‘Không còn nguy cơ lở đá nghiêm trọng trên núi Cấm’
Do có nhiều cơn mưa lớn trên núi Cấm nên chiều 7/5 đoàn khảo sát đã ngưng công việc, dời sang ngày khác. Bước đầu, đoàn nhận định, sẽ không có thêm vụ sạt lỡ nghiêm trọng nào trong thời gian tới.
Chiều 7/5, UBND tỉnh An Giang và các cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương đã tiến hành khảo sát các vị trí có nguy cơ sạt lở dọc theo tuyến đường 8,4 km lên núi Cấm. Tuy nhiên, do có nhiều cơn mưa lớn diễn ra liên tục trên núi Cấm nên cuộc khảo sát đã ngưng lại và sẽ được dời sang ngày khác.
Những tảng đá chực chờ rơi trên núi Cấm. Ảnh: B.T.
Qua khảo sát bước đầu, các cơ quan chức năng nhận định, tạm thời sẽ không có thêm vụ sạt lở nghiêm trọng nào xảy ra trong thời gian tới. Đồng thời, UBND huyện Tịnh Biên đã giao cho Công ty TNHH Hữu Duẩn (xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên) tiến hành di chuyển những tảng đá có nguy cơ sạt lở xuống chân núi an toàn. Đây là những tảng đá nằm gần vị trí sạt lở cũ và trên đường lăn của tảng đá lớn gây tai nạn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Duẩn – Giám đốc Công ty TNHH Hữu Duẩn cho biết, ngày 8/5 sẽ tiến hành di chuyển những tảng đá này. Tuy nhiên, do những tảng đá này nằm trên đoạn đường gập ghềnh, chỉ có thể trèo lên bằng đường bộ, không đưa được máy móc, xe cơ giới lên nên chỉ có thể áp dụng biện pháp thủ công để chuyển đá xuống núi. “Chúng tôi sẽ tập trung di chuyển những tảng đá đã rơi xuống đường trong vụ tai nạn. Trước tiên, sẽ dùng xà ben lớn đẩy chúng ra khỏi vị trí giúp chúng lăn tự nhiên. Tiếp đó, chúng tôi sẽ dùng máy xúc và xe tải chuyển đá xuống chân núi”, vị giám đốc này nói.
Ông Lê Minh Hưng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phát triển du lịch An Giang cho biết, trong thời gian đơn vị thi công tiến hành xử lý những tảng đá có nguy cơ sạt lở, việc lưu thông trên tuyến đường nhựa dẫn lên núi sẽ bị cấm hoàn toàn.
Theo ghi nhận của VnExpress.net, tại vị trí khởi điểm của vụ sạt lở, nơi cách đoạn đường xảy ra tai nạn làm chết 6 người khoảng 100m, vẫn còn dấu vết của tảng đá bị rơi khỏi vị trí. Gần vị trí đá rơi và trên đường lăn của tảng đá lớn vẫn còn khá nhiều tảng đá nhỏ hơn nằm chênh vênh và có thể tiếp tục rơi xuống bất kỳ lúc nào. Trong đó, có nhiều tảng đá ước nặng hàng chục tấn.
Trước đó, ngày 5/5, tài xế Trương Hoàng Tâm (27 tuổi, ngụ xã An Hảo) lái ôtô lữ hành của đơn vị khai thác du lịch chở 7 người, khi đến đoạn lưng chừng núi Cấm thì những tảng đá lớn từ trên đỉnh núi rơi xuống đè bẹp chiếc xe. Vụ tai nạn đã làm chết 6 người chết và 2 người bị thương.
Theo VNExpress
Thảm nạn trên núi Cấm: Tang tóc ở xóm nghèo
Tiếp chúng tôi vào trưa 6.5, ông Võ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Bàn Long (H.Châu Thành, Tiền Giang), buồn rầu nói: "Từ hôm qua đến giờ hai ấp Long Hòa A và Long Trị (nằm cạnh nhau) nhuốm màu tang tóc vì có đến 6 nạn nhân trong vụ đá lở ở núi Cấm (4 người tử nạn và 2 người bị thương)".
Ông Sơn tiếp: Họ đều là dân nghèo và lao động chính nuôi gia đình. Ngoài anh Nguyễn Văn Linh mới cưới vợ được 5 ngày, những người khác đều bỏ lại 2, 3 đứa con nhỏ, hoàn cảnh rất thương tâm.
Anh Phạm Minh Tâm (một trong hai người bị thương) cho biết: Năm nào anh Trần Văn Lèo (đã tử nạn - PV) cũng thuê xe cho bà con trong xóm cùng đi vía bà. Năm nay anh thuê xe 15 chỗ ngồi nhưng chỉ có 13 người đi. Ngày 4.5, sau khi đến Châu Đốc, chúng tôi đi tham quan một số nơi rồi ngủ lại đêm. Sáng hôm sau, trước khi về chúng tôi đi tham quan núi Cấm.
Nhưng khi đến chân núi, vì quy định xe của khách không được chạy lên núi nên chúng tôi phải thuê xe của công ty du lịch địa phương để đi. Do vậy, trong đoàn chỉ có 6 thanh niên và chú Tư đi lên núi còn những người khác ở lại chờ. Sau khi tham quan xong, lúc trở xuống, xe vừa chạy qua cua thì tôi nghe tiếng nổ lớn rồi không còn biết gì nữa.
Chị Trúc và 3 đứa con nhỏ trong căn nhà dột nát - Ảnh: P.H
Người vợ trẻ của anh Linh mới lấy chồng được 5 ngày - Ảnh: P.H
Sự ra đi của 4 chàng trai trẻ làm cho nhiều bà con trong xóm ngậm ngùi. Khi tới dự đám tang, nhìn cảnh vợ con nheo nhóc, nhà cửa của họ dột nát, không ít người rơi nước mắt.
Như trường hợp của mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Trúc, vợ anh Nguyễn Văn Nhẹ. Anh ra đi để lại cho vợ 3 đứa con nhỏ, đứa lớn học lớp 3, đứa nhỏ mới vừa 7 tháng tuổi. Căn nhà dột nát rộng chưa đến 20 m2 không có chỗ đặt quan tài nên phải tổ chức đám tang bên nhà mẹ ruột anh Nhẹ.
Chị Trúc nói trong nước mắt: "Vợ chồng em sống nghề làm mướn để nuôi con, nghỉ ngày nào là đói ngày đó. Gia tài chỉ có 8 gốc vú sữa già cỗi, mỗi năm bán được vài ba triệu đồng. Vì chồng em thường làm mướn cho anh Lèo nên được rủ đi. Thấy gia đình nghèo khổ quá, ảnh mới đi lên núi cầu bà phù hộ. Ai ngờ...".
Theo Thanh Niên
Phong tỏa đường lên núi Cấm Ngày 6.5, UBND H.Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã phong tỏa đường lên núi Cấm cho đến khi dọn dẹp xong hiện trường và xử lý các khối đá trên vách còn gây nguy hiểm. Như vậy, người dân, khách hành hương muốn lên núi phải đi theo lối cũ là lội bộ men theo con đường suối Thanh Long hoặc đường...