“Không có nơi nào an toàn nếu không ý thức về phòng cháy chữa cháy”
Phó Giám đốc Công an TPHCM Trần Đức Tài cho biết, không chỉ chung cư, nhà cao tầng là điểm nóng mà nếu không có ý thức, cảnh giác về phòng cháy chữa cháy (PCCC) thì không có nơi nào an toàn, đặc biệt là tại các quán bar, vũ trường, karaoke…
Phát biểu tại cuộc họp triển khai chỉ thị về PCCC đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TPHCM sau vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8), Phó Giám đốc Công an TPHCM Trần Đức Tài cho biết, sắp tới Công an TP sẽ gặp gỡ Cảnh sát PCCC TP để thống nhất định hướng công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng, phương án diễn tập PCCC cụ thể hơn.
Phó Giám đốc Công an TPHCM Trần Đức Tài
Theo ông Tài, trên địa bàn thành phố có sự đang xen nơi hiện đại, nơi khó khăn, có nơi xe chữa cháy không vào được. Do đó, tùy thuộc vào đặc thù khu dân cư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu phố, địa bàn hành chính… mà xây dựng phương án cụ thể, gắn với lực lượng tại cơ sở.
“Trong PCCC thì công tác ở cơ sở là hết sức quan trọng. Vì với lực lượng cơ sở, phương tiện cơ sở, khi phát hiện từ đầu, xử lý tự giác, chuyên nghiệp thì hậu quả hạn chế rất nhiều”, ông Tài nói.
Bên cạnh đó, Công an TP sẽ tham mưu, thống nhất kiện toàn ban chỉ đạo PCCC cấp quận, huyện, phường xã hoạt động thường xuyên hơn.
Phó Giám đốc Công an TP cho rằng hiện nay thành phố đang nóng về an toàn PCCC tại chung cư, nhà cao tầng nhưng nếu không cảnh giác thì từng nơi, từng chỗ cũng là điểm nóng. “Không có một nơi nào an toàn nếu chúng ta không có ý thức. An toàn PCCC là lợi ích của từng hộ dân, doanh nghiệp, tổ chức….”, ông Tài nói.
Video đang HOT
Ông Tài dẫn lại một số vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng trước đây như cháy cửa tiệm ngành tóc ở đường Nguyễn Trãi làm 6 người chết, cháy một hộ dân ở quận 11 làm 4 người chết và 1 người bị thương, cháy một hộ dân làm 6 người chết ở quận 3… Từ đó, ông nhấn mạnh rằng an toàn cháy nổ phải xuất phát từ công tác giáo dục, sự ý thức và từ công tác quản lý Nhà nước.
Lãnh đạo Công an TP đặc biệt nhấn mạnh vấn đề an toàn PCCC tại các quán bar. Hiện nay, quán bar hoạt động như vũ trường, khi cơ quan chức năng phát hiện xử lý thì đổi chủ doanh nghiệp liên tục.
Do đó, ông đề nghị Chủ tịch 24 quận, huyện rà soát lại hoạt động của các quán bar, xem viêc kết cấu xây dựng có đảm bảo lối thoát nạn.
“Một không gian rất nhỏ số lượng người lớn vào đó uống rượu, hút thuốc, shisha, điều kiện cách âm dễ cháy. Phải cho rà soát lại kết cấu xây dựng xem khi xảy ra cháy nổ thì lối thoát hiểm như thế nào” – Ông Tài đặt vấn đề.
Để cảnh báo nguy cơ cháy nổ ở quán karaoke, ông Tài dẫn chứng lại vụ cháy quán karaoke làm chết 13 người ở Hà Nội, vụ cháy quán karaoke Hoàng Hôn (đường Điện Biên Phủ, quận 1) cách đây gần 20 năm làm chết 9 người… “Những nơi kinh doanh có điều kiện, tập trung đông người mà không có ý thức thì dễ gây hậu quả”, ông Tài nói.
Theo ông Tài, trong hoạt động quán bar, khi bị xử phạt thì chủ liên tục đối phó, có một địa chỉ mà có tới 5 doanh nghiệp đứng tên. Sau khi bị phạt thì ngay hôm sau đã có giấy phép hoạt động khác. Nếu xảy ra cháy nổ thì hậu quả rất lớn.
“Vấn đề đặt ra là quản lý như thế nào? Chúng tôi nghiên cứu phối hợp các đơn vị để làm sao đó, những cơ sở này nếu tái phạm thì không cấp giấy phép cho kinh doanh cùng loại hình trên cùng địa chỉ. Nếu cứ bị các luật chồng chéo, ràng buộc nhau và sợ bị kiện thì khi hậu quả xảy ra dân ta chịu. Thiệt hại con người là thiệt hại lớn nhất. Cần những chế tài, cảnh bảo để ngăn chặn kịp thời hậu quả lớn xảy ra”, ông Tài nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Từ vụ cháy chung cư Carina: 20 tầng trở lên phải có bãi đỗ trực thăng?
Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND TPHCM yêu cầu Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP cập nhật, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng và phòng cháy, chữa cháy cho phù hợp như bố trí tầng lánh nạn đối với chung cư trên 10 tầng, bãi đỗ trực thăng đối với công trình từ 20 tầng trở lên.
Ngày 29.3, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban hành chỉ thị về triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố.
Vụ cháy chung cư Carina Plaza, quận 8 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản (ảnh: Trương Nhân)
Theo UBND TPHCM, trong thời gian vừa qua, tình hình cháy, nổ trong cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố nói riêng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Theo thống kê trong năm 2017, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 1.007 vụ cháy, làm chết 26 người, bị thương 44 người, thiệt hại về tài sản khoảng 92,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, ngày 23.3.2018, đã xảy ra vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại chung cư Carina Plaza trên đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8). Vụ cháy đã làm chết 13 người và 51 người bị thương, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và gây bất an đối với người dân đang sinh sống trong các chung cư, nhà cao tầng.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các chung cư và nhà cao tầng, UBND TPHCM chỉ thị Cảnh sát PCCC TP tăng cường chưc năng quan ly Nha nươc vê phòng cháy, chữa cháy, thương xuyên tô chưc thanh tra, kiêm tra viêc châp hanh cac quy đinh cua phap luât vê PCCC tai cac chung cư, nhà cao tầng trên đia ban đê kip thơi phat hiên va yêu cầu cơ sở khăc phuc ngay cac sai pham, sơ hơ, thiêu sot. Bên cạnh đó, kiên quyêt xư ly nghiêm cac trương hơp vi pham.
Trong kiểm tra an toàn PCCC cần tập trung kiểm tra các điều kiện an toàn của lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy và hoạt động của các hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Đối với nhà chung cư cao tầng chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa dân vào sinh sống phải tiếp tục phối hợp các sở, ngành chức năng, UBND quận, huyện tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các yêu cầu về PCCC những cam kết thực hiện của chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào hoạt động theo quy định pháp luật.
Việc kiểm tra khắc phục các vi phạm về PCCC (15 ngày/lần), lập biên bản nêu rõ việc thực hiện những cam kết của chủ đầu tư, ra thông báo tạm đình chỉ, đình chỉ khi cần thiết. Sau khi xử phạt xong, nếu chủ đầu tư không khắc phục, đề xuất chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế theo quy định.
Đáng chú ý, chỉ thị yêu cầu Cảnh sát PCCC TP nghiên cứu đề xuất trang bị những phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần thiết đối với chung cư cao tầng. Đồng thời, tham mưu UBND TP đề xuất cập nhật, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng và PCCC cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay như: bố trí tầng lánh nạn đối với chung cư trên 10 tầng, bãi đỗ trực thăng đối với công trình từ 20 tầng trở lên, kết nối trung tâm cảnh báo cháy sớm của Cảnh sát PCCC TP.
Bên cạnh đó, Cảnh sát PCCC TP tổ chức công tác điều tra cơ bản, lập danh sách nhà cao tầng, nhà ở chung cư có nguy cơ xảy ra cháy lớn, hậu quả thiệt hại nghiêm trọng để tập trung triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả về an toàn PCCC.
Song song đó, công bố công khai danh sách các chung cư an toàn, chung cư chưa an toàn theo các cấp loại A, B, C, D cho UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn, cư dân biết để phối hợp giám sát. Trong trường hợp cần thiết thông tin định kỳ tình trạng chung cư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc này phải hoàn thành, công bố trong tháng 9.2018.
Theo Quốc Anh (Dân Trí)
Cư dân treo băng rôn kín tòa Tràng An Complex yêu cầu đảm bảo PCCC Xung quanh cao ốc CT2B của chung cư Tràng An Complex (Hà Nội) được người dân treo kín các băng rôn ghi khẩu hiệu "có cháy phải báo, không để dân tự lo" để đòi quyền lợi cho mình. Được biết trước đó, tại tòa nhà CT2B của chung cư Tràng An Complex (số 1 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy) đã...