Không để con ngủ ở 4 nơi này, rủi ro lớn có thể khiến trẻ tử vong trong khi ngủ
Môi trường ngủ có thể tác động không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi ngủ từ 13 đến 14 giờ mỗi ngày, trẻ từ 2 đến 4 tuổi ngủ 12 giờ mỗi ngày, trẻ từ 4 đến 7 tuổi ngủ 11 giờ mỗi ngày và trẻ từ 7 đến 15 tuổi ngủ từ 9 giờ đến 10 giờ.
Các bà mẹ cẩn thận sẽ nhận thấy trẻ ngủ rất lâu trong một ngày. Vì vậy việc lựa chọn môi trường ngủ đặc biệt quan trọng. Đừng để con cái ngủ ở 4 nơi này, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ, không được quá bất cẩn.
Đừng để con bạn ngủ ở 4 nơi này, nếu không bạn sẽ hối hận
1. Trẻ ngủ ở nôi mà không có người trông
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nôi là nơi an toàn nhất cho trẻ. Nhưng thực ra là không phải. Nhiều hướng dẫn trên nôi sẽ cho biết “vui lòng không để trẻ một mình trong nôi mà không có người giám sát.” Điều này đủ để chứng minh rằng nôi cũng rất nguy hiểm khi không có người trông coi. Vì vậy các bậc phụ huynh phải lưu ý.
Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn sử dụng nôi điện cho trẻ. Việc nằm nôi điện lắc liên tục không gây ra những tổn thương nặng đến não (xuất huyết não, di chứng đến phát triển tâm thần vận động) như Hội chứng trẻ bị lắc (do rung lắc trẻ mạnh, đột ngột).
Nhưng cũng chưa ai chứng minh được những cử động lắc liên tục kéo dài cả giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, lặp đi lặp lại mỗi ngày và diễn ra trong thời gian dài do nằm nôi/võng lắc liên tục không tác động đến sự phát triển của não.
Trẻ ngủ ở nôi vẫn cần có người trông đề phòng trẻ có những hành vi nguy hiểm khi ngủ như ngủ sấp mặt,… (Ảnh minh họa)
2. Ghế đàn hồi cho trẻ em chưa chắc đã an toàn, không thích hợp cho trẻ ngủ
Một số bậc cha mẹ sẽ mua ghế ngồi linh hoạt cho con cái của họ, vì nghĩ rằng chúng không chỉ thoải mái mà còn rất an toàn. Nhưng vấn đề là mặc dù ghế đàn hồi an toàn nhưng không thích hợp cho trẻ ngủ lâu.
Đặc biệt khi không có người giám sát, trẻ ngủ trên ghế đàn hồi sẽ rất không an toàn. Nó không chỉ gây khó chịu về thể chất cho trẻ mà còn dễ gặp các vấn đề như rối loạn tuần hoàn máu nên các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý.
3. Nơi có ánh sáng
Nhiều cha mẹ thường cho con ngủ cạnh đèn ngủ vì cho rằng như vậy sẽ khiến trẻ bớt sợ hãi. Krista Guenther – chuyên gia tư vấn về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và trẻ em cho rằng, bật đèn ngủ có thể khiến bé ngủ ít hơn, lý do là vì trong môi trường được thắp sáng, việc sản xuất melatonin bị ức chế. Melatonin giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Hơn nữa, ban đêm là thời gian cơ thể trẻ phát triển, nếu trẻ ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển.
Bên cạnh đó, bật đèn khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ cận thị lên gấp đôi, do võng mạc của trẻ khá nhạy cảm nên việc để ánh sáng quá lớn sẽ khiến mắt bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
4. Nơi có nhiều đồ chơi không thích hợp cho trẻ ngủ
Trẻ em rất thích đồ chơi. Không có vấn đề gì khi cha mẹ mua đồ chơi cho con, nhưng hãy cố gắng đừng để những thứ này ngủ cùng trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ, môi trường ngủ quá phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Và nếu có quá nhiều đồ chơi xung quanh, khi trẻ ngủ những đồ chơi có thể vô tình bịt miệng và mũi trẻ gây nguy cơ ngạt thở. Vì vậy, cha mẹ phải cẩn thận và thu dọn đồ chơi trước khi con đi ngủ.
Cha mẹ cần hiểu tầm quan trọng của môi trường ngủ với trẻ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Ban ngày trẻ ngủ rất lâu nên môi trường ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ thể hiện chủ yếu ở 2 khía cạnh:
Video đang HOT
Khía cạnh 1: Môi trường ngủ tốt có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ
Để bé có một môi trường ngủ tốt tương đương với việc có một giấc ngủ chất lượng.
Các nghiên cứu có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế chỉ ra rằng trẻ em có giấc ngủ chất lượng tốt sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phát triển thể chất tốt hơn. Trong khi ngủ, cơ thể của trẻ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Đồng thời, quá trình phát triển xương, cơ và não bộ cũng sẽ diễn ra vào ban đêm. Vì vậy giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ.
Khía cạnh 2: Môi trường ngủ tốt có thể khiến trẻ tràn đầy năng lượng
Nếu trẻ ngủ ngon, trẻ sẽ có nhiều năng lượng hơn vào ngày hôm sau. Vì vậy, để trẻ có giấc ngủ tinh tế là chìa khóa để tràn đầy năng lượng.
Em bé cần môi trường ngủ như thế nào?
- Ánh sáng: Khi trẻ đang ngủ, tốt nhất nên tắt hết đèn, hoặc sử dụng đèn ngủ chuyên dụng không gây hại cho mắt.
- Nhiệt độ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phòng có nhiệt độ 20-24 độ C sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn và không phải lo lắng nhiệt độ quá cao hay quá lạnh ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.
- Giữ môi trường yên tĩnh, nhưng bạn có thể cho bé nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng dễ ngủ. Cố gắng tránh để con bạn ngủ trong môi trường ồn ào.
Điều trị tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm và khả năng dẫn đến tử vong là rất cao.
Những bệnh nhân khi bị tai biến thì thường có một số biểu hiện ở giai đoạn khởi phát giúp có thể nhận biết được bệnh, từ đó có thể kịp thời xử trí tai biến mạch máu não và có phương pháp điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong.
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là bệnh lý bị gây ra bởi tình trạng không thể cung cấp máu cũng như oxy đến não khiến cho não bị mất chức năng một cách đột ngột mang tính chất cấp tính. Bệnh lý diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ và tai biến mạch máu não nặng có khả năng dẫn đến tử vong trong thời gian này. Theo một số nghiên cứu thì đây là bệnh lý gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới và Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch. Bệnh được chia làm 2 thể lâm sàng như sau:
Đột quỵ nhồi máu não: Đây là tình trạng tắc nghẽn động mạch mang máu cho não. Một số loại đột quỵ nhồi máu não đó là huyết khối, nhồi máu ổ khuyết, tắc mạch máu não...
Đột quỵ chảy máu não: Đây là tình trạng tai biến mạch máu não do hiện tượng vỡ mạch máu não gây ra. Một số loại đột quỵ chảy máu não là chảy máu bên trong nhu mô não, chảy máu não và tràn máu ra não thất, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu dưới màng nhện, chảy máu não sau khi nhồi máu não xảy ra.
2 thể lâm sàng của bệnh tai biến mạch máu não
Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não đó là:
Cao huyết áp
Hàm lượng mỡ máu cao
Mắc bệnh đái tháo đường
Hút thuốc lá
Vỡ túi phình của động mạch não
Dị dạng một số động mạch hoặc tĩnh mạch
Xảy ra hiện tượng rối loạn đông máu, rối loạn cầm máu trong cơ thể.
Chảy máu bên trong ổ nhồi máu não gây ra tai biến mạch máu não.
Chảy máu não không rõ nguyên nhân.
Những triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện ngẫu nhiên, mang tính đột ngột, có thể ban đầu triệu chứng rất nhẹ nhưng sau đó bệnh sẽ tiến triển nặng hơn nên cần chú ý những triệu chứng này để có thể xử trí tai biến mạch máu não kịp thời:
Liệt vận động, rối loạn cảm giác nửa người như liệt chi trên, chi dưới, tê bì chi...
Rối loạn về ngôn ngữ như nói khó, không tìm được từ ngữ để diễn đạt lời nói, không hiểu người khác nói...
Thị lực giảm, có thể mù 1 mắt.
Đau đầu dữ dội, đột ngột, buồn nôn, nôn, chóng mặt.
Đi đứng loạng choạng, không thể phối hợp các động tác với nhau.
Một số dấu hiệu rối loạn ý thức như lú lẫn, hôn mê, ngủ sâu...
Dây thần kinh VII bị liệt nên có dấu hiệu méo miệng. Dây thần kinh III, VI, VII có thể bị thương tổn dẫn đến dấu lác mắt hay sụp mi.
Méo miệng do liệt dây thần kinh số VII
Rối loạn chức năng của cơ vòng khiến bệnh nhân tiểu không tự chủ, bí tiểu.
Hội chứng màng não.
Kích động, trầm cảm
Huyết áp tăng trên 180/110mmHg, mạch đập nhanh.
Khi có dấu hiệu chảy máu nào thì tình trạng rối loạn hô hấp có thể diễn ra.
Điều trị tai biến mạch máu não
Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh nhân bị tai biến mạch máu não bằng việc khai thác tiền sử trước đây có tăng huyết áp, bị đái tháo đường, uống rượu bia, hút thuốc lá, bị bệnh tim mạch... hay không, cùng với thăm khám những triệu chứng lâm sàng như trên và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra như xét nghiệm dịch não tủy, chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu não, đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm Doppler... thì sẽ tiến hành áp dụng phác đồ điều trị tai biến mạch máu não Bộ Y Tế thích hợp bệnh nhân.
Một số nguyên tắc điều trị chung cần lưu ý đó là:
Xử trí tai biến mạch máu não bằng cách thực hiện cấp cứu theo quy trình ABC
Thực hiện chống phù não tích cực.
Áp dụng phác đồ điều trị thích hợp đối với mỗi loại bệnh chảy máu não hay nhồi máu não.
Điều trị làm giảm những triệu chứng nguy hiểm như co giật, rối loạn chỉ số đường máu, thân nhiệt tăng cao...
Thực hiện điều chỉnh cân bằng nước- điện giải trong cơ thể và điều chỉnh cân bằng kiềm toan.
Tiến hành chống tình trạng bội nhiễm cơ quan hô hấp và tiết niệu, nhất là phổi.
Chế độ dinh dưỡng phải cung cấp đủ chất cho bệnh nhân mỗi ngày.
Thực hiện phục hồi chức năng trên bệnh nhân, chống lở loét, teo cơ, cứng khớp...
Có thể thực hiện phẫu thuật và phục hồi nhu mô não bằng phương pháp tế bào gốc.
Chụp cộng hưởng từ tìm nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Cụ thể hơn, đối với từng thể lâm sàng khác nhau của bệnh đột quỵ não thì sẽ có những cách điều trị như sau:
Chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện:
Thuốc tiêm điều trị tai biến mạch máu não trong trường hợp này là thuốc có tác dụng đông hay cầm máu, có thể là Transamin 0.25g/ 2- 4 ống, tiêm đường tĩnh mạch.
Trong trường hợp chảy máu dưới nhện và chảy máu não lớn kèm theo tình trạng tràn máu não thất thì tiêm Nimotop 10mg/ 50ml đường tĩnh mạch, dùng bơm điện, có tác dụng chống co mạch, ngăn ngừa tình trạng nhồi máu não thứ phát.
Tiến hành phẫu thuật để lấy ổ máu tụ bán cầu trong trường hợp ổ máu tụ có kích thước lớn hơn 60ml gây nên rối loạn ý thức.
Lưu ý phải tìm ra nguyên nhân của việc chảy máu não để điều trị triệt để, có thể nguyên nhân chảy máu não là do phình mạch, dị dạng mạch...
Nhồi máu não:
Tiến hành làm tiêu cục máu đông bằng cách biến đổi Plasminogen thành Plasmin, phân hủy thành Fibrin và Protein đông huyết tương.
Khi áp dụng rtPA thì cần thực hiện đúng theo chỉ định và chống chỉ định của thuốc.
Dùng thuốc chống tình trạng tập kết tiểu cầu như Aspirin 100- 325mg, Ticlopidin 200mg, Aggrenox, Clopidogrel 75mg...
Thực hiện chống đông máu, có thể dùng Heparin, dự phòng bằng thuốc Warfarin, Lovenox...
Dùng biện pháp can thiệp nội mạch để thực hiện lấy cục máu đông
Cho bệnh nhân dùng những thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh vùng bán ảnh như Duxil, Nootropyl, Tanakan...
Ngoài ra, khi đã điều trị thuyên giảm những triệu chứng của bệnh thì cũng cần dùng những thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não để tránh xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát như nhiễm khuẩn phổi, ống thông tĩnh mạch, hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa...
Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý nguy cấp cần được phát hiện ngay khi có những dấu hiệu gợi ý bị tai biến. Việc đề phòng và dự báo trước bệnh có thể giúp cho quá trình xử trí tai biến mạch máu não cũng như điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả hơn khi bệnh bắt đầu diễn ra.
Có nên uống Aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa đột quỵ hay bệnh tim? Theo PGS. TS. Trần Huỳnh (Huynh Wynn Tran), không phải ai cũng nên uống Aspirin và chỉ có những người đang có bệnh tim mạch hay rủi ro cao về bệnh tim mạch mới nên uống. Uống Aspirin bừa bãi có thể tăng rủi ro xuất huyết bao tử và trong não (ít hơn). Mới đây, trên trang cá nhân của mình, PGS....