Không để học phí tăng đồng loạt
Thời điểm kết thúc năm học 2012-2013 cũng là lúc các cơ sở đào tạo đồng loạt tung ra dự kiến mức học phí mới tăng theo lộ trình được cho phép. Lo ngại việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa yêu cầu cơ sở giáo dục công lập giãn điều chỉnh học phí và không được ép buộc đóng học phí cả học kỳ, cả năm.
Học sinh, sinh viên không phải nộp gộp học phí cả học kỳ hay cả năm
Chóng mặt vì tiền học
Theo mức học phí mới công bố, với khối ngoài công lập, việc thu đủ bù chi khiến học phí được đặt ra với mức chóng mặt. ĐH Hoa Sen đưa ra mức thu hệ ĐH theo chương trình tiếng Việt là 3,5-3,8 triệu đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế cao nhất là Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: 5,7 – 5,8 triệu đồng/tháng. Hệ CĐ học phí từ 3,2 – 3,5 triệu đồng/tháng. Cùng với đó, nhiều trường tăng đáng kể so với năm trước. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tăng khoảng 2 triệu đồng ở bậc ĐH, nâng mức học phí của trường lên 16,4 triệu đồng/năm. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng tăng lên 2 triệu đồng, học phí sẽ là 17,9 triệu đồng/năm (bậc ĐH) và 16,7 triệu đồng/năm (bậc CĐ). Tuy nhiên mức thu cao nhất phải kể đến ĐH Anh quốc Việt Nam từ 170 triệu đến 220 triệu đồng/năm. Mức học phí tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam khoảng trên 169 triệu đồng/năm (bậc CĐ) và từ 169 đến 182 triệu đồng/năm (bậc ĐH). Trường ĐH FPT 23 triệu đồng/học kỳ (toàn bộ chương trình ĐH 9 học kỳ). Trường ĐH Tân Tạo có mức học phí 62,8 triệu đồng/năm.
Cũng theo thông báo mức học phí năm 2013 – 2014 của các trường, những khối ngành có mức học phí cao tập trung vào ngành Y – Dược. Trường ĐH Tây Đô thông báo mức học phí đối với ngành dược là 18 triệu đồng/học kỳ, ngành điều dưỡng là 10 triệu đồng/học kỳ. Trong khi các ngành khác học phí một học kỳ trung bình từ 5 – 6,5 triệu đồng. Ở hệ CĐ, ngành dược của Trường ĐH Tây Đô thu 11 triệu đồng/học kỳ và 7,5 triệu đồng/học kỳ với ngành điều dưỡng. Các ngành học khác dao động từ 4,5 – 6 triệu đồng/học kỳ. Trường ĐH Thành Tây thông báo ngành điều dưỡng thu 1,4 triệu đồng/tháng so với 750.000 đồng/tháng đối với các ngành khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên thực tế khi vào năm học, ngoài khoản học phí, sinh viên sẽ phải gánh thêm nhiều khoản tiền đang kể khác như tiền học tiếng Anh hơn 8 triệu đồng/cấp độ với trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM hay 9 triệu đồng/cấp độ với ĐH FPT. Mức học phí tiếng Anh dự bị ĐH tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam trên 37 triệu đồng/cấp độ. Bên cạnh đó là các khoản hỗ trợ kinh phí đào tạo, tiền cơ sở vật chất, xây dựng trường, tiền giáo trình, chăm sóc sức khỏe… đều gõ vào túi tiền của các gia đình có con đi học.
Sẽ thu hàng tháng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga công nhận, học phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng, nên việc tăng học phí tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng, nhất là vào tháng 9 hàng năm, khi các địa phương và các cơ sở đào tạo thực hiện tăng mức học phí vào dịp năm học mới.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc đưa ra mức học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo được căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên từng trường. Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Với các cơ sở ngoài công lập, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, hội đồng quản trị các trường này tự quyết định nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của trường.
Tuy nhiên, năm học này, “để góp phần thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6,0-6,5%, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập xây dựng tiến độ điều chỉnh mức học phí một cách hợp lý. Mức học phí phải phù hợp với nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo. Học phí được thu định kỳ hàng tháng, các trường không được ép buộc học sinh, sinh viên đóng học phí một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học, nhất là vào đầu năm học mới” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu rõ.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp và có ý kiến với các Bộ chủ quản và các cơ sở đào tạo để quyết định việc điều chỉnh học phí nhằm đảm bảo không để nhiều tỉnh, thành phố và các cơ sở đào tạo cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là vào đầu năm học mới 2013-2014.
Theo ANTD
Việt Nam tạm ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem
Ngày 4/5, Bộ Y tế thông báo trên toàn quốc về việc tạm ngừng ngay việc sử dụng vắc xin Quinvaxem inj trong dự án tiêm chủng mở rộng.
Chiều 4/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem (Vắc xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất).
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Cục quản lý Dược đưa ra kết luận này dựa vào căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế ngày 27/4/2013. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế Việt Nam quyết định tạm ngừng sử dụng vắc xin này.
Cục Quản lý dược yêu cầu Văn phòng đại diện Công ty Berna Biotech Korea Corporation tại Việt Nam phối hợp với cơ sở nhập khẩu, cơ sở phân phối phải khẩn trương gửi thông báo tạm ngừng sử dụng tới những nơi phân phối, sử dụng vắc xin Quinvaxem inj (Vắc xin phối hợp 5 thành phần DTwP-HepB-Hib dạng lỏng), SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation - Korea sản xuất; yêu cầu các đơn vị bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn của vắc xin. Đồng thời gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, quá trình phân phối và sử dụng vắc xin Quinvaxem inj về Cục Quản lý dược và Cục Y tế dự phòng trước ngày 15/5/2013.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành, Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng và các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng vắc xin tạm ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem inj; thực hiện việc bảo quản theo đúng điều kiện quy định ghi trên nhãn và kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này.
Trước đó, liên quan đến các ca phản ứng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Bộ Y tế cho biết, phản ứng sau tiêm ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới. Số trường hợp phản ứng sau tiêm nặng xảy ra trong năm 2011 được ghi nhận là 10 (4 trường hợp có thể liên quan đến tiêm chủng, không có tử vong) và năm 2012 là 13 (4 trường hợp bệnh và 1 tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng). Từ đầu năm 2013 liên tiếp xảy ra các vụ tai biến liên quan đến vắc xin này tại Nghệ An, Lâm Đồng, Hải Dương...
Vắc-xin "5 trong 1" Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ từ tháng 6/2010 đến hết năm 2015 với nguồn tài chính khoảng 38,5 triệu USD. Đến nay Việt Nam nhập về khoảng 15 triệu liều và đã sử dụng khoảng 11 triệu liều vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Theo Dantri
Dũng cảm cứu 4 em nhỏ đuối nước, nam sinh tử vong Sau khi đưa được 4 em nhỏ chới với giữa dòng nước vào bờ thì Nam kiệt sức rồi bị chìm. Sáng ngày 2-5, tin từ cô Nguyễn Thị Kiều Hương - Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) cho biết, em Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 12T7, trú tại trú ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương vừa...