Không còn người Việt nào đang bị án tử tại Indonesia
Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta cho hay ngoài Trần Thị Bích Hạnh bị tử hình hôm 18.1, hiện không có người Việt nào đang bị án tử tại Indonesia.
Nhân viên nhà tù Semarang cầm ảnh của Trần Thị Bích Hạnh. Khi được hỏi về nguyện vọng, bà Hạnh nói rằng chỉ mong được tử hình tại quê hương Việt Nam – Ảnh chụp trang Facebook của Jakarta Globe
Bà Hạnh, 37 tuổi, bị bắt khi đến sân bay Adi Soemarmo ở thành phố Solo, tỉnh Trung Java, trên một chuyến bay của hãng AirAsia khởi hành từ thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) với 1,1 kg “hàng đá” methamphetamine trong người, trị giá khoảng 200.000 USD.
Tờ Jakarta Globe cho hay đó là lần thứ 9 bà Hạnh mang ma túy vào Indonesia, 8 lần trước đều trót lọt.
Tòa án huyện Boyolali, tỉnh Trung Java, kết bà Hạnh án tử hình ngày 22.11.2011.
Bà Hạnh cùng một phụ nữ Indonesia và 4 người đàn ông khác từ Brazil, Malawi, Nigeria và Hà Lan đã bị xử bắn rạng sáng 18.1, sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo bác đơn xin khoan hồng của họ vào ngày 30.12.2014.
Trao đổi với Thanh Niên Online chiều 18.11, Bí thư thứ 3 phụ trách bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam ở Jakarta, ông Đoàn Văn Nam, cho biết sau trường hợp bà Hạnh, hằng năm vẫn có một số trường hợp người Việt bị bắt vì tội danh ma túy.
“Tuy nhiên, không có án tử hình. Những người này chỉ bị án tù cao nhất là vài chục năm, một số còn đang tiếp tục điều tra. Bà Hạnh là người bị án nặng nhất”, ông nói.
Ông Nam cũng cho biết, bà Hạnh, có chồng con ở quê nhà Hà Nội, đã trải qua 2 phiên tòa. Tòa sơ thẩm kết án bà Hạnh nhẹ hơn, nhưng do bà chống án, tòa phúc thẩm sau khi xem xét lại các chứng cứ và quá trình phạm tội của bà và quyết định tăng lên án tử hình.
Trả lời câu hỏi trong số những người Việt bị bắt sau đó, có ai liên quan đến hoạt động của bà Hạnh không, Bí thư Đoàn Văn Nam nói rằng Sứ quán không khẳng định điều này: “Việc của bà Hạnh thì cũng lâu rồi. Các trường sau này có liên quan đến bà ấy hay không thì chúng tôi không thể biết được. Chỉ có công an mới biết thôi. Những thông tin đó chúng tôi đã chuyển về cho công an để họ xem xét có liên quan với nhau hay không”.
Video đang HOT
Báo Jakarta Post cho hay, hiện nay Indonesia đang giam giữ trên 138 tử tù, trong đó phần lớn phạm tội ma túy và 1/3 số đó là người nước ngoài.
Tổng thống Joko Widodo đã tuyên bố sẽ không khoan dung cho bất kì ai trong số 64 tử tù tội ma túy hiện tại.
Người đứng đầu cơ quan công tố Muhammad Prasetyo cho hay sẽ có đợt hành quyết tiếp theo trong năm nay và mỗi năm sẽ có khoảng 20 người bị tử hình.
Báo này cũng cho biết lệnh thi hành án vào ngày 18.1 đã được truyền xuống các trại giam để thông báo cho các tử tù và thông báo đến cơ quan đại diện ngoại giao của những quốc gia có công dân bị thi hành án vào ngày 14.1
Sau khi có công hàm thông báo từ Bộ Ngoại giao Indonesia, Sứ quán Việt Nam đã cử người tới nhà tù Semarang thăm lãnh sự bà Hạnh.
Tử tù Trần Thị Bích Hạnh bị bắn tại huyện Boyolali. Trước khi bị hành quyết, bà Hạnh đề nghị được cởi trói khi bị bắn -Ảnh: Solopos
Trong khi đó, Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy đã chuyển thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tổng thống Joko Widodo xin giảm án cho bà Hạnh, đồng thời cùng đại sứ các nước có công dân bị án tử hình đợt này như Hà Lan, Brazil… vận động Bộ Ngoại giao Indonesia xin hoãn thi hành án. Nhưng tất cả đều bất thành, ông Nam cho biết.
Gia đình bà Hạnh ở Hà Nội đã được Sứ quán thông báo về việc hành quyết, “tuy nhiên họ rất nghèo nên không có điều kiện sang Indonesia thăm”, ông nói thêm.
Bà Hạnh đã bị xử bắn khoảng 3 giờ sáng 18.1 tại huyện Boyolali, gần như cùng thời điểm hành quyết 5 người còn lại gần nhà tù trên đảo Nusa Kambangan thuộc huyện Cilacap, cùng tỉnh Trung Java.
Phát ngôn viên Văn phòng công tố Tony Spontana cho biết trước lúc bị hành quyết, bà Hạnh yêu cầu được cởi trói khi bị bắn. Trước đó, khi được hỏi ước nguyện cuối cùng trước khi chết, bà Hạnh nói rằng mong được tử hình tại quê hương Việt Nam.
Theo nguyện vọng của bà Hạnh, thi thể bà đã được hỏa táng ngay lập tức và được chôn trong hôm qua tại nghĩa trang Kedungmundu ở Semarang, ngay bên cạnh mộ của vị mục sư từng giảng đạo cho bà, thông tấn xã Antara cho hay.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Chu Vĩnh Khang có thể đối mặt án tử
"Có một sự đồng thuận trong giới lãnh đạo Trung Quốc suốt mấy thập niên qua là mức phạt tối đa cho quan chức cấp cao bị buộc tội tham nhũng là tử hình nhưng được hoãn thi hành án", giới phân tích dự đoán ông Chu Vĩnh Khang sẽ bị xét xử kín và có thể đối diện bản án nặng hơn Bạc Hy Lai.
Ông Chu Vĩnh Khang sắp phải đối mặt với tòa án với vô số tội danh - Ảnh: El Pais
Ngày 7.12, tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn lời giới phân tích dự đoán cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, có thể chịu mức án tử hình hoặc tử hình treo (tức được hoãn thi hành án và sau đó có thể giảm còn chung thân).
Giáo sư chính trị học Trương Minh tại Đại học nhân dân Trung Quốc cho hay: "Có một sự đồng thuận trong giới lãnh đạo suốt mấy thập niên qua là mức phạt tối đa cho quan chức cấp cao bị buộc tội tham nhũng là tử hình nhưng được hoãn thi hành án".
Tuy nhiên, theo chuyên gia Chương Nãi Khí ở Bắc Kinh thì trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra rất cứng rắn bằng chiến dịch trong sạch hóa đội ngũ lãnh đạo, đồng thời đã củng cố vững chắc vị thế lãnh đạo của mình thì khả năng ông Chu Vĩnh Khang bị xử tử hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng ông Chu sẽ bị xử nặng hơn "đệ tử" thân tín của ông ta là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ông Bạc bị tuyên án tù chung thân hồi tháng 9.2012 bởi tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền.
Các nhận định trên được đưa ra một ngày sau khi Tân Hoa xã đưa tin ông Chu bị khai trừ đảng do mắc nhiều tội danh nghiêm trọng, trong đó có tiết lộ bí mật quốc gia, và Viện KSND tối cao Trung Quốc quyết định bắt ông này để điều tra hình sự.
Ông Chu Vĩnh Khang có thể đối mặt án tử - Ảnh: Reuters
Đến ngày 7.12, nhiều quan chức, học giả, doanh nhân Trung Quốc lên tiếng ủng hộ quyết định nói trên, ca ngợi đây là bằng chứng cho nguyên tắc "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" và "không có vùng cấm trong chống tham nhũng". Ủy viên Ban Kiểm tra kỷ luật thành phố Truy Bác, ông Bạch Niệm Bác khẳng định với Tân Hoa xã: "Đây là chiến thắng lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng".
Bí mật quốc gia là bí mật gì ?
Theo SCMP, dư luận Trung Quốc và giới chuyên gia còn tập trung chú ý vào cáo buộc rò rỉ bí mật quốc gia nhằm vào ông Chu, người từng giữ vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp T.Ư, chịu trách nhiệm giám sát Bộ Công an và các cơ quan tình báo.
"Chưa từng có ai ở cấp đó bị cáo buộc rò rỉ bí mật nhà nước. Điều này càng chứng tỏ sự mạnh mẽ của Chủ tịch Tập Cận Bình và chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của người dân", Giáo sư Minxin Pei tại Đại học Claremont McKenna (Mỹ) nhận định với tờ The Wall Street Journal.
Nhà phân tích Trần Đạo Ngân tại Đại học Chính trị và luật Thượng Hải thì cho rằng ông Chu có thể đã "dùng vị thế của mình để rò rỉ thông tin về sắp xếp nhân sự cấp cao cho cấp dưới, ứng viên hoặc thậm chí truyền thông nước ngoài nhằm kiếm lợi, gây ảnh hưởng tới các đợt thay đổi ở cấp lãnh đạo".
Mặt khác, theo nhà bình luận Chương Nãi Khí, cáo buộc nói trên có thể nhằm tạo điều kiện pháp lý để xử kín ông Chu. Giới quan sát chỉ ra rằng phiên xử công khai nhằm vào Bạc Hy Lai hồi năm ngoái đã gây nhiều vấn đề khi ông Bạc không nhận tội, tranh cãi quyết liệt với tòa và thậm chí xúc phạm các nhân chứng. Ông Chu Vĩnh Khang được cho là còn "dữ tợn" hơn Bạc Hy Lai, từng giữ vị trí cao hơn và biết nhiều bí mật hơn nên khả năng xử kín là rất cao.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Tòa án Pakistan phát lệnh bắt cựu Thủ tướng Raza Gilani Theo AFP, ngày 29/5, tòa án chống tham nhũng tại Pakistan đã phát lệnh bắt cựu Thủ tướng nước này Yousuf Raza Gilani và một thành viên nội các của nhà lãnh đạo trên vì liên tục không trình diện trước một phiên thẩm vấn của tòa liên quan tới các cáo buộc tham nhũng. Cựu Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani. (Nguồn:...