăng bài của tác giả Trung Quốc kèm theo bản đồ có “đường lưỡi bò” phi lý đã buộc Google phải hiệu chỉnh các bản đồ có thông tin sai lệch về chủ quyền của VN.

Ông Đinh Viết Tứ (Việt kiều Mỹ) nói: “Phần lớn kiều bào cảm thông với nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ cực đoan nên có thái độ chống đối, bài xích. Chúng ta phải có những hành động cụ thể để gắn kết cộng đồng kiều bào và người dân trong nước phải là một khối thật sự đoàn kết. Cần phải tạo được sự đồng thuận cao nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc để chống lại các thế lực xâm lăng. Để làm được điều này chúng ta cần phải có những thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch cho kiều bào hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo”.

Không để mất một tấc biển đảo - Hình 1
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn trao đổi bên lề về tình hình biển đảo với bà con Việt kiều – Ảnh: Diệp Đức Minh

Nhà báo Etcetera Nguyễn, Tổng thư ký tờ Viet Weekly (Mỹ), nhìn nhận: “Qua quan sát của chúng tôi, báo chí trong nước đã thông tin về chủ quyền biển đảo rất nhiều. Thời gian gần đây, các học giả, chuyên gia nghiên cứu về biển đảo đã công bố rất nhiều tài liệu nói lên chủ quyền của đất nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, những thông tin này dường như chưa đến được một cách đầy đủ đối với các mạng truyền thông của người Việt ở nước ngoài. Do vậy, đối với những người bàng quan thì họ xem những thông tin bịa đặt, bóp méo của những cơ quan truyền thông chống đối là thật và tin vào đó. Những kiều bào chưa trở về quê hương đất nước lần nào thì ít nhiều vẫn còn những định kiến về chủ quyền biển đảo mà VN đang tích cực bảo vệ”.

Để tăng cường niềm tin của tất cả kiều bào đối với chủ quyền biển đảo, nhà báo Etcetera Nguyễn mong muốn nhà nước cần tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi hướng về biển đảo cho cộng đồng kiều bào, mở rộng hơn nữa cho giới báo chí hải ngoại, kể cả những cơ quan truyền thông chưa có sự thông cảm và đang khác biệt về chính kiến đối với VN có điều kiện thuận lợi tiếp cận, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo.

“Trường Sa không phải là vùng đất chỉ để ra tìm sự thích thú mà là để tìm hiểu, giải tỏa những thông tin còn bán tín bán nghi của kiều bào về chủ quyền của đất nước”, nhà báo Etcetera Nguyễn nói.

Tạo luồng dư luận mới

Không để mất một tấc biển đảo - Hình 2

Tháng 4.2012, Bộ Ngoại giao lần đầu tiên tổ chức đoàn kiều bào (hơn 100 người), trong đó có một số cơ quan báo chí ở hải ngoại như Viet Weekly, Phố Bolsa TV, KBC hải ngoại… trực tiếp ra thăm Trường Sa. Nhà báo Etcetera Nguyễn (ảnh) chia sẻ: “Chuyến đi kéo dài 10 ngày, chúng tôi được đặt chân đến nhiều đảo trên quần đảo Trường Sa đang được chính quyền đầu tư nhiều nhân lực, vật lực để bảo vệ chủ quyền. Những ngày sống và làm việc trên đảo, chúng tôi đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực và đã chuyển tải đến với cộng đồng kiều bào ở Mỹ. Chúng tôi cũng tổ chức triển lãm ảnh về Trường Sa tại Mỹ, thu hút đông đảo kiều bào đến xem, tạo một luồng dư luận mới trong cộng đồng, đó là biển đảo VN vẫn giữ vững chủ quyền của mình”.

Theo TNO

Kiều bào ủng hộ bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi khả năng

Ngay khi thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn - Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) kết thúc bài nói chuyện về quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước, gần 1.000 kiều bào đã vỗ tay nồng nhiệt ủng hộ.

Trong chiều 28/9, buổi bế mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 kết thúc trong cảm giác ấm nồng, thắm đượm tình nghĩa giữa bà con kiều bào với quê hương, đất nước. Khi nghe bài tham luận của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn cả khán phòng rộng lớn như hòa theo nhịp của bài nói chuyện. Các đại biểu lắng nghe về tình hình biển đảo, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền. Mọi người đều vỡ òa niềm vui khi đường lối chính sách phù hợp với tâm nguyện của đông đảo kiều bào.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, biển Đông là vùng biển rộng lớn, diện tích khoảng 3,5 triệu km2, có 10 nước và vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp. Lịch sử lâu dài đã khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trên thực tế đã có xảy ra tranh chấp tại hai quần đảo này. Nhưng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền và vấn đề này nhất quán trước sau như một.

Kiều bào ủng hộ bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi khả năng - Hình 1

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Quần đảo Hoàng Sa có 30 đảo lớn, đảo chìm và bãi ngầm. Năm 1954, Pháp rút khỏi VN để thực hiện Hiệp định Genève, quân đội ta từ miền Nam tập kết ra Bắc. Trong bối cảnh chúng ta chưa đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội đán.h chiếm cụm đảo phía đông của Hoàng Sa, trong đó có Phú Lâm là đảo lớn nhất, nơi Trung Quốc đang xây dựng thành trung tâm của cái gọi là "TP.Tam Sa" và xây sân bay có thể cất và hạ cánh cho Su 27, Su 30. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam để thực hiện Hiệp định Paris và được sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc dùng vũ lực đán.h chiếm toàn bộ cụm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974 rồi chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.

Đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước đầu tiên làm chủ, nhưng với một vùng biển rộng lớn, trong khi lực lượng hải quân nhỏ bé và điều kiện phát triển còn hạn chế trước đây, chúng ta chỉ đóng giữ ở một số đảo. Năm 1988, tiếp tục lợi dụng lúc chúng ta đang giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấ.n côn.g chiếm 7 bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Kiều bào ủng hộ bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi khả năng - Hình 2

Bà con kiều bào đọc các tài liệu về chủ quyền biển đảo

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn nhắc lại lịch sử hào hùng của dân tộc: "Trong chiến tranh, không phải vũ khí là yếu tố chiếm lĩnh. Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vũ khí của chúng ta lạc hậu hơn Pháp, hơn Mỹ rất nhiều nhưng chúng ta chiến thắng vì chúng ta có cách đán.h, có nghệ thuật quân sự, có truyền thống yêu nước và giữ nước. Năm nay, ta tổ chức kỷ niệm 40 năm trận Điện Biên Phủ trên không - kỷ niệm sự kiện một nước nhỏ bé, nghèo nàn như Việt Nam lại có thể bắ.n rơi B52 của quân đội Hoa Kỳ. Tướng Nguyễn Chí Thanh từng viết: "Ta dám đán.h Mỹ, biết đán.h Mỹ và quyết thắng Mỹ. Nhờ dám đán.h, biết đán.h và quyết thắng mà cuối cùng chúng ta đã thắng. Bà con yên tâm, Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta đã lường hết tất cả những tình huống có thể xảy ra và có biện pháp ứng phó từ đơn giản đến phức tạp nhất".

Trong tình hình thực tế hiện nay, khi xảy ra tranh chấp biển đảo, Đảng và Nhà nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng mọi khả năng, quyết không để mất một tấc đất nào của biển đảo.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn mong muốn bà con kiều bào có cách nhìn nhận đúng và tin tưởng vào quyết tâm của đất nước trong việc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là sẽ không bao giờ nhân nhượng đối với vấn đề chủ quyền.

Bài nói chuyện của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã có nhiều khoảnh khắc lắng đọng như lay động tâm hồn của gần 1.000 kiều bào tiêu biểu từ 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt tại hội nghị. Nghe xong bài nói chuyện của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, bà con ai cũng phấn khởi. Người này rủ người kia đóng góp chút gì cho Trường Sa. Với họ, Trường Sa luôn ở trong tim. Họ cùng xiết chặ.t ta.y nhau, cùng hành động vì một chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chia sẽ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bà con kiều bào ta ai ai cũng nồng nhiệt hướng về biển Đông với một tình cảm sâu đậm. Nhiều đại biểu cũng tâm đắc khi biết được trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn giữ vững lập trường bảo vệ lợi ích quốc gia. Rất nhiều bà con việt kiều bày tỏ sự vui mừng, ủng hộ khi Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam. Bà con kiều bào mong có những thông tin rõ ràng hơn về tình hình biển Đông và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Kiều bào ủng hộ bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mọi khả năng - Hình 3

Bà con kiều bào chụp ảnh với lãnh đạo Đảng và Nhà nước

"Từ xưa đến nay, tôi nghĩ Đảng luôn rất khôn khéo trong giải quyết mọi vấn đề. Nhưng vì không có thông tin ra ngoài nên người dân ở nước ngoài chưa hiểu rõ, khiến các thế lực xấu dễ dàng lợi dụng tung hỏa mù. Mong là mỗi khi có chính sách, đối sách quan trọng thì Đảng và Nhà nước sớm công bố cho dân chúng, kể cả đồng bào ở hải ngoại, biết để không có sự nghi ngờ hiểu lầm gì về vị thế vững chắc và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam", ông Lê Văn Ninh, kiều bào Mỹ sống ở Texas.

Nhà báo Etcetera Nguyễn, Tổng thư ký tờ Viet Weekly (Mỹ) tâm sự anh mong muốn nhà nước tổ chức nhiều chuyến đi hướng về biển đảo cho bà con kiều bào để bà con hiểu hơn về một phần chủ quyền thiêng liêng, không thể tách rời của tổ quốc. Tình cảm kiều bào dù đang ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì vẫn luôn nhớ trong tự hào mang trong mình dòng má.u Việt. Họ đang làm tất cả sứ mệnh, trí tuệ, tâm huyết để vun đắp cho đất mẹ thiêng liêng.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024
Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy
22:53:12 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
21:32:02 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành

Hoa sữa về trong gió tập 23: Linh bị đồng nghiệp chơi xấu

Phim việt

20:04:13 30/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 23, khi bị phát hiện dùng thủ đoạn để lấy hồ sơ khách VIP của Linh, Hoàn quyết trả thù bằng mưu hèn kế bẩn