Không có người thứ 3 nhưng chúng tôi vẫn ly hôn
Tôi biết mình đã yêu Long điên cuồng. Khi chúng tôi kết hôn, trong mắt tôi, anh rất quyến rũ và hài hước.
Nhưng khi mọi thứ bắt đầu trở nên khó khăn, mối quan hệ của chúng tôi cũng mất cân bằng.
3 năm sau cuộc hôn nhân, hai sự kiện lớn thay đổi cuộc đời đã xảy ra cùng lúc. Ngay khi tôi mang thai đứa con đầu lòng, Long đã gặp phải một chấn thương khủng khiếp khi đang làm việc, anh phải phẫu thuật hai lần và mất gần một năm vật lý trị liệu. Sau đó anh đành phải từ bỏ công việc đòi hỏi nhiều sức lực của mình.
Ý nghĩa của việc trở thành một cặp vợ chồng là cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Nhưng thật đáng buồn, đôi khi, những tình huống khó khăn khiến chúng tôi quên mất mối quan hệ của mình phải như thế nào.
Tôi muốn điều tốt nhất cho Long. Vì vậy, trong khi giúp anh hồi phục thể chất, tôi không làm phiền anh với các công việc hàng ngày. Tôi chăm sóc con, làm việc toàn thời gian và quán xuyến việc nhà. Tôi chỉ muốn anh vui vẻ trở lại, nhưng anh lại cảm thấy bất lực vì không hỗ trợ tôi được việc gì.
Tôi có cảm giác như thể anh đang dần rời xa mình. Không đi làm được, anh thường xuyên bị mắc kẹt trong nhà. Tôi khuyến khích anh ra ngoài và dành thời gian với bạn bè hoặc để anh cùng tôi và con đi chơi. Tôi muốn anh hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường với thái độ vui vẻ.
Nhưng ngoài việc cho anh không gian và cố gắng khuyến khích anh hòa đồng, tôi không biết phải làm gì khác để khiến anh có cảm giác thoải mái. Tôi chỉ tiếp tục là người chịu trách nhiệm việc nhà, trong khi để chồng cố gắng tìm lại chính mình.
Video đang HOT
Nhiều năm trôi qua, chúng tôi gặp phải nhiều thử thách hơn. Anh tìm đến bia để xoa dịu nỗi đau và thoát khỏi thực tại. Tuy nhiên, anh cũng đã tìm được công việc mới – lần này là thợ điện. Đó là điều giúp anh cảm thấy mình có mục đích trở lại.
Nhưng lúc này, tôi đã kiệt sức vì cố gắng trở thành người phụ nữ mạnh mẽ. Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã đè nặng lên vai tôi quá lâu, và tôi không thể cầm cự được nữa.
Tôi bắt đầu chiến đấu với căn bệnh trầm cảm, nó ăn mòn tôi từ bên trong. Tôi thấy mình gần như không thể ra khỏi giường vào buổi sáng. Những niềm vui bình dị hàng ngày cũng chẳng còn nghĩa lý gì với tôi. Tôi đã biến thành một người mà tôi không muốn trở thành.
Lúc nào tôi cũng thấy buồn và cạn kiệt năng lượng. Anh và tôi đã xa nhau. Chúng tôi không còn là những người như thuở mới cưới. Chúng tôi đã để hoàn cảnh thay đổi bản thân và chúng tôi không phát triển cùng nhau như một cặp vợ chồng. Ngay cả khi có sự tư vấn và giúp đỡ từ những người thân yêu, mọi thứ mà mối quan hệ của chúng tôi đã trải qua cũng không thể sửa chữa được.
Ly hôn là điều không dễ dàng quyết định. Tôi vẫn lo lắng về Long. Tôi biết rằng mình không còn yêu anh nữa nhưng tôi vẫn thương anh. Tôi lo lắng về hậu quả mà cuộc chia ly của chúng tôi sẽ gây ra cho anh.
Nhưng, sau nhiều đợt trị liệu của hai vợ chồng trong nhiều năm mà mọi chuyện không khá hơn, tôi biết mình phải đệ đơn ly hôn. Long suy sụp hoàn toàn. Một lần nữa, anh lại trốn vào bóng tối. Tôi sợ anh có thể rơi vào tình trạng trầm cảm trở lại.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi đã trải qua rất nhiều điều, nhiều hơn những gì tôi từng tưởng tượng. Và bản chất là một người chu đáo, tôi không muốn gì hơn là làm cho chồng mình hạnh phúc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải hy sinh hạnh phúc của chính mình.
Nhưng cuối cùng, sự lựa chọn đã rõ ràng: Tôi không thể tiếp tục tồn tại vì một ai khác. Tôi cần phải sống cho chính mình.
Cách mẹ đẻ giúp tôi mở lòng hơn với bố mẹ chồng
Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi chào đời, tôi rất ốm yếu nhưng bố mẹ chồng chỉ đến thăm qua quýt rồi vội vã rời đi.
Điều tương tự cũng xảy ra sau khi đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời vào năm ngoái. Bố mẹ chồng đã không nói chuyện với vợ chồng tôi trong nhiều ngày với lý do chúng tôi đã... gạt họ sang một bên.
Điều này làm tôi hoang mang, chồng tôi cũng vậy. Anh ấy đã nói chuyện với họ, và cuối cùng họ giải thích rằng họ nói thế vì quá giận. Mọi chuyện có vẻ dịu đi, nhưng vài tuần sau, bố mẹ chồng lại phàn nàn chúng tôi không đến thăm họ thường xuyên.
Họ không ngừng nói về việc muốn giúp đỡ chúng tôi nhưng luôn có lý do khiến họ không thể. Thực tế, tôi không mong đợi sự giúp đỡ của họ. Tôi sẽ rất vui nếu ông bà chỉ đến và tận hưởng thời gian để chơi cùng các cháu. Tôi có thành ý tốt nhưng không hiểu bố mẹ chồng thực sự muốn điều gì và không biết họ giận chúng tôi vì lý do gì.
Ảnh minh họa.
Tôi chưa bao giờ mơ mình có thể yêu quý bố mẹ chồng như ruột thịt. Nhưng dù thế nào, tôi vẫn phải chấp nhận chào đón bố mẹ chồng vì họ yêu thương chồng và con tôi, bất kể họ lạnh nhạt với tôi ra sao.
Tôi đem chuyện về kể với mẹ đẻ. Bà xoa dịu tôi bằng những lời nhẹ nhàng: "Việc con không thích bố mẹ chồng là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt nếu họ dường như không hiểu nhu cầu của con.
Mẹ nghĩ, điều quan trọng lúc này là con phải tìm ra cách để chấp nhận họ trong cuộc sống của con mà không đưa con đến nơi tuyệt vọng. Mẹ thấy vợ chồng con đang có cái nhìn khác về vị trí của họ trong cuộc sống. Nhưng thật tốt là con đã sớm nhận ra điều này.
Khi ở độ tuổi của con, mẹ cũng gặp nhiều khó khăn với bố mẹ chồng, mọi chuyện thậm chí còn tệ hơn khi một đứa trẻ được sinh ra. Có con nghĩa là con phải thương lượng lại mọi mối quan hệ trong gia đình. Bên cạnh niềm vui khi gia đình có thêm thành viên mới, mỗi người đều có cảm giác họ đang bị người khác giành mất vị trí quan trọng nhất.
Thật tuyệt vời khi con có được sự ủng hộ của chồng. Cả hai con cần phải quyết định điều gì có thể chấp nhận được với tư cách là một gia đình và điều gì là không. Đừng vội vã buông lời cay nghiệt hay hành động thiếu kiểm soát khiến tình hình tồi tệ hơn".
Tôi không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để thấu hiểu những điều mẹ nói. Vì thế, tôi đáp lại mẹ với thái độ gắt gỏng: "Tóm lại con phải làm gì để có thể chiều lòng được tất cả mọi người hả mẹ? Chăm 2 đứa con là đủ khiến con cảm thấy mệt mỏi lắm rồi".
Trái ngược với sự thiếu bình tĩnh của tôi, giọng mẹ vẫn bình thản, thái độ của bà giúp tôi tự nhìn ra sai lầm của mình: "Mẹ nghĩ, sẽ hữu ích nếu con kiểm soát được những gì con làm. Con có thể dễ dàng tránh gặp gỡ gia đình chồng nếu họ khiến con stress, nhưng điều đó cũng có thể khiến đối phương càng muốn con phải đến gặp họ.
Tốt hơn hết là con hãy ghi vào nhật ký một điều gì đó phù hợp với mình, hoặc mỗi khi đến thăm họ, con sẽ tự quyết định khi nào nên rời đi. Con cũng có thể sắp xếp để gặp gỡ họ ở một nơi nào đó để thay đổi không khí. Một cuộc đi dạo cuối tuần hoặc một chuyến đi đến công viên chẳng hạn. Điều này sẽ khiến họ không thể phàn nàn và trách móc con được. Để tránh căng thẳng, con không cần phải nghe điện thoại của họ mọi lúc, vì con đang bận mà.
Con không nhất thiết phải quá nhún nhường trước bố mẹ chồng, nhưng con cũng nên khéo léo làm tròn trách nhiệm để lòng mình được thanh thản. Việc họ nhìn ra điểm tốt ở con hay không là việc của họ. Việc của con là học cách chấp nhận mọi điều người khác nghĩ về mình".
Bỏ nhà đi 8 năm nay, ngày trở về thấy anh hàng xóm thập thò với vợ trong nhà và lời giải thích của cô ấy làm tôi ngã ngửa Nếu tôi mà trở về nhà lúc này thì chỉ làm khổ vợ con. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, vợ tôi không làm được gì vì con phải thường xuyên đi viện, một mình tôi bươn chải kiếm tiền nuôi cả gia đình, lại thêm tiền thuốc men của con. Quá chán nản với cuộc sống nghèo hèn, tôi đã bỏ...