Không có nhà đầu tư, buộc phải kéo dài thời hạn đóng thầu hai dự án cao tốc Bắc Nam
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 5 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP của dự án cao tốc Bắc – Nam, 3 dự án có từ 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu, 2 dự án còn lại (đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu) không có nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu.
Ngày 6/10, Bộ Giao thông vận tải đã công bố những thông tin liên quan đến việc triển khai lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 5 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, có 3 dự án thành phần có từ 2 nhà đầu tư đã nộp hồ sơ mời thầu, gồm: đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, đoạn Nha Trang – Cam Lâm có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo có 3 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.
2 dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn – Diễn Châu đến thời điểm đóng thầu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu. Chính vì vậy, căn cứ quy định về xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu đến ngày 12/10/2020.
Như vậy, đến thời điểm đóng thầu có 3 dự án có từ 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu, 2 dự án còn lại (đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu) không có nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu.
Video đang HOT
Bộ Giao thông vận tải đã quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam đến ngày 12/10/2020. Ảnh: Internet.
Đối với 3 dự án có từ 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo bên mời thầu khẩn trương đánh giá hồ sơ dự thầu. Dự kiến đến ngày 25/10 sẽ có kết quả sơ bộ đánh giá về hồ sơ đề xuất kỹ thuật (các nhà đầu tư đã được đánh giá, rà soát cập nhật về năng lựa tài chính, có cam kết cung cấp tín dụng của ngân hàng và đạt yêu cầu về điểm kỹ thuật), qua đó có thể đánh giá sơ bộ về kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất đạt điểm yêu cầu sẽ tiếp tục được mở, đánh giá đề xuất tài chính; nhà đầu tư có giá gói thầu (mức vốn góp nhà nước) thấp nhất sẽ được xem xét phê duyệt trúng thầu. Tiến độ dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12/2020.
Đối với 2 dự án đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, trường hợp đến hết thời điểm gia hạn đóng thầu (ngày 12/10/2020) vẫn không có nhà đầu tư nộp hồ sơ mời thầu. Theo quy định tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Cần bình đẳng trong đầu tư PPP
Để thu hút đâu tư theo phương thưc đôi tac công tư (PPP), nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý trên cơ sở bình đẳng, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn
Chiêu 8-9, Hiêp hôi Cac nha đâu tư công trinh giao thông đương bô Viêt Nam (VARSI) tô chưc tọa đam "Nhưng vương măc, bât câp trong thưc tiên triên khai cac dư an đâu tư theo phương thưc đôi tac công tư (PPP)".
Chinh sach chưa công bằng
Phat biêu tai buôi tọa đam, ông Phan Văn Thăng, Pho Chu tich HĐQT Công ty CP Tâp đoan Đeo Ca, cho răng theo quy định pháp luật trong đầu tư theo phương thức PPP thì quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hòa lợi ích các bên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều chính sách bất cập. "Nha nươc yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết về chất lượng, tiến độ,...; thực hiện các bảo lãnh như tạm ứng, thực hiện hợp đồng,...; nếu không thực hiện sẽ bị xử lý. Nhưng ở chiều ngược lại, có trường hợp nha nươc không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không bị xử lý vì không có chế tài" - ông Thăng nói và nêu ví dụ tại dự án hầm đèo Cả, phần vốn ngân sách nhà nước tham gia là 5.048 ti đồng nhưng đến nay mới giải ngân 3.868 tỉ đồng. Việc chưa được bố trí vốn như cam kết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án.
Bên canh đo, những năm gần đây, các chính sách, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi như quy định về thuế, giá/phí hay về quản lý, sử dụng tài sản công gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn.
Con ông Đinh Văn Tiếp, Tổng Giám đốc Công ty Phương Nam, cho biết nhà đầu tư đã có nhiều văn bản báo cáo Chính phủ vướng mắc vê BOT nhưng chưa được giải quyết. "Doanh thu hiện không đủ tiền trả lãi vay ngân hang" - ông Tiếp than và cho biết ngân hang đang ngấp nghé đưa nhà đầu tư vào nhóm nợ xấu nếu không trả lãi và gốc đúng cam kết. "Nha đâu tư ngoài lam BOT còn tham gia nhiều lĩnh vực khác, nếu bị đưa vào nhóm nợ xấu rất khó tham gia các dự án khác. Trong khi đo lỗi nợ xấu không phải chủ quan của nha đâu tư, mà do yêu cầu phải giảm phí, không được tăng phí, kết quả chỉ co nha đâu tư chịu" - ông Tiêp bức xúc.
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn Ảnh: ĐÌNH QUANG
Cân làm rõ cơ chê chia sẻ rủi ro
Theo ông Phan Văn Thăng, Luật PPP quy định khi doanh thu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) được cơ quan nhà nước xác định và nguyên nhân không xuất phát từ phía nhà đầu tư như thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan,... thì nhà nước và nhà đầu tư cùng chia sẻ rủi ro này. Đây là chính sách mới, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Luật PPP chỉ quy định cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các dự án mới (quy định ở bước duyệt chủ trương đầu tư) mà chưa có quy định cụ thể đối với các dự án đã và đang triển khai.
Về tỉ lệ vốn, Bộ Giao thông Vận tải đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông với tỉ lệ vốn ngân sach nha nươc tham gia lớn hơn 50% tông mưc đâu tư. Tuy nhiên, Luật PPP quy định tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Quy định này không phù hợp với tình hình thực tế, sẽ gây khó khăn cho các dự án tại các khu vực có điều kiện khó khăn, các khu vực miền núi và vùng ĐBSCL, nơi điều kiện địa hình, địa lý phức tạp dẫn tới không bảo đảm phương an tai chinh cho dự án.
Theo các đại biểu, để tạo sự yên tâm, thu hút nhà đầu tư, tổ chức tín dụng tham gia các dự án mới thì nhà nước cần sớm giải quyết các cam kết, tồn tại cũ của các dự án đã triển khai; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý bình đẳng, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn. "Nhà nước cần tham gia đầu tư công một số hạng mục có suất đầu tư lớn như cầu vượt, nút giao,... đối với các dự án quan trọng tại các vùng có điều kiện địa hình, địa chất, phức tạp để bảo đảm hiệu quả đầu tư" - ông Phan Văn Thăng đề nghị.
Có ngân hàng nói không với BOT
Ông Trân Văn Thế, Phó Chủ tịch Thương trưc VARSI, nêu thực tế cac ngân hang đang thăt chăt tín dụng và hạn chế cho vay với nhà đầu tư PPP. "Hiêp hôi nhận được nhiều phản ánh của nha đâu tư trong thu xếp tín dụng. Nguyên nhân la do những vướng mắc của các dự án BOT trước đây và hệ lụy từ phần cho vay khiến các ngân hang rất sợ như: lộ trình tăng phí không đúng, doanh thu không bảo đảm trả lãi, thay đổi cam kết. Có những ngân hang đa nói không với BOT" - ông Thê noi va cho răng chính sách hiên nay chưa đồng bộ nên du nói là thu hút đầu tư tư nhân nhưng chưa có chính sách kèm theo để hỗ trợ.
Đất nền vẫn là vua trong các phân khúc đầu tư bất động sản tại TP HCM Dự báo về thị trường bất động sản quý III, DKRA cho rằng đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu. Theo dữ liệu DKRA vừa công bố, thị trường bất động sản quý II có những tín hiệu hồi phục tích cực, nguồn cung, lượng tiêu thụ mới được ghi nhận tăng đáng kể so với quý trước...