Không còn mụn, hết nám, hết tàn nhang nhờ bột sắn dây
Không còn mụn, hết nám, hết tàn nhang nhờ bột sắn dây – rất hiệu quả lại an toàn, các bạn hãy lưu lại ngay.
Sắn dây có tên khoa học là Pueraria Thomsoni Benth, thuộc họ đậu, là loài dây leo được trồng ở nhiều vùng của nước ta.
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, mát, giúp thanh nhiệt, trị mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu, ngộ độc rượu, nóng trong người… Các chất trong củ sắn dây còn có thể trung hòa axit trong ruột, ngăn ngừa vi trùng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu…Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có những tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả.
Sắn dây giúp làm đẹp hiệu quả
Làm mờ vết nám và tàn nhang
Trong bột sắn dây có chứa hoạt chất Isoflavone gần tương tự như estrogen ở cơ thể phụ nữ. Loại chất này khi vào cơ thể sẽ giúp ổn định nội tiết tốt, làm giảm sự sản sinh hắc tố melanin gây thâm nám và tàn nhang.
Bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê bột sắn dây, đem trộn đều với chén nước ép cà chua. Dùng hỗn hợp này thoa lên mặt rồi massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Kiên trì thực hiện 2 đến 3 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy vết nám và tan nhang mờ hẳn.
Video đang HOT
Bột sắn dây giúp trị mụn hiệu quả
Theo Đông y bột sắn dây có vị ngọt, tính bình, mát, giúp thanh nhiệt nên trị mụn nhọt rất tốt. Để trị mụn bằng bột sắn dây, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
- Uống bột sắn dây: Đây là cách đơn giản nhất cho bạn. Chỉ cần pha bột sắn dây với một chút đường, có thể thêm vài viên đá cho dễ uống. Mỗi ngày bạn uống 2 cốc sẽ giúp làm mát da, thải độc nên giảm mụn hiệu quả.
- Đắp mặt nạ: Bên cạnh việc uống bột sắn dây, bạn có thể kết hợp đắp mặt nạ để tăng nhanh hiệu quả giảm mụn. Trộn 1 thìa cà phê bột sắn dây với 1 thìa cà phê bột đậu xanh và 1 thìa cà phê mật ong cho đến khi được hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên mặt trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Mỗi tuần bạn nên đắp khoảng 2 lần nhé.
Chống lão hoá
Củ sắn dây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng: Tinh bột, chất xơ, isoflavon, protein, lipid, glucid, các acid amin, plavonoid,… Trong đó, plavonoid là chất chống oxy hóa cao, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa những triệu chứng lão hóa sớm ở con người.
Chất isoflavon tương tự như hormone estrogen ở phụ nữ nên nó có thể ổn định hoạt động của hormone này trong cơ thể, ngăn cản cơ thể bài tiết quá nhiều sắc tố melanin (nguyên nhân chủ yếu gây nám da, sạm da).
Vì vậy, nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da. Bạn có thể uống bột sắn dây pha nước.
Theo Alobacsi
Tăng sắc tố da có những loại nào
Tăng sắc tố da có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và là kết quả của nhiều yếu tố. Ví dụ, các đốm lão hóa thường xuất hiện cùng với tuổi tác hay khi da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, nấm hoặc vi khuẩn theo hướng thay đổi màu sắc da...
Về cơ bản, mỗi loại tăng sắc tố lại có những nguyên nhân và phương pháp điều trị riêng. Đặc biệt, trong trường hợp bạn cảm thấy nghi ngờ việc tăng sắc tố có thể là tiền ung thư, ung thư hay bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào khác, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nhé.
1. Sun spots (Đốm lão hóa)
Khi da tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, bạn sẽ có nguy cơ phải đối diện với các đốm lão hóa hay còn gọi là đồi mồi hoặc các tổn thương sắc tố. Đây thường là những đốm màu nâu, có thể nhỏ li ti như những hạt bụi hoặc lớn hơn đầu ngón tay cái của bạn. Đốm lão hóa hay xảy ra khi bạn già đi và sẽ ngày một nặng nề nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
2. Nốt ruồi và tàn nhang
Tàn nhang là những đốm có màu sậm, hoàn toàn phẳng và đặc biệt phổ biến ở những người có làn da trắng. Trong khi đó, nốt ruồi thì có thể phẳng hoặc trồi lên bề mặt da và hay được tìm thấy trên tất cả các loại da. Nhìn chung, tàn nhang là một hiện tượng tăng sắc tố lành tính. Trong khi đó, nốt ruồi lại có thể phát triển thành những khối u ác tính. Vì vậy, bạn nên để ý chúng thường xuyên, nhất là khi xuất hiện những thay đổi về hình dạng, màu sắc hoặc kích thước.
3. Mụn
Mụn trứng cá có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố tạm thời của da. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhầm lẫn với những đốm đỏ khác hay còn gọi là ban đỏ. Nhìn chung, vấn đề này có thể giảm dần từ 3-6 tháng nhưng bạn cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ để đẩy nhanh quá trình phai màu.
4. Nám da
Nám da là một trong những tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai, uống thuốc ngừa thai hoặc trải qua sự thay đổi hormon trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này chưa được biết đến.
Về cơ bản, nám da đặc trưng với những vệt sẫm, xuất hiện ở trên trán, má, mũi hay môi trên và hình thành trong mô hình đối xứng. Hiện nay, các loại kem bôi có chứa tretinoin, hydroquinone hoặc axit azelaic được sử dụng khá nhiều trong điều trị nám da. Ngoài ra, phương pháp điều trị laser cũng hứa hẹn mang đến những kết quả nhất định.
5. Nấm
Bạn luôn luôn nhận được lời khuyên về việc đi dép trong nhà tắm bởi đây là cách phòng tránh nấm da chân (tinea pedis) hiệu quả nhất.
Thực tế, nấm da là một làn da bệnh tương đối phổ biến, được gây ra bởi một loại nấm thường xuất phát từ các dụng cụ nhiễm khuẩn như lược, quần áo chưa giặt và vòi sen. Ngoài việc xuất hiện trên chân, nấm da còn có thể xuất hiện trên cơ thể và đặc trưng bởi những biểu hiện như ngứa, đốm đỏ trên da mà đôi khi có thể hình thành một mô hình dạng vòng.
Ngay cả sau khi chữa khỏi, chúng cũng dẫn đến việc tăng sắc tố da với những đốm sậm màu. Những đốm này sẽ cần đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để có thể mờ dần. Và giải pháp tốt nhất dành cho bạn là sử dụng một loại kem chống nấm.
Theo KNLĐ
Thức khuya mà không bị mụn, da không sạn, dáng vẫn xinh Hãy có bí quyết dưới đây để không bị mụn dù có thức khuya tới mấy, các bạn cần lưu lại ngay! Thức khuya, tinh thần căng thẳng là kẻ thù số một của làn da và sức khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến làn da nhanh chóng xuống cấp cùng hàng loạt dấu hiệu lão hóa sớm...