Không có mức uống rượu an toàn
Nghiên cứu mới tại Mỹ chỉ ra bất cứ lượng rượu nào cũng gây hại cho cơ thể.
Rượu gây bệnh ung thư, tim mạch, tai nạn giao thông và trầm trọng hóa chứng lao phổi. Ước tính mỗi năm, thế giới có tới 2,8 triệu ca tử vong bắt nguồn từ rượu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin uống rượu vừa phải tốt cho cơ thể. Gần đây, một nghiên cứu đã chỉ ra uống rượu hoàn toàn không cải thiện sức khỏe mà ngược lại còn gây hại, bất kể lượng hấp thụ là bao nhiêu.
Trên tờ Nhật báo Y khoa Lan cet, bác sĩ Max Griswold, thuộc Viện Đánh giá và Nghiên cứu Y tế Đại học Washington (Mỹ) cho biết nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tăng cao một cách nhanh chóng khi uống nhiều rượu hơn. Thông qua dữ liệu từ 1.000 cuộc nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu do bác sĩ Griswold dứng đầu còn phát hiện tác dụng của rượu rất nhỏ so với tổn hại nó gây ra.
Ảnh: Independent.
Vào năm 2016, rượu đứng thứ bảy trong số các yếu tố gây tử vong hàng đầu ở những người từ 15 đến 49 tuổi, gồm tử vong do chấn thương, tự ngược đãi bản thân và bệnh lao phổi diễn tiến. Ở độ tuổi cao hơn, tiêu thụ rượu phần lớn dẫn đến ung thư. Trong đó, một nghiên cứu chuyên biệt được công bố vào thứ Năm qua ghi nhận, nam giới uống trung bình bảy ly rượu mỗi ngày lúc trẻ có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sau này cao gấp ba lần.
Nguyên nhân được cho là rượu phá hủy các tế bào giúp cơ thể phát triển. Bà Emma Allot, giáo sư ngành dinh dưỡng tại Đại học Bắc Carolina (Chapel Hill) khẳng định, tuyến tiền liệt dễ bị ảnh hưởng bởi các chất gây ung thư có trong rượu vì nó là cơ quan phát triển nhanh trong giai đoạn dậy thì.
Theo đội nghiên cứu Đại học Washington, cần xem lại lập luận trước đây rằng uống rượu vừa phải tốt cho sức khỏe bởi không hề có bất kỳ mức tiêu thụ rượu nào được đánh giá là an toàn. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với nhiều cẩm nang sức khỏe khuyên uống hai ly mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh.
Các tác giả đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong công cuộc hạn chế sử dụng rượu. Theo bà Emmanuela Gakidou, giáo sư ngành Sức khỏe Toàn cầu thuộc đội ngũ nghiên cứu, các chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe và cai rượu cần được xem xét lại. Giới chức cũng cần đánh thuế, kiểm soát nguồn cung, khung giờ bán và quảng cáo rượu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng Hiệp hội Tim mạch Mỹ đều khuyến cáo mức an toàn cho việc tiêu thụ rượu ở nam là hai ly và ở nữ là một ly mỗi ngày. Tuy nhiên, hai tổ chức này không khuyến khích sử dụng rượu. Theo định nghĩa, một ly rượu tương đương 120 ml.
Phúc Lương
Theo Vnexpress
Video đang HOT
Phát hiện 4 người làm cùng phòng mắc ung thư phổi cùng lúc
Sau đợt kiểm tra sức khỏe cho nhân viên, cty phát hiện có 4 người cùng phòng cùng mắc ung thư phổi. Họ đều là phụ nữ, không hút thuốc, không uống rượu.
Không hút thuốc và uống rượu cũng bị ung thư phổi?
Tháng 4 năm nay, một công ty ở Mân Nam, Phúc Kiến (TQ) tiến hành kiểm tra sức khỏe cho nhân viên. Trong đó, có một phòng làm việc gồm 22 người, thông qua chụp CT xoắn ốc lồng ngực, đã phát hiện 5 phụ nữ có khối u ở phổi.
Họ đều được đưa đến Bệnh viện Dung Hợp Phúc Kiến để phẫu thuật cắt bỏ khối u. Theo báo cáo bệnh lý, có 4 trong 5 người được xác nhận là ung thư phổi. Trong đó người trẻ nhất là 36 tuổi và người lớn tuổi nhất là 63 tuổi.
Bà Linh 63 tuổi, một trong 4 bệnh nhân nói: "Chúng tôi không hút thuốc, không uống rượu, gia đình cũng không có lịch sử bệnh. Mọi người đều sống vui vẻ, thích thể thao, không bị ho ra máu, vậy tại sao chúng tôi lại bị ung thư?".
4 người này đều có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Theo tìm hiểu của các bác sĩ ở Bệnh viện Dung Hợp cho biết: Những bệnh nhân này đều làm ở một công ty sản xuất hóa chất công nghiệp. Môi trường sản xuất hóa chất rất kém, trong không khí có những hạt độc hóa học.
Những người này sau khi hít phải chất độc sẽ chuyển chúng vào vùng lông mao phổi, gây rối loạn hô hấp, theo thời gian, sẽ dẫn đến suy thoái chức năng phổi, gây ung thư. May mắn, lần kiểm tra này, họ đã phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, sau khi phẫu thuật, trước mắt cơ thể đã hồi phục.
Giáo sư, bác sĩ Trần Xuân ở Bệnh viện cũng cho biết, sự xuất hiện của ung thư phổi chủ yếu liên quan đến hút thuốc lá, hít phải khói thuốc thụ động và khí thải từ nhà máy. Ngoài ra, khói dầu chiên ở nhiệt độ cao, thức đêm, áp lực cao cũng là những nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Ba đề xuất để phòng ngừa và điều trị ung thư phổi
- Năm yếu tố cần thiết: bỏ thuốc lá, tránh khói dầu, thông gió đầy đủ, bảo vệ khi ra ngoài trời và giữ tâm trạng vui vẻ.
- Khám lâm sàng thường xuyên: Chụp X quang ngực không thể phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm, cần phải chụp CT ngực xoắn ốc lồng ngực.
- Những người trên 50 tuổi, người hút thuốc hơn 20 gói mỗi năm, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư và có tiền sử bệnh phổi và những người làm trong ngành môi trường có nguy cơ ung thư phổi rất cao, nên thường xuyên đi khám định kỳ, chụp CT xoắn ốc lồng ngực ít nhất 1 năm/lần.
Năm biểu hiện của ung thư phổi
1, Ho không dứt thường là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư phổi, dễ bị chẩn đoán là viêm phế quản mãn tính, biểu hiện sớm của nó chủ yếu là ho khan, theo thời gian, ho sẽ tăng dần, còn có thể xuất hiện ho có đờm.
2, Trong đờm có máu hoặc thổ huyết, khi các khối u phổi nổi lên từ lòng ống, các tế bào khối u rơi xuống có thể dẫn đến xuất huyết, nếu xâm nhập vào các mạch máu lớn, gây ra thổ huyết nghiêm trọng.
3, Đau ngực do ung thư phổi dẫn đến thường không có dấu hiệu điển hình nào, thậm chí nhiều khi bị chuẩn đoán nhầm là đau thắt ngực. Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, ngực sẽ càng ngày càng biểu hiện rõ ràng, càng ngày càng mãnh liệt. Lúc này, khối u có thể xâm nhập vào màng phổi, xương sườn, thần kinh hoặc thành ngực.
4, Khó thở, giai đoạn đầu của ung thư phổi chỉ có thể gây khó thở nhẹ, cảm thấy khó chịu ở cổ họng, lúc này rất dễ bị hiểu lầm là viêm họng. Theo thời gian, khối u càng ngày càng lớn, sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp và hiện tượng khó thở càng ngày càng rõ ràng hơn.
5, Khối u ở phổi không có triệu chứng, rất nhiều người khi kiểm tra phát hiện có khối u ở phổi, nhưng không có sự khó chịu đặc biệt, hơn nữa các khối u phát triển độc lập, cần phải cảnh giác cao độ, đây cũng chính là biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Những thực phẩm "vàng" ngừa ung thư phổi
- Táo: Các nghiên cứu của Phần Lan cũng khẳng định rằng, táo có chứa flavonoid - một chất chống oxy hóa cao, nó không chỉ là tác nhân làm sạch phổi tốt nhất, polyphenol trong táo có thể còn là kẻ giết mầm bệnh ung thư.
Táo có thể phòng chống ung thư
- Cần tây: Nghiên cứu cho thấy cần tây có khả năng trung hòa khói thuốc lá, giảm độc hại khi vào trong phổi, đồng thời có thể ức chế sự phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là phổi.
- Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ra ung thư. Ăn một bát rau cải bó xôi có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất là một nửa.
- Cà chua: Cà chua chứa lycopene có tác dụng chống ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một lượng vừa đủ chất lycopene có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư dạ dày, phòng chống ung thư phổi.
- Tỏi: Nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, tỏi có khả năng chống ung thư vì tinh dầu trong củ tỏi dễ bay hơi, tan trong chất béo có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể, nó cũng chứa một hợp chất lưu huỳnh, giết các tế bào khối u.
- Cam quýt: Những trái cây họ cam như bưởi, quýt, cam, chanh,...là những trái cây giàu vitamin C, có tác dụng ngăn chặn việc tạo chất nitrosamine, không chỉ ngăn ngừa ung thư vú, mà còn ngăn ngừa ung thư phổi rất hiệu quả.
- Cà tím: Cà tím có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm huyết ứ. Cà tím có chứa chất chống ung thư solanine, phù hợp để làm thức ăn thường xuyên dành cho người muốn tránh ung thư hiệu quả.
Hà Vũ
Theo vietnamnet
Xem TV quá nhiều ở tuổi lên 2 hại đến mức nào? Việc xem ti vi ở trẻ tuổi nhà trẻ sẽ tác động đến cách ăn uống của trẻ ở tuổi vị thành niên, theo nghiên cứu mới cho biết. Những em bé ở tuổi chấp chững biết đi thích xem ti vi sẽ dễ có sức khỏe kém ở tuổi vị thành niên. Nghiên cứu từ trường Tâm lý giáo dục thuộc Đại...