Không còn tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ Thủ đô
Tại các khu vực đặt chốt phòng, chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ ra, vào Thủ đô như trên tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A dưới chân cầu Phù Đổng và nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ không còn tình trạng ùn tắc, các phương tiện có thể di chuyển thuận lợi.
Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, từ ngày 14-23/7, tại 22 chốt kiểm dịch ra vào Thủ đô, lực lượng chức năng đã kiểm soát hơn 172.000 phương tiện với trên 235.000 lượt người. Lực lượng chức năng đã yêu cầu quay đầu xe với 1.447 phương tiện có yếu tố dịch tễ, đặc biệt phát hiện 25 trường hợp nghi mắc COVID-19.
Lực lượng chức năng làm việc tại chốt Quốc lộ 5 (huyện Gia Lâm). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Có mặt tại các chốt kiểm dịch ngày 22/7, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đánh giá, biểu dương các cán bộ, chiến sỹ đã không quản ngại khó khăn, phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công. Nhất là trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng bất chợt, mật độ phương tiện ra, vào địa bàn rất lớn cũng như điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt tại nhiều chốt còn khó khăn.
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố thông tin thêm, hiện nay, tại các khu vực đặt chốt phòng, chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ ra, vào Thủ đô như trên tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A dưới chân cầu Phù Đổng và nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ không còn tình trạng ùn tắc, các phương tiện có thể di chuyển thuận lợi.
Thượng tá Nguyễn Chí Công, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cho biết, qua tiếp thu phản ánh từ nhân dân, cơ quan chức năng, các chốt đã xử lý tồn tại, áp dụng vào thực tế các sáng kiến vừa bảo đảm giao thông thông suốt vừa kiểm soát chặt nguồn lây bệnh theo chỉ đạo của thành phố.
Video đang HOT
Trước đó, để tạo thuận lợi cho các phương tiện di chuyển vào Thủ đô, đi qua chốt kiểm dịch nhanh nhất, Công an thành phố đề nghị người dân di chuyển bằng phương tiện cá nhân chuẩn bị các giấy tờ như: Căn cước công dân, giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, giấy xác nhận đã tiêm vaccine, quyết định hết thời hạn cách ly (nếu có), điền đầy đủ thông tin vào tờ khai y tế tự nguyện đối với người di chuyển vào thành phố (tải biểu mẫu trên Cổng Thông tin điện tử Công an thành phố). Nhiều người đi trên cùng xe ôtô có thể khai chung một biểu mẫu.
Đối với phương tiện kinh doanh vận tải, Sở Giao thông Vận tải đã có hướng dẫn thực hiện đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện. Các loại phương tiện được đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh. Thủ tục cấp đăng ký nhận diện phương tiện ưu tiên đi vào luồng xanh được thực hiện trực tuyến tại địa chỉ http://luongxanh.drvn.gov.vn. Các doanh nghiệp đăng nhập và làm theo hướng dẫn, sau khi đăng ký thành công lái xe tự in thẻ nhận diện kèm mã QRCode để dán lên xe.
Khuyến cáo bảo vệ thông tin cá nhân khi hoạt động trực tuyến
Trước tình trạng một số hacker rao bán hàng loạt dữ liệu người dùng Việt Nam trên internet gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cảnh báo nguy cơ rủi ro và đưa ra một số lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia thực hiện các hoạt động trực tuyến.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến đánh cắp và lợi dụng thông tin cá nhân để lừa đảo, mạo danh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra liên tục, thường xuyên, gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, sức khỏe của người tiêu dùng, người dân và cộng đồng xã hội.
Cụ thể, mới đây đã có khoảng 17 GB dữ liệu cá nhân của người Việt gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, ảnh và video selfie... trở thành món hàng trị giá 9.000 USD đối với hacker. Dù chưa thể truy ra nguồn gốc số liệu đó và kẻ rao bán hiện đã xóa bài đăng, nhưng vụ việc vẫn cho thấy đã có lỗ hổng trong quản lý những dữ liệu quan trọng này.
Nhận định từ các chuyên gia, các dữ liệu KYC (Know Your Customer) - thông tin cá nhân xác định danh tính một người - có thể bị rò rỉ từ kho lưu trữ của một hoặc vài dịch vụ trực tuyến, nhất là đơn vị cho vay online. Điều này xuất phát từ việc dữ liệu KYC mà tin tặc tiết lộ giống với những gì mà các dịch vụ cho vay trực tuyến thường yêu cầu người dùng nhập vào.
Dù chưa biết nguyên nhân chính xác nhưng các chuyên gia bảo mật cũng khuyến cáo người dùng hết sức cẩn thận với thông tin cá nhân, tuyệt đối không chia sẻ, cung cấp KYC cho những đơn vị chưa rõ uy tín hoặc đáng ngờ.
Do đó, người dùng chỉ nên chia sẻ thông tin cá nhân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, nhất là thông tin sinh trắc học như ảnh chụp, video định danh KYC với các dịch vụ tin cậy.
Để hạn chế tình trạng này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã cảnh báo nguy cơ rủi ro và một số lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia thực hiện các hoạt động trực tuyến.
Vì vậy, cần đảm bảo môi trường giao dịch an toàn. Các phương tiện công nghệ thông tin sử dụng để kết nối trực tuyến như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động... cần được đảm bảo an toàn, có khả năng phòng chống các nguy cơ "bị trộm" thông tin cá nhân.
Đặc biệt, người tiêu dùng có thể tham khảo cách thức phòng chống như cập nhật (update) cho các ứng dụng, phần mềm sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến; thực hiện cài đặt mật khẩu mạnh, đồng thời cài đặt chế độ xác thực nhiều lớp cho tài khoản.
Chẳng hạn như kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố cho các tài khoản mạng xã hội như Zalo, Facebook; tài khoản email như gmail... Mặt khác, người tiêu dùng nên cài đặt phần mềm quét và diệt virus hoặc kiểm tra để kích hoạt các tính năng bảo vệ phần mềm như bật tường lửa, phần mềm diệt virus có sẵn trên hệ điều hành máy tính window.
Ngoài ra, không tùy ý cài đặt các phần mềm, ứng dụng của bên thứ ba để phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu; không truy cập vào các đường link lạ, ngay cả khi đường link được gửi từ các tài khoản của người quen, đồng nghiệp. Ngoài ra, cần kiểm tra lại người gửi về nguồn gốc đường link trước khi truy cập.
Bên cạnh đó cần lựa chọn đơn vị thực hiện giao dịch và chỉ thực hiện các hoạt động trên các nền tảng công nghệ của các đơn vị có thương hiệu uy tín, đã được cộng đồng sử dụng và đánh giá tốt.
Riêng với các trường hợp cần thực hiện giao dịch trên website hoặc ứng dụng lạ, cần kiểm tra chính sách bảo vệ thông tin của đơn vị đó có được công bố công khai và đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay không.
Hơn nữa, người tiêu dùng cần lựa chọn thông tin để cung cấp. Đọc kỹ chính sách thu thập thông tin của doanh nghiệp để biết và đánh giá cần cung cấp thông tin nào cho doanh nghiệp để thực hiện giao dịch.
Đối với các trường hợp không tìm thấy thông tin về chính sách bảo vệ thông tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng nên ngừng giao dịch vì việc không thông báo rõ ràng, công khai việc thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trường hợp cảm thấy phạm vi yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp rộng hoặc mục đích sử dụng không rõ ràng, người tiêu dùng nên chủ động ngừng thực hiện giao dịch để tránh các nguy cơ bị rò rỉ thông tin hoặc thông tin bị sử dụng vào mục đích không an toàn.
Trường hợp nhận thấy quyền lợi của mình bị vi phạm, người tiêu dùng nên chia sẻ thông tin vụ việc để người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết và chủ động phòng tránh; Phản ánh, khiếu nại tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, hướng dẫn cách thức bảo vệ quyền lợi.
Hàng nghìn người từ phía Nam đổ về cửa ngõ Tây Nguyên trước "giờ G" Từ chiều ngày 17/7, trước thời điểm 16 tỉnh phía Nam bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hàng nghìn người đã đổ về cửa ngõ Tây Nguyên: chốt kiểm soát dịch Cai Chanh ở Đắk Nông. Rạng sáng 18/7, lượng người từ các tỉnh phía Nam đổ về Tây Nguyên vẫn rất đông. Chị Phan Thanh Hương,...