Không đạt tiêu chuẩn, thuốc tim mạch Dekasiam bị thu hồi toàn quốc
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Sao Kim phải thu hồi lô thuốc Dekasiam trên toàn quốc do không đạt têu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan, tạp chất liên quan, định lượng.
Ngày 6/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, vừa có công văn yêu cầu thu hồi toàn quốc thuốc Dekasiam (SĐK: VD-22510-15, số lô: 101218; HD: 13/12/2020) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu Độ hòa tan, tạp chất liên quan, định lượng. Đây là sản phẩm do Công ty cổ phần dược phẩm Sao Kim sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần dược phẩm Sao Kim gửi thông báo và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nói trên. Công ty phải gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 27/5/2020 kèm theo các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sở Y tế các tỉnh, thành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc Dekasiam không đạt chất lượng trên. Đồng thời, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này. Trường hợp phát hiện vi phạm thì xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Được biết, Dekasiam là thuốc được sử dụng dự phòng nhồi máu cơ tim thứ phát và đột quỵ trong các trường hợp bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim (đau tim); có tiền sử bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ); đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định; đã phẫu thuật tim như thủ thuật tạo hình mạch hay phẫu thuật đặt ống tim.
Khẩn trương cung ứng thuốc phẫu thuật tim - lồng ngực
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, theo thông tin từ các cơ sở nhập khẩu, sản phẩm Protamine ( ảnh - thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong phẫu thuật tim - lồng ngực) đã được cấp phép nhập khẩu theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu.
TƯ LIỆU
Tuy nhiên, số lượng thuốc Protamine nhập khẩu vào Việt Nam sắp tới vẫn có thể thiếu nếu nhu cầu sử dụng thực tế trong điều trị tăng hơn so với số lượng dự trù. Nguyên nhân, do Protamine có nhu cầu không nhiều, nhà sản xuất chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu.
Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở khám chữa bệnh và được Bộ Y tế cấp phép mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài. Do đó, có thể có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi đã đặt hàng nhưng các nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ để cung ứng theo yêu cầu; thời gian chờ sản xuất thêm khá dài (khoảng 3 - 4 tháng).
Do đây là mặt hàng không thể thiếu trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực, để đảm bảo kịp thời, cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu sử dụng, Cục Quản lý dược đã có công văn khẩn đề nghị các sở y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn có nhu cầu sử dụng thuốc Protamine chủ động liên hệ với các đơn vị nhập khẩu thuốc Protamine đặt hàng; các cơ sở khám chữa bệnh cần chủ động dự trữ thuốc.
Với các đơn nhập khẩu thuốc Protamine, trước mắt, Cục Quản lý dược yêu cầu cần ưu tiên cung ứng thuốc cho các bệnh viện có báo cáo thiếu thuốc Protamine, các đơn vị đã có công văn đề nghị cung ứng. Đồng thời, tổng hợp toàn bộ dự trù của các cơ sở khám chữa bệnh để lập kế hoạch nhập khẩu, cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo, đến cuối tháng 4.2020, 2 trong 4 nhà nhập khẩu Protamine tại Việt Nam còn thuốc này trong kho, với số lượng khoảng 1.900 lọ.
Nhân viên bán lẻ cần thực hiện nghiêm quy trình bán thuốc Ngày 10/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn về việc tăng cường phòng chống lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng. Công văn nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã vượt ngưỡng 1,6 triệu người. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận...