Không đầu tư vào bất động sản, dòng vốn đi đâu?
Kinh doanh bất động sản ngày càng khó khăn, nhiều dự án rơi vào tình trạng ế ẩm, nhất là các dự án mang nhãn hiệu “cao cấp”. Khách hàng chủ yếu đến từ những người có nhu cầu ở thật, khiến giới đầu tư lướt sóng ngày càng khó kiếm tiền. Trong bối cảnh này, nhiều câu hỏi đặt ra: không đầu tư vào bất động sản, dòng tiền nhà đầu tư sẽ đi đâu?
Dòng tiền đầu tư bất động sản có dấu hiệu sang chứng khoán. Nguồn: Internet
Mới đây, theo báo cáo của công ty TNHH CBRE, quý III/2018, thị trường chung cư tại Hà Nội đón nhận 5.000 căn hộ hạng trung và đã bán được tổng số 90%. Tuy nhiên, 1-2 năm tới, thị trường sẽ chào đón hàng chục nghìn căn hộ hạng trung. Mặc dù phân khúc nhà trung cấp và bình dân đang khan hàng, nhưng đây vẫn là bài toán cho tiêu thụ sản phẩm này.
Đầu cơ ngày càng khó
Tham gia đầu tư “lướt sóng” kiếm lời từ ngày thị trường bắt đầu rơi vào khủng hoảng, chị Bích Ngọc – một nhà đầu tư ở Hà Nội, cũng đã “ôm” được nhiều mảnh đất và chung cư do các nhà đầu tư khác cắt lỗ. Đến năm 2015, thị trường hồi phục, với nguồn vốn đầu tư không phải đi vay, chị đã lãi hàng chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 tới nay, chị than thở “mình đã bỏ số vốn hơn 5 tỷ đồng vào mấy căn chung cư từ tháng 1 đến giờ mà vẫn chưa bán được. Thị trường bây giờ ít nhà đầu tư lướt sóng, kiếm lời mà chủ yếu đến từ nhu cầu thật”.
Cùng cảnh, chị Nguyễn Phương Thuỷ cũng còn 5 căn hộ rải rác tại 5 dự án khác nhau trên địa bàn Hà Nội, nhận nhà từ năm 2017, nhưng đến nay chưa bán được, chị đành đưa 2 căn này vào sửa chữa để cho thuê “lấy mỡ nó rán nó”.
Chị Thuỷ còn vướng vào cảnh trả lãi ngân hàng nên như ngồi trên “lửa đốt”. “Có lẽ mình cần phải bán cắt lỗ để lấy tiền trả ngân hàng trong năm 2018, chứ với tình trạng này thì mình không thể lo trả lãi được”, chị Thuỷ chia sẻ.
Riêng đối với thị trường nhà ở gắn liền với đất, dù cung không đủ cầu, nhưng cũng chủ yếu đến từ nhu cầu ở thật, ít nhà đầu tư “lướt sóng” thị trường này vì cần phải trường vốn và có mối quan hệ nhất định với chủ đầu tư để mua ưu đãi.
Video đang HOT
Những trường hợp như chị Thuỷ và chị Ngọc không phải là số ít. Ngay cả các chủ đầu tư cũng như các sàn môi giới bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn. Hàng ngày, nhiều chủ thuê bao điện thoại rất bức xúc khi nhận gần chục cuộc mời chào mua bán bất động sản từ nhà ở chung cư, nhà liền kề, khu nghỉ dưỡng…
Chưa hết, mỗi khi khách hàng đi qua các dự án đều được các nhân viên bán hàng chạy ra săn đón, giới thiệu về dự án và “bám riết ” lấy khách hàng. Nhiều người cho rằng đó thực sự là những cơn “ác mộng”, vì sản phẩm bất động sản bây giờ không khác gì bán mớ rau, con cá ở ngoài chợ, mặc dù giá không hề rẻ.
Theo một số chuyên gia bất động sản, thị trường đang gặp khó khăn chung. Chưa nói đến chu kỳ 10 năm xảy ra khủng hoảng bất động sản, nhưng chu kỳ bất động sản đang giảm giá là sẽ xảy ra, khi thị trường bão hoà nguồn cung, nguồn cầu chưa hấp thụ hết.
Dòng tiền đi đâu?
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dần siết lại tín dụng bất động sản, đây sẽ là vấn đề khó khăn cho cả chủ đầu tư và các nhà đầu tư bất động sản. Chủ đầu tư đang tìm nhiều nguồn để huy động vốn, như bảo lãnh tín dụng từ ngân hàng, phát hành trái phiếu, IPO…
Cụ thể, công ty Địa ốc Sài Gòn Thương tín, công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất Xanh, Tập đoàn CEO, Vinhome, Tập đoàn bất động sản Thế kỷ, Tập đoàn đầu tư Kinh Bắc, Tập đoàn FLC… đã xuất hiện trên sàn chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hồi tháng 5 và đặc biệt là tháng 7 “đỏ lửa”, các doanh nghiệp bất động sản hầu như được giữ vững hoặc giảm không đáng kể, thậm chí có những doanh nghiệp còn tăng.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2018, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản này đều làm ăn có lãi và thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, việc kinh doanh có lãi đến từ nhiều nguồn thu khác, không chỉ riêng nguồn thu bán sản phẩm bất động sản.
Chị Mai Tú Linh, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, cho biết đầu tư đất đai nếu vốn không phải đi vay thì không lo lỗ. Nhưng nếu vốn ít, nhà đầu tư không nên tham gia thị trường bất động sản mà nên đổ qua kênh đầu tư chứng khoán.
Ngay bản thân chị kinh doanh bất động sản vô cùng khó khăn, bỏ vốn nhiều, lời ít, nên chị cũng đã và đang chuyển hướng đầu tư cổ phiếu.
Đặc biệt, từ tháng 8/2018 trở lại đây, dòng tiền đã đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, giúp thị trường chứng khoán sôi động.
Đại diện lãnh đạo công ty chứng khoán Trí Việt, cho biết kể từ đầu tháng 8/2018 tới nay, thị trường chứng khoán chứng kiến giới đầu tư trong nước đổ mạnh tiền vào chứng khoán, giúp thị trường hồi phục một cách nhanh chóng.
“Đây có thể là tín hiệu cho thấy các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, bất động sản… không còn hấp dẫn, trong khi thị trường chứng khoán vẫn còn sinh lời và hiệu quả”.
Mới đây, nhà cung cấp chỉ số FTSE Russell đã công bố kết quả phân hạng định kỳ thị trường hàng năm, trong đó chứng khoán Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Những tín hiệu này cho thấy khả quan thị trường chứng khoán hút dòng tiền đầu tư nước ngoài và trong nước. Nhiều nhà đầu tư bất động sản đang chờ đón kênh đầu tư chứng khoán một cách háo hức.
Theo Phạm Minh/thoibaokinhdoanh.vn
Hà Nội: Khan hiếm dự án biệt thự, liền kề nội đô đẩy giá bán tiếp tục tăng
Chiều 4/10, Công ty CBRE Việt Nam tổ chức họp báo công bố tiêu điểm thị trường Hà Nội quý 3/2018, theo thống kê của đơn vị này phân khúc nhà ở gắn liền với đất đang có diễn biến khá tốt, giá tại một số dự án đang có xu hướng tăng.
Đánh giá về tình hình tổng quan phân khúc nhà ở gắn liền trong quý 3/2018, CBRE cho biết thị trường đang tiếp tục phát triển mạnh về phía Tây thành phố. Cùng với đó các dự án mới mở bán quanh khu vực nội thành đạt tỷ lệ bán tốt. Giá thứ cấp trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
Về nguồn cung, trong quý 3/2018 phân khúc nhà ở gắn liền với đất ghi nhận nguồn cung mới mở bán mới là 646 căn, đến từ 4 dự án bao gồm Terra Hào Nam, Hà Nội Garden City, Phoenix Garden Đan Phượng và Hanssip Phú Xuyên. Trong đó, CBRE đánh giá các dự án như Terra Hào Nam và Hà Nội Garden City có quy mô nhỏ và khoảng cách không quá xa đến trung tâm thành phố nên đạt tỷ lệ khả quan.
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận nhiều dự án cũ tiếp tục mở bán. Có thể kể đến như dự án vùng ven đô như Vinhomes Riverside - The Harmony (Long Biên, Hà Nội), biệt thự đảo Ecopark Grand - The Island (KĐT Ecopark, Văn Giang)...Hay dự án nằm trong quận trung tâm như Khu biệt thự Minori Village (Hai Bà Trưng) do GP.Invest làm chủ đầu tư. Được biết, Minori Village là nguồn cung biệt thự, liền kề duy nhất tại quận Hai Bà Trưng trong vòng vài năm trở lại đây. Hiện dự án đã gần hoàn thành và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 10/2018.
Về diễn biến thị trường, giá thứ cấp biệt thự trong quý 3/2018 ghi nhận mức tăng 2% so với quý trước, đạt mức 3.600 USD/m2 đất, bao gồm nhà. Chủ yếu các dự án tăng giá đến từ khu vực phía Tây tại một số quận như Hà Đông hay Nam Từ Liêm.
Giá nhà ở gắn liền với đất trên thị trường đang có chiều hướng tăng.
CBRE nhận định, trong các quý sắp tới, dự kiến thị trường sẽ có nhiều dự án quy mô lớn được mở bán bao gồm cả mở bán lần đầu và mở bán giai đoạn sau của các dự án khu đô thị quy mô lớn ở các khu vực như Long Biên, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Đông Anh, Gia Lâm.
Đặc biệt, theo quan sát thị trường cuối năm cũng sẽ chứng kiến những dòng sản phẩm đột phá. Có thể kể đến như mới đây Tập đoàn Sunshine Group đã công bố sẽ ra mắt hai dòng sản phẩm Sunshine Sky Villas (dòng Sky Villas thế hệ mới) và Sunshine Villas (biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng trong nội đô). Điều đặc biệt, các dòng sản phẩm này sẽ được áp dụng công nghệ 4.0 cùng dịch vụ chuyên biệt 7 sao đành riêng cho mỗi căn biệt thự...
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề biệt thự, liền kề khu vực nội đô Hà Nội có thể xảy ra tình trạng sốt nóng khi nguồn cung đang rất hạn chế hay không, bà Nguyễn Thị An - Giám đốc bộ phận tư vấn và nghiên cứu CBRE cho biết hiện nay có nhiều dự án đã ghi nhận sự tăng giá nhẹ so với giai đoạn đầu năm, tuy nhiên thị trường sẽ tăng trưởng ổn định, không xảy ra sốt nóng.
"Biệt thự, liền kề khu vực nội đô sẽ tiếp tục có sức hấp dẫn trên thị trường cuối năm. Do nguồn cung mới hầu như rất hạn chế cộng với vị trí đắc địa là nguyên nhân khiến thanh khoản trên thị trường của phân khúc này luôn ở mức cao", bà An cho biết.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội: Phân khúc nhà liền kề, biệt thự đang dần sôi động vào dịp cuối năm Quý IV/2018 được kỳ vọng sẽ là thời điểm sôi động của phân khúc nhà liền kề, biệt thự, bởi sau 3 quý đầu năm khá im ắng thị trường cuối năm đang chứng kiến đợt bung hàng mạnh mẽ của dự án cũ và đợt ra hàng của loạt dự án mới. Khảo sát thực tế thị trường của chúng tôi cho...