Không còn đột biến từ cho thuê, đền bù đất, lợi nhuận hợp nhất quý 3/2020 của Phước Hòa (PHR) giảm 64%
Lũy kế 9 tháng, PHR đạt 725,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 12%. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 5.174 đồng.
CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần 390,84 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm mạnh doanh thu trong kỳ chủ yếu do trong quý 3/2019, công ty có ghi nhận một lần doanh thu từ hoạt động cho thuê đất KCN.
Việc sụt giảm mạnh doanh thu khiến lãi gộp PHR trong quý 3/2020 chỉ còn 58,03 tỷ đồng, giảm sâu 70% so với cùng kỳ 2019.
Trong kỳ, doanh thu tài chính PHR giảm mạnh 38% xuống 54,6 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản thu từ cổ tức. Phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết cũng giảm 60% xuống còn 5,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thu nhập khác trong quý 3/2020 cũng giảm 63% xuống còn 118,82 tỷ đồng, chủ yếu do trong quý 3 năm trước, công ty ghi nhận khoản tiền đền bù đất cho dự án KCN 300 tỷ đồng, cao hơn số tiền thu được trong năm nay.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, PHR ghi nhận 170 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2020, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước.
Tính tới cuối quý 3/2020, tổng tài sản PHR đạt 6.108 tỷ đồng, trong đó có hơn 2.000 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn).
Khi "tham lam" núp bóng "kỳ vọng"
Thị trường không có sóng nên "bí" địa chỉ đầu tư. Các cổ phiếu có câu chuyện riêng được săn lùng, và không ít cổ phiếu được đồn thổi về những thay đổi lớn, nhằm tạo sóng đầu cơ và vẽ nên câu chuyện kỳ vọng để đánh vào lòng tham.
HAP: Tỉnh giấc ngủ, hay chỉ là mộng du?
Diễn biến giá của cổ phiếu Hapaco (mã HAP) trong tháng 8 chắc chắn là câu chuyện kinh điển nhất năm nay, sau nhiều năm giới đầu tư lại nhìn thấy một cổ phiếu tăng giá bằng lần. HAP tăng giá trong tháng 8 từ khoảng 3.000 đồng lên trên 9.400 đồng, nghĩa là hơn gấp 3 lần.
HAP là cái tên đã từng rất nổi tiếng, khi là một trong những cổ phiếu đầu tiên lên sàn chứng khoán (HOSE). Tuy nhiên gần 10 năm trở lại đây HAP rơi vào nhóm cổ phiếu "rác", khi giá chưa bao giờ vượt quá mức 6.000 đồng và phần lớn thời gian (7 năm) giao dịch dưới mức 4.000 đồng. HAP được ví như "công chúa ngủ trong rừng", khi liên tục rơi vào mộng mị và hầu như bị nhà đầu tư lãng quên trước hàng trăm cổ phiếu mới xuất hiện hoạt động trong các lĩnh vực nổi bật, giao dịch sôi động và làm ăn tốt hơn. Thậm chí cả triệu nhà đầu tư mới mở tài khoản trong thập niên qua có lẽ không biết HAP là công ty nào.
Sự trở lại hoành tráng của HAP cuối tháng 7 vừa qua đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm TTCK (cũng là 20 năm HAP lên sàn), đã lấy lại ánh hào quang ngày nào khi công ty này công bố ít nhất 4 dự án lớn sẽ được triển khai, với tổng mức đầu tư dự kiến xấp xỉ 2.800 tỷ đồng. Dấu hỏi lớn đương nhiên được không ít nhà đầu tư đặt ra, là tính khả thi của những kế hoạch hoành tráng nói trên. Nếu chỉ nhìn vào tiềm lực tài chính sẵn có của HAP trong báo cáo tài chính mới nhất, sẽ rất khó hiểu cho kế hoạch này: Vốn chủ sở hữu của HAP đến hết quý II-2020 chỉ 703,8 tỷ đồng, tổng tài sản chưa tới 830 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải thu (283 tỷ đồng), tài sản dài hạn 392,8 tỷ đồng chủ yếu là vốn đầu tư vào công ty liên doanh liên kết, góp vốn. Lợi nhuận gộp quý II chỉ hơn 7,9 tỷ đồng trong tổng doanh thu 66,2 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế bán niên chưa tới 9 tỷ đồng...
Tuy nhiên, trước khi trả lời được các dấu hỏi đó, giá cổ phiếu HAP đã kịp tăng 3 lần, và điều các nhà đầu tư quan tâm không hẳn là tính khả thi, mà là cơ hội đầu cơ ngắn hạn. Suốt 7 tháng năm 2020, HAP chỉ giao dịch với mức thanh khoản bình quân chưa tới 200 triệu đồng/phiên, nhưng trong tháng 8 cổ phiếu này đã xuất hiện phiên giao dịch xấp xỉ 40 tỷ đồng giá trị, với khối lượng sang tay gần 12% tổng khối lượng niêm yết. Không có yếu tố cơ bản nào có thể lý giải biến động giá cũng như thanh khoản của HAP, ngoại trừ một thứ rất mơ hồ gọi là "kỳ vọng", nhưng bản chất là hiện tượng đầu cơ thuần túy. HAP sau khi vọt lên gần 9.500 đồng đã rơi trở lại quanh mốc 6.000 đồng, tức giảm khoảng 35% ngay trong tháng 9.
BCM: Ăn theo sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư
Việt Nam đón sóng dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp quốc tế, là câu chuyện đã nóng từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát. Cổ phiếu BCM của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp là mã duy nhất lạc nhịp trong xu thế tăng giá của các cổ phiếu ngành này. Lý do đơn giản vì BCM chỉ đăng ký giao dịch ở sàn UpCom.
Câu trả lời của BCM là 6,5 phiên tăng kịch trần ngay sau khi chuyển lên HOSE kể từ ngày 31-8-2020. Những cổ phiếu cùng ngành quen thuộc hơn như ITA, KBC, LHG... đều trong xu thế giảm giá trong nửa đầu tháng 9. BCM tăng bù có lý do vì nhiều nhà đầu tư lớn không giao dịch ở UpCom, cũng như cổ phiếu này chưa phản ánh được xu thế chung của các mã cổ phiếu khu công nghiệp. Tuy nhiên với mức giá đỉnh trên 50.000 đồng sau khi tăng gần 67% chỉ trong vài phiên, đã đưa hệ số P/E (giá trên thu nhập) trượt 12 tháng tới gần 28 lần, thậm chí P/E dự phóng năm nay tới trên 55 lần là điều không tưởng.
Thực vậy, từ giữa tháng 7 Công ty Chứng khoán SSI có định giá hợp lý với BCM khoảng 34.900 đồng, với mức EPS (lợi nhuận trên cổ phần) khoảng 899 đồng và P/E bình quân ngành này chỉ 14 lần. Theo kết quả kinh doanh bán niên 2020 của BCM, doanh thu giảm 24% so với cùng kỳ 2019 do không có hợp đồng thuê mới, trong đó doanh thu từ bất động sản khu công nghiệp và dân cư giảm 49%. Lợi nhuận ròng giảm 52% cùng kỳ. Báo cáo mới nhất của SSI cũng ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2021 của BCM khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng 36,6% so với 2020. Như vậy ngay cả khi có triển vọng tích cực cho năm 2021, mức giá 50.000 đồng cũng đẩy P/E cơ bản dự phóng 2021 của BCM lên tới trên 34 lần.
Biến động giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng bám sát với các yếu tố cơ bản. Nhưng để tạo được sóng đầu cơ giá lên, yếu tố cơ bản luôn cần thiết, bởi thiếu điều này sẽ không thể "vẽ" ra được một tương lai sáng lạn, tạo nên kỳ vọng cho nhà đầu tư. HAP, BCM là điển hình cho hàng chục cổ phiếu đầu cơ khác tăng giá 20-50% kể từ đầu tháng 9. Những dự án, những lý luận tăng trưởng ngành đơn giản rất dễ hình dung, nhưng việc định lượng lại ít được chú ý, nên giữa "kỳ vọng" và "tham lam" có ranh giới rất mỏng. "Thị trường luôn luôn đúng" cũng là điều hay được dùng nhất để lý giải cho bất kỳ biến động khác thường nào, nhưng không hề đúng với các nhà đầu cơ chậm chân đu đúng giá đỉnh.
Những dự án, những lý luận tăng trưởng ngành đơn giản rất dễ hình dung, nhưng việc định lượng lại ít được chú ý, nên giữa "kỳ vọng" và "tham lam" có ranh giới rất mỏng.
VNECO mua lại một công ty vốn 2 tỷ chỉ với giá... 0 đồng Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO, VNE) vừa công bố về việc nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn điều lệ của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Tư vấn xây dựng Thịnh Phát. Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Tư vấn xây dựng Thịnh Phát có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, nhưng giá dự kiến...