Không còn Huawei, iPhone 13 độc chiếm thị trường smartphone cao cấp Trung Quốc
Trong bối cảnh Huawei không thể tung ra sản phẩm đối trọng trong năm nay, số lượng các đơn đặt hàng trước iPhone 13 tại thị trường này đã nhanh chóng tăng lên tới con số hàng triệu đơn vị.
Người tiêu dùng Trung Quốc đã đặt hàng hơn 2 triệu chiếc iPhone 13 tại cửa hàng trực tuyến chính thức của Appe trên trang thương mại điện tử JD.com , ngay sau thời điểm cho phép đặt hàng cuối tuần trước. Con số này dễ dàng vượt qua 1,5 triệu đơn đặt hàng trước của iPhone 12 hồi năm ngoái, cũng trên nền tảng này.
iPhone 13, được giới thiệu vào tuần trước tại Mỹ, sẽ là chiếc điện thoại thông minh cao cấp nổi bật nhất năm nay ở Trung Quốc. Bởi vì đối thủ cạnh tranh truyền thống của Apple, Huawei, tại thời điểm này không có khả năng cung cấp các thiết bị cầm tay cao cấp tương tự. Vì công ty đang “bận” đấu tranh để sinh tồn dưới các lệnh trừng phạt thương mại của chính quyền Mỹ, theo nhà phân tích cấp cao Ethan Qi của Counterpoint Research.
“Không có điện thoại thông minh nào trên thị trường có thể là mối đe dọa đối với iPhone 13 ở mức giá 5.000 nhân dân tệ (khoảng 776 USD)”, Qi nói. “Không có sản phẩm nào đủ mạnh mẽ, như dòng Huawei Mate cũ từng làm được”.
Vào tháng 7 vừa qua, Huawei đã ra mắt smartphone chạy Android hàng đầu mới nhất của mình, P50 và P50 Pro. Nhưng nó không hỗ trợ mạng 5G vì các lệnh trừng phạt đã ngăn chặn quyền truy cập của công ty tới các công nghệ tiên tiến của Mỹ.
Không còn Huawei, Apple đang tỏ ra “vô đối” ở phân khúc smartphone cao cấp tại Trung Quốc.
Sự quan tâm của người tiêu dùng Trung Quốc đối với dòng iPhone 13 cũng tăng cao trên nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba, với hơn 3 triệu đơn đặt hàng, chỉ tính đến cuối ngày đầu tiên. Các báo cáo cho thấy phiên bản màu hồng là phổ biến nhất.
Video đang HOT
Năm nay, các mẫu iPhone 13 mới có giá thấp hơn so với dòng iPhone 12 năm ngoái, ở thị trường Trung Quốc. Điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng nước này ngạc nhiên. Mức chênh lệch giá khiến chúng rẻ hơn khoảng 300 nhân dân tệ (46 USD) đến 800 nhân dân tệ (123 USD) so với các mẫu tương ứng của dòng iPhone 12.
Chiến lược giá này được cho là có thể giúp thúc đẩy doanh số bán điện thoại thông minh tổng thể trên thị trường. Một phần bởi các lô hàng smartphone ở Trung Quốc đã giảm 17%, chỉ còn 74,9 triệu chiếc, trong quý thứ hai năm nay, so với 90,7 triệu chiếc của thời điểm này một năm trước.
Một năm trước là khi thị trường vẫn còn sự hiện diện của Huawei, lúc chưa bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu công nghệ Canalys hồi tháng 7, khoảng trống Huawei bỏ lại không thể lấp đầy bởi các nhà cung cấp thiết bị cầm tay Android lớn khác của nước này.
Còn Apple, trong khi đó, tiếp tục phát triển mạnh ở Trung Quốc, với vị trí thứ 4 trên thị trường, sau Oppo, Vivo và Xiaomi, tính đến quý II năm nay. Công ty có giá trị nhất thế giới này, đã ghi nhận doanh thu 14,8 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 26/6. Con số đó tăng 58,2% so với 9,3 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái, nhờ doanh số bán iPhone 12 tăng mạnh.
Một lần nữa Tim Cook lại cho thấy khả năng “đặt giá” sản phẩm khéo léo của mình.
Vào năm 2019, Apple đã từng là mục tiêu của một làn sóng tẩy chay ở Trung Quốc sau khi Huawei bị chính quyền Washington đưa vào danh sách đen. Nhưng kể từ đó, công ty Mỹ đã tìm ra cách tương tác thành công với người tiêu dùng trẻ nước này. CEO Tim Cook từng tham gia một chương trình trò chuyện ảo với một nhân vật 22 tuổi có ảnh hưởng ở Trung Quốc hồi đầu năm. Đây là một nỗ lực rõ ràng để xoa dịu tâm lý của đám đông người tiêu dùng trẻ tuổi. Và Cook cũng vẫn là chủ tịch hội đồng cố vấn tại Trường Kinh tế và Quản lý của Đại học Thanh Hoa.
Theo chuyên gia của Counterpoint, Qi, iPhone 13 đang sẵn sàng tiếp nối đà phát triển mạnh mẽ của dòng iPhone 12.
“Có nhiều lý do để tin rằng iPhone 13 sẽ bán được ít hơn vì thiếu các tính năng mới”, ông nói. “Nhưng xem xét hoàn cảnh hiện tại của Huawei, chúng tôi nghĩ rằng iPhone 13 sẽ bán chạy như các series trước đó.”
Dường như để minh chứng cho điều này, hashtag #LiningUpForiPhoneOnTmall đang thịnh hành trên nền tảng mạng xã hội Weibo, với các bài đăng liên quan thu hút hơn 200 triệu lượt xem.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải hỗ trợ Huawei và các thương hiệu Trung Quốc khác”, một người dùng bình luận trên Weibo viết. “Nhưng có vẻ như các sản phẩm tốt hơn đã phần nào át đi tiếng nói của lòng yêu nước.”
Vì sao Huawei vẫn chưa từ bỏ thị trường smartphone?
Bất chấp doanh số giảm sút do lệnh cấm của Mỹ, nhà sáng lập Huawei khẳng định 'không bao giờ' bán bộ phận smartphone của hãng.
Tuần trước, nhà sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi cho biết công ty sẵn sàng chuyển giao công nghệ 5G nhưng không bao giờ từ bỏ mảng smartphone. Ông Nhậm đưa ra khẳng định như vậy dù doanh số smartphone - thứ mà ông miêu tả là "thiết bị đầu cuối vì kết nối mạng" - trên đà giảm sút từ khi Mỹ giới thiệu các biện pháp cấm vận thương mại đối với Huawei.
Chỉ mới mùa hè năm 2020, Huawei còn vượt mặt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Song đến quý IV, hãng điện thoại Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ sáu, theo số liệu của hãng nghiên cứu Canalys. Trong khi đó, hãng nghiên cứu TrendForce dự đoán Huawei còn tiếp tục hạ cấp xuống hạng 7 vào năm nay.
Huawei đã từ bỏ một số bộ phận, chẳng hạn tháng 11/2020, bán thương hiệu điện thoại bình dân Honor cho một liên minh gồm 30 đại lý và môi giới. Từ đó, tin đồn về khả năng bán thương hiệu cao cấp Mate và P cũng dấy lên. Dù vậy, công ty duy trì cam kết gắn bó với thị trường smartphone đắt tiền. Các nhà phân tích nhận định chúng là một phần không thể tách rời với việc kinh doanh nói chung của Huawei.
Thiết bị đầu cuối, đặc biệt là smartphone, giúp xây dựng nền tảng người dùng vững mạnh, tạo ra doanh thu từ các dịch vụ khác. Ví dụ tốt nhất chính là Apple và iPhone. Ông Nhậm gọi bất kỳ thiết bị nào có thể kết nối với con người hoặc vật thể là thiết bị đầu cuối. Do đó, định nghĩa còn bao gồm cả hệ thống radar dùng trong xe tự lái, thiết bị IoT trong nhà thông minh.
Phó Chủ tịch Nghiên cứu thiết bị IDC Bryan Ma cho rằng thiết bị đầu cuối là thuật ngữ riêng của ngành viễn thông, phản ánh gốc gác của Huawei vì họ có nhiệm vụ kết nối thiết bị đầu cuối với mạng lưới trong nhiều năm. Một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh này chính là Harmony, hệ điều hành xuất hiện 3 tháng sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận Entity List năm 2019. Lệnh khiến Google phải dừng cung cấp ứng dụng và dịch vụ trên sản phẩm mới của Huawei và Huawei không được mua linh kiện Mỹ.
Tháng 9/2020, Huawei thông báo dự định chuyển từ Android sang Harmony trên mọi smartphone từ năm 2021. Harmony không chỉ dành cho điện thoại mà còn sử dụng trên nhiều danh mục khác như tablet, máy tính, smart TV do Huawei sản xuất. Chẳng hạn, nó đang được hơn 20 công ty phần cứng ứng dụng như Midea, Joyoung, Robam Appliances.
Huawei cũng muốn cung cấp thiết bị và phần mềm viễn thông cần thiết cho xe thông minh, thành lập nền tảng Giải pháp xe hơi thông minh (Huawei HI) mà trong đó, Harmony đóng vai trò điều khiển. Để giữ cho chiến lược hệ sinh thái kết nối tồn tại và phát triển, Huawei cần duy trì sự sống cho bộ phận thiết bị đầu cuối, ít nhất tại Trung Quốc. Thành công tại quê nhà có thể lan sang các nước khác với sự trợ giúp của Harmony.
Dù vậy, trở ngại lớn nhất mà Huawei đang đối mặt chính là lệnh cấm vận của Mỹ khiến việc thu mua linh kiện trở nên khó khăn. Richard Yu Chengdong, CEO bộ phận tiêu dùng Huawei, từng thừa nhận điều đó vào tháng 8/2020. Tác động của lệnh cấm không dừng lại ở smartphone. Vấn đề chip là nguy cơ đối với hầu hết sản phẩm trong bộ phận thiết bị đầu cuối, trải rộng từ điện tử tiêu dùng, 5G đến thiết bị liên lạc xe hơi vì chúng đều phụ thuộc vào các sản phẩm chip khác nhau mà Huawei không thể tự sản xuất được. Theo một Giám đốc bán hàng tại công ty viễn thông Trung Quốc Quectel Wireless, Huawei đang gặp vấn đề về mô-đun 5G.
Huawei cũng phải để mắt tới các chính sách của Mỹ để duy trì lợi thế cạnh tranh và ổn định chuỗi cung ứng. Chiến lược hệ sinh thái rất khó bền vững khi doanh số sụt giảm. Tarun Pathak - Phó Giám đốc thiết bị di động và hệ sinh thái hãng nghiên cứu Counterpoint - nhận xét nếu chính phủ Mỹ áp dụng lập trường ngoại giao hơn với các công ty Trung Quốc, Huawei sẽ có cơ hội sống, đặc biệt về khía cạnh thiết bị đầu cuối.
Bộ phận điện tử tiêu dùng, bao gồm smartphone, đóng góp 54% doanh thu 2019 của Huawei và là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất. Các chuyên gia khác lưu ý bán một bộ phận đang hoạt động tốt không giải quyết vấn đề lệnh cấm Mỹ và chỉ khiến Huawei đánh mất nguồn thu quan trọng.
Ông Nhậm tự tin những mảng kinh doanh mới sẽ bù đắp cho doanh thu sụt giảm từ mảng smartphone trong năm nay. Huawei đang đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới như xe thông minh, đồng thời tập trung hơn vào các mảng có sẵn như đám mây. Song ông cũng thừa nhận bỏ tên Huawei khỏi danh sách đen của Mỹ là "đặc biệt khó".
Huawei đặt mục tiêu trở lại 'ngai vàng' smartphone Trong một cuộc trò chuyện với nhân viên, Chủ tịch Huawei Guo Ping cho biết hãng sẽ giành lại vị trí dẫn đầu thị trường smartphone trong tương lai. "Khó khăn lớn nhất đối với chúng ta hiện nay là mảng smartphone. Chúng ta biết rằng để sản xuất một thiết bị có kích thước nhỏ và tiêu thụ điện thấp đòi hỏi...