“Không để dân đói, khát vì hạn hán”
Đến thời điểm hiện tại, các tuyến kênh trục trên địa bàn huyện Trần Văn Văn Thời đã kiệt nước, ghe tàu đi lại gặp nhiều khó khăn; còn các tuyến kênh nội đồng thì khô cạn, giao thông thủy gần như bị cắt đứt. Vì vậy, nông dân muốn chở nông sản và lúa đi bán phải vận chuyển bằng xe ôm, tốn kém nhiều chi phí.
Hạn hán còn làm thiệt hại hoặc giảm năng suất hàng chục nghìn héc ta lúa, rau màu, cây ăn trái của nông dân huyện Trần Văn Thời và U Minh; hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt; nhiều nơi không có nước phục vụ sản xuất nên người dân bỏ quê đi nơi khác làm thuê, số trụ lại không có việc làm, nhiều nguy cơ thiếu đói cục bộ trong những tháng mùa khô, cần cứu trợ khẩn cấp.
Kiểm tra công tác PCCCR, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhận thấy, công tác PCCCR và canh lửa mùa khô được các đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt. Tuy nhiên, đã có ba vụ cháy rừng nhỏ lẻ xảy ra trong dân nhưng được khống chế và dập tắt kịp thời nên chỉ thiệt hại khoảng hơn 4ha rừng.
Kinh rạch khô cạn, giao thông đường thủy huyện Trần Văn Thời bị tê liệt.
Video đang HOT
Thông tin nhanh với Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, các đơn vị chủ rừng cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ lâm phần rừng tràm Cà Mau (hơn 43.400ha) đã khô hạn rất nghiêm trọng. Trong đó, dự báo cháy cấp cấp năm (cấp cực kỳ nguy hiểm) là hơn 34.800 ha, còn lại báo cháy cấp bốn. Lo nhất là nắng nóng tiếp tục gay gắt, các kênh rạch trong rừng bốc hơi cực nhanh, nguy cơ thiếu nước chữa cháy nếu có cháy xảy ra.
Làm việc với các đơn vị liên quan ngay sau chuyến thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình chỉ đạo: Cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra các đê, cống, đập…, không để mặn xâm thực vùng ngọt, nếu có phải xử lý kịp thời; rà soát thực tế các công trình nạo vét ngăn mặn, trữ ngọt về lâu về dài để báo cáo, đề xuất triển khai; nắm chắc tình hình ảnh hưởng của hạn hán đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân để đề xuất hỗ trợ cho đúng đối tượng. “Ở những nơi dân thiếu nước sinh hoạt, nguy cơ thiếu đói thì chính quyền tạm xuất ngân sách hỗ trợ, còn thiếu thì tỉnh sẽ hỗ trợ, miễn sao bảo đảm nhu cầu thiết yếu, tuyệt đối không được để nhân dân đói, khát” – Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng nhắc nhở các đơn vị chức năng, chủ rừng không được lơ là, chủ quan, thường xuyên đôn đốc, chăm lo tốt cho lực lượng đang làm nhiệm vụ canh lửa. Đặc biệt, không để xảy ra cháy rừng vì nếu cháy sẽ không có nước chữa cháy. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng lưu ý cấp ủy, chính quyền địa phương ổn định tình hình ANTT, tuyệt đối không để tình hình khó khăn của nhân dân mà phát sinh tệ nạn xã hội.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đến thăm hỏi, tặng 100 triệu đồng cho lực lượng đang làm nhiệm vụ canh lửa rừng tràm.
HỮU TÙNG
Theo_Báo Nhân Dân
Bốc dỡ thành công quả bom "khủng" nặng 230kg.
Quả bom có trọng lượng khá lớn, lớp vỏ lại bị hoen gỉ, trầy xước nhiều nên đơn vị phải tính toán rất kỹ
Lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh vừa bốc dỡ thành công quả bom "khủng" được phát hiện trong khuôn viên Hội quán xóm Đông Mỹ xã Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên.
Quả bom "khủng" được bốc dỡ đưa lên khỏi mặt đất an toàn.
Sau 5 ngày tập trung bảo vệ an toàn hiện trường, lực lượng Công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng bốc dỡ thành công quả bom nặng 230kg, dài gần 2m.
Một số cán bộ, chiến sĩ trực tiếp bốc dỡ bom cho biết: Đây là quả bom có trọng lượng khá lớn, lớp vỏ lại bị hoen gỉ, trầy xước nhiều nên đơn vị phải tính toán rất kỹ càng, áp dụng nghiêm ngặt các nguyên lý mới đưa được quả bom lên khỏi mặt đất an toàn.
Việc tháo dỡ bom được tính toán rất kỹ.
Được biết, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước xã Cẩm Thành huyện Cẩm Xuyên là địa phương phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề, nguy cơ đạn bom sót lại dưới lòng đất là rất khó tránh khỏi. Việc bốc dỡ, xử lý an toàn quả bom "khủng", góp phần nâng cao nhận thức, ý thức phòng tránh hiểm hoạ bom mìn cho nhân dân.
Theo_VOV
Năm 2020 sẽ giảm thêm gần 93.000 ha đất trồng lúa Trong số 92.950 ha đất trồng lúa được điều chỉnh giảm chủ yếu thuộc khu vực đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị thoái hóa. Báo cáo trước Quốc hội khóa XIII, Kì họp thứ 11 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối...