Không còn ‘chấp thuận phương án đề xuất của Chính phủ’ về ‘hình thức đầu tư’ Long Thành
Sau khi các đại biểu Quốc hội tranh luận khá gay gắt liên quan đến việc chỉ định thầu cho ACV đầu tư sân bay Long Thành, dự thảo Nghị quyết mới nhất của Quốc hội đã có sự điều chỉnh đáng kể về mặt câu chữ.
Còn rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo sân bay Long Thành sẽ về đích đúng hẹn mà không đội vốn Ảnh TN
Sau 2 phiên Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 gửi đến các vị đại biểu.
4 nhóm ý kiến khác nhau được Thường vụ Quốc hội giải trình, chủ yếu xung quanh việc: Quốc hội có chỉ định thầu cho nhà đầu tư không; tính chính xác của tổng mức đầu tư (liệu có đội vốn); tiến độ dự án; và việc Quốc hội có đủ yên tâm ra Nghị quyết khi Hội đồng thẩm định quốc gia còn chưa có ý kiến về hầu hết các yếu tố quan trọng nhất: tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư, công nghệ… của dự án.
Trong số này, nội dung cốt yếu nhất là làm rõ thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ trong việc lựa chọn nhà đầu tư dự án. Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo lưu quan điểm Quốc hội không chỉ định thầu, vì “luật Đấu thầu đã quy định rõ các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”.
Chi phí đầu tư sơ bộ cho giai đoạn 1 của sân bay Long Thành Đồ họa Hồng Sơn
Video đang HOT
Với “đặc thù Long Thành là dự án quan trọng quốc gia có quy mô lớn, phức tạp, phải bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời với bảo đảm quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia”, theo lời lẽ trong báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thiết kế dự thảo Nghị quyết quy định các nguyên tắc về quốc phòng, an ninh, lợi ích của quốc gia, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm tiến độ Quốc hội đã đề ra,… Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, lựa chọn nhà đầu tư.
Do đó, điều khoản “đinh” của dự thảo mới nhất đã có sự khác biệt đáng kể so với dự thảo trước đó.
Cụ thể, nếu dự thảo trước đó “chấp thuận phương án đề xuất của Chính phủ” về “nguồn vốn và hình thức đầu tư”; thì tại dự thảo mới nhất được viết: “Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật bảo đảm quốc phòng, an ninh và lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Quốc gia; bảo đảm sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và sử dụng cho mục đích quân sự”.
Như vậy, dự thảo mới nhất để ngỏ khả năng chỉ định thầu cho Chính phủ, nhưng Quốc hội sẽ bớt “dính líu” vào việc chỉ định thầu này, thay vào đó chỉ quy định mang tính nguyên tắc.
Tuy nhiên, Quốc hội cũng tạo điều kiện cho Chính phủ bằng việc không ghi ràng buộc “không làm ảnh hưởng đến nợ công” vào dự thảo mới, dù có nhấn mạnh việc “không sử dụng bảo lãnh Chính phủ”.
Có sự thay đổi này vì ACV là doanh nghiệp có hơn 95% vốn nhà nước, nên kể cả ACV vay nợ không có bảo lãnh Chính phủ, chắc chắn vẫn sẽ ảnh hưởng đến nợ công. Trong khi đó, ACV dự kiến sẽ phải vay 2,6 tỉ USD trong giai đoạn 1 của dự án, chưa kể đến khoảng 11 tỉ USD khác để thực hiện giai đoạn 2.
Theo thanhnien.vn
Tự chủ đại học: Trên thông, dưới tắc
Đổi mới mô hình quản lý, tiến tới xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập và tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là những nội dung thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đã được luật hóa rất kịp thời. Thế nhưng, hiện vấn đề tự chủ lại trở nên hết sức khó khăn, áp lực đối với các cơ sở giáo dục ĐH.
Sinh viên Khoa Điện - Điện tử Trường Đại học Tôn Đức Thắng (một trong những trường đã thực hiện tự chủ đại học)
Quy định chưa đồng bộ
Theo PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, các trường ĐH đã và sẽ tự chủ vẫn cho rằng cơ sở pháp lý về tự chủ ĐH hiện chưa vững chắc và thiếu đồng bộ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những quy định chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của các trường được giao tự chủ; một số văn bản quy định còn thiếu tính cụ thể, khó khăn khi triển khai.
GS Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cũng băn khoăn: "Nếu theo các quy định hiện nay về trường công lập tự chủ thì trường tôi là đơn vị duy nhất nằm ngoài luật, vì từ khi thành lập đến nay trường không nhận nguồn tiền từ ngân sách. Tất cả dự án đầu tư đều được trường sử dụng vốn tự có (vốn tích lũy và vốn vay), tuân thủ theo đúng quy định của Luật Xây dựng, nhưng thanh tra vẫn quy chúng tôi vi phạm là không đấu thầu. Lý lẽ của thanh tra là có từ trường công thì phải theo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công".
TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, chia sẻ, lĩnh vực giáo dục còn bị ràng buộc bởi hàng loạt luật khác nên hành lang pháp lý để thực hiện tự chủ 100% như Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, bổ sung (Luật số 34) là rất khó. "Chúng tôi kiến nghị các luật có liên quan cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để hình thành khung pháp lý thực hiện tự chủ ĐH đồng bộ, nhất quán và có tính khả thi", TS Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH - cao đẳng Việt Nam, sự can thiệp hiện nay của các cơ quan chủ quản về vấn đề bổ nhiệm nhân sự, đầu tư... là triệt tiêu quyền của hội đồng trường, trong khi Luật số 34 đã quy định rất rõ quyền của hội đồng trường. Nếu vẫn để tồn tại thực tế này thì việc thực hiện tự chủ cho các trường ĐH là rất khó khăn.
Đồng quan điểm, GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với cách như hiện nay thì hội đồng trường chỉ làm cho có, không đúng bản chất. Thậm chí đưa cả lãnh đạo địa phương vào hội đồng trường, nhưng khi họp hành thì không tham dự.
Tự chủ đã được luật định
Từ năm 2005 đến nay, trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, vấn đề đổi mới giáo dục ĐH, đổi mới quản lý luôn được thể hiện xuyên suốt, trong đó vấn đề tự chủ ĐH được xem là xu thế tất yếu. Nghị quyết số 14 ngày 2-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 xác định: "Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập". Tiếp đến là Nghị quyết 50 ngày 19-6-2010 của Quốc hội khóa XII, xác định nhiệm vụ "tiến tới xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục ĐH".
Đặc biệt, Nghị quyết số 29 ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đưa ra nhiệm vụ, giải pháp: "Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo... Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo".
Sau đó 3 năm, Nghị quyết số 89 ngày 10-10-2016 của Chính phủ xác định: "Chính phủ thống nhất chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ ĐH gắn với nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. Theo đó, các trường ĐH được giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tổ chức nhân sự, tài chính và tăng cường trách nhiệm giải trình; giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường ĐH, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản".
Nghị quyết số 19 ngày 25-10-2017 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng nhấn mạnh nội dung: "Đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công... Bộ chỉ thực hiện chủ quản đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu".
Và mới nhất là Luật số 34 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019) đã mở rộng quyền tự chủ cho các trường ĐH. Trong đó, quy định khá chi tiết về việc giao quyền tự chủ cho các trường trong học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức và nhân sự; tài chính và tài sản...
THANH HÙNG
Theo SGGP
Thủ tướng: Không được để thảm kịch ở Anh tái diễn Thủ tướng bày tỏ lòng tiếc thương tới những công dân Việt Nam thiệt mạng trong thảm kịch tại Anh và gửi lời chia buồn với gia quyến các nạn nhân. Sau phần trả lời chất vấn của 4 Bộ trưởng, chiều 8/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm và trả...