Không đăng kiểm với ô tô chưa dán thẻ thu phí không dừng?
Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu phương án dán thẻ định danh để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô như một quy trình bắt buộc khi đi đăng kiểm.
Nhằm triển khai nhanh hơn việc thu phí đường bộ hình thức không dừng ( ETC), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ dán về việc đẩy nhanh tiến độ dán thẻ định danh cho ô tô để sử dụng dịch vụ ETC. Trong đó, văn bản có chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải ( GTVT) về việc nghiên cứu khả năng bắt buộc ô tô dán thẻ định danh khi đi đăng kiểm.
Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu “Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án dán thẻ định danh là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”. Điều này nhằm giúp tăng tốc việc dán thẻ định danh ETC cho ô tô, tăng hiệu quả của hệ thống thu phí không dừng.
Theo công bố mới đây của bộ GTVT, hiện cả nước đã có hơn 3,2 triệu trong số tổng cộng 4,5 triệu phương tiện ô tô tại Việt Nam dán thẻ sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, tương đương với tỷ lệ 71%. Bộ đang tiếp tục triển khai tích cực hơn để phấn đấu đến tháng 9 tới sẽ đạt 80% – 90%số lượng phương tiện có dán thẻ ETC.
Ngoài ra, theo văn bản mới được Bộ GTVT gửi đến UBND các tỉnh/thành phố, việc triển khai thu phí đường bộ theo hình thức không dừng sẽ bắt đầu ngay từ ngày 1/8 tại các tuyến cao tốc. UBND các tỉnh, thành phố được đề nghị vận động công chức, viên chức, người lao động dán thẻ để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng trước ngày 31/7/2022.
Hiện tại, các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện đều đã được lắp đặt và vận hành dịch vụ thu phí ETC, trừ 3/4 tuyến cao tốc thuộc quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ hoàn thành lắp đặt và đi vào sử dụng từ ngày 1/8 tới. Ngoài ra, một số trạm thu phí được Thủ tướng đồng ý không lắp hệ thống ETC do hiệu quả thấp.
Video đang HOT
Xuống tiền mua ôtô điện, thủ tục đăng kiểm thế nào?
Ôtô điện cũng có thời gian và quy trình đăng kiểm như xe dùng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, việc đăng kiểm ôtô điện sẽ có một số điểm khác.
Giấy tờ đăng kiểm ôtô điện
Tương tự các loại xe dùng động cơ đốt trong, ôtô điện cũng được kiểm định tại đơn vị đăng kiểm và ngoài đăng kiểm. Cụ thể:
- Kiểm định tại đơn vị đăng kiểm thì hồ sơ sẽ bao gồm:
Giấy tờ về đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp đăng ký.
Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý) đối với trường hợp kiểm định lần đầu.
Bản chính giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, cama đối với xe cơ giới thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình, cama.
Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào phiếu theo dõi theo mẫu.
- Kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm: Tổ chức, cá nhân cần có văn bản đề nghị (trong đó nêu rõ lý do và địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm), kèm danh sách xe cơ giới để đề nghị kiểm định đến đơn vị đăng kiểm.
Kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm khi các xe hoạt động tại vùng đảo/khu vực đảm bảo về an toàn, an ninh, quốc phòng/ xe tham gia chống thiên tai, dịch bệnh không đưa xe đến đơn vị đăng kiểm được. Thủ tục giấy tờ tương tự như với kiểm định tại đơn vị.
Tương tự ôtô động cơ đốt trong, ôtô điện cũng có thời gian và quy trình đăng kiểm. Ảnh: Vinfast
Quy trình đăng kiểm xe ôtô điện
- Nộp hồ sơ, giấy tờ và thông tin cần thiết tại đơn vị đăng kiểm lập và gửi phiếu đề nghị cung cấp ấn định kiểm định đến Cục đăng kiểm Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 30 vào tháng cuối của mỗi quý. Với trường hợp bổ sung ấn chỉ kiểm định, chủ xe cần bổ sung giấy tờ sau 15 ngày, kể từ ngày nhận phiếu đề nghị.
- Đơn vị kiểm định nhận thông tin và kiểm định hồ sơ.
- Đơn vị kiểm định kiểm tra và đánh giá xe: Căn cứ theo phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2021 về nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng, xe ôtô điện được đánh giá tiêu chuẩn chất lượng với các công đoạn trên dây chuyền kiểm định bao gồm: Lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát; kiểm tra phần trên của phương tiện; kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang; kiểm tra môi trường; kiểm tra phần dưới.
- Dán tem đăng kiểm: Tem màu xanh dương (ở trên) và màu xanh lá cây (ở dưới) là dành cho xe không kinh doanh vận tải, tem có màu vàng (trên) và xanh lá cây (dưới) là dành cho xe kinh doanh vận tải.
Điểm khác biệt khi đăng kiểm xe ôtô điện
Khác với phương tiện sử dụng xăng, dầu có quy trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường, ôtô điện sử dụng năng lượng điện nên sẽ được bỏ qua công đoạn 4 - kiểm tra hệ thống khí thải, bảo vệ môi trường.
Riêng đối với ôtô điện, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra thêm các bộ phận như: Hệ thống lưu trữ pin; hệ thống quản lý RESS (nếu được trang bị) ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt độ pin; bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối; động cơ kéo; hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị yêu cầu; bộ phận kết nối đầu sạc trên xe.
VinFast VF 8 hoàn thành đăng kiểm tại Việt Nam Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy xe điện VinFast VF 8 đã được cấp chứng nhận chất lượng và có thể chính thức chạy lăn bánh trên đường phố. Theo kế hoạch, VinFast sẽ bắt đầu chính thức bán ra xe điện VF 8 đầu tiên từ cuối năm nay. Mới đây, mẫu xe này đã hoàn thành đăng...