Không có máy quang khắc EUV, hãng đúc chip Trung Quốc vẫn sản xuất được chip 7nm
Tuy nhiên, năng suất và chi phí sản xuất 7nm của SMIC gần như chắc chắn sẽ kém xa so với các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay.
Theo báo cáo của hãng phân tích TechInsights, hãng đúc chip Trung Quốc SMIC đã sản xuất được các chip tiến trình 7nm dành cho bộ xử lý SoC MinerVa để khai thác Bitcoin, thậm chí chúng còn được xuất xưởng từ tháng 7 năm 2021. Đây là một nỗ lực rất đáng kể khi công ty Trung Quốc này không được tiếp cận với các cỗ máy quang khắc chip EUV hiện đại của hãng ASML.
TechInsights phát hiện ra điều này nhờ kỹ thuật đảo ngược con chip của hãng SMIC và cho biết “các hình ảnh ban đầu cho thấy nó là một bản sao chép gần như giống hệt công nghệ tiến trình 7nm của TSMC” – trên thực tế TSMC cũng từng khởi kiện SMIC hai lần trong quá khứ vì hành vi sao chép công nghệ của mình.
Mặc dù vậy, báo cáo của TechInsights cũng cho biết, nếu so với các tiến trình công nghệ chip của TSMC, Intel và Samsung, tiến trình 7nm của SMIC vẫn thua kém ít nhất 2 node. Dù vậy, vẫn không thể xem nhẹ nỗ lực phát triển công nghệ của SMIC khi đạt được tiến trình 7nm trong bối cảnh vẫn đang chịu sự trừng phạt nặng nề của chính phủ Mỹ và không được tiếp cận cỗ máy quang khắc chip EUV.
Die chip khai thác Bitcoin của MinerVa được TechInsights nghiên cứu
Video đang HOT
Một lý do khiến SMIC có thể làm được điều này là vì các chip 7nm vẫn có thể được chế tạo ra nhờ các máy quang khắc thế hệ cũ (DUV – Deep Ultraviolet Lithography) – thế hệ máy khắc chip mà SMIC vẫn đang có trong tay.
Trên thực tế, trước đây, cả TSMC và Samsung đều từng tạo ra chip 7nm nhờ dòng máy quang khắc DUV này. Intel cũng từng nỗ lực sản xuất chip 10nm dựa trên các cỗ máy quang khắc này. Tuy nhiên, điều này kéo theo ” cái giá phải trả là gia tăng mức độ phức tạp và các hạn chế trong quy tắc thiết kế chip“. Các máy quang khắc EUV đã giảm đáng kể mức độ phức tạp và chi phí cho quá trình sản xuất chip tiến trình thấp.
Bảng mạch khai thác Bitcoin của MinerVa
Vì vậy, các chip 7nm do SMIC sản xuất ra gần như sẽ có chi phí cao hơn và năng suất kém hơn nhiều so với các nhà sản xuất chip hàng đầu hiện nay như TSMC, Intel và Samsung. Vì vậy, đây cũng là một lý do chip 7nm của SMIC mới chỉ dành cho bộ xử lý khai thác Bitcoin của MinerVa. Loại chip này thường khá đơn giản và chỉ cần bộ nhớ RAM giới hạn – do vậy nó không có bộ nhớ bitcell điển hình như công nghệ chip 7nm thực thụ.
Bản thân SMIC cũng thừa nhận rằng công nghệ 7nm ra mắt vào năm ngoái chỉ là phiên bản N 1, được xem như một bước đệm để công ty đạt được 7nm thực thụ trong tương lai.
Từ lâu chính phủ Mỹ đã ngăn cản SMIC tiếp cận các cỗ máy quang khắc chip EUV và hiện đang thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt khi muốn ngăn công ty Trung Quốc có được những máy quang khắc chip DUV đời thấp hơn.
Cho dù các hạn chế này đang làm chậm bước tiến trong công nghệ chip của Trung Quốc nhưng như SMIC cho thấy, họ có thể sử dụng các công cụ cũ để tạo ra các tiến trình chip cao cấp hơn – ngay cả khi nó ít lợi nhuận hơn. Nhưng với số tiền khổng lồ Trung Quốc đang rót vào để đạt được sự độc lập về ngành công nghiệp chip, các yêu cầu về lợi nhuận và năng suất có thể bị bỏ qua.
Bất chấp dây chuyền sản xuất gặp khủng hoảng, lợi nhuận Tesla vẫn "lên như diều gặp gió"
Elon Musk từng phàn nàn rằng Tesla phải đối mặt với "tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng siêu điên rồ".
Gần đây, Tesla phải đối mặt với sự gián đoạn dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc, cùng lúc đó, họ cũng phải chi rất nhiều tiền để mở rộng các nhà máy mới ở thành phố Austin (bang Texas, Mỹ) và thủ đô Berlin (Đức). Elon Musk chia sẻ: "Cả 2 nhà máy ở Austin và Berlin hiện là những lò đốt tiền khổng lồ". Tuy nhiên, báo cáo tài chính của công ty cho thấy chỉ số lợi nhuận điều chỉnh trên mỗi cổ phiếu (adjusted EPS) đã tăng 57% trong quý gần đây nhất.
Kết quả kinh doanh quý II của công ty đã cho thấy những diễn biến sau khi nhà sản xuất ô tô điện cảnh báo về tình trạng căng thẳng trong quy trình sản xuất và nguồn cung. Elon Musk từng phàn nàn rằng Tesla phải đối mặt với "tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng siêu điên rồ".
Doanh thu của công ty là 16,9 tỷ USD, tăng 42% so với năm trước, mặc dù con số này vẫn thấp hơn một chút so với mức 17,1 tỷ USD mà Phố Wall dự đoán. Kết quả lợi nhuận mới nhất được đưa ra sau khi Tesla chịu tổn thất do giá trị của Bitcoin giảm. Để hạn chế thiệt hại thêm, Tesla cho biết họ đã chuyển đổi 75% số lượng Bitcoin nắm giữ - trị giá 1,99 tỷ USD vào cuối năm ngoái - thành tiền tệ pháp định.
Dựa trên báo cáo của Tesla, nhiều chuyên gia dự đoán Tesla đã đem bán ra khoảng 32.400 BTC. Theo giám đốc Tài chính Tesla Zach Kirkhorn, với lượng Bitcoin còn lại, công ty đang lỗ 106 triệu USD từ khoản đầu tư tiền điện tử của mình. Giá Bitcoin đã hơi chao đảo trước thông báo bán Bitcoin của Tesla, nhưng sau đó nhanh chóng ổn định khi tỷ phú Elon Musk hứa sẽ đầu tư trở lại trong tương lai.
Việc chi tiêu vào các cơ sở sản xuất mới đã đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp của Tesla xuống 27,9%. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận mà Tesla báo cáo trong quý đầu tiên đạt kỷ lục 32,9%. Tesla tiết lộ rằng việc ngừng sản xuất ở Thượng Hải và tình trạng thiếu phụ tùng đã khiến lượng xe giao trong quý II giảm 25%. Mặc dù với 254.695 xe xuất xưởng, tăng 27% so với một năm trước, nhưng con số này vẫn giảm nếu so với quý trước, đây là lần sụt giảm theo quý đầu tiên trong hơn hai năm.
Với tình trạng chuỗi cung ứng gián đoạn và các áp lực khác trong nửa đầu năm nay, công ty cần giao thêm khoảng 935.000 xe trong sáu tháng cuối năm. Đây là mục tiêu cần thiết để đạt được tổng số 1,5 triệu mà nhiều nhà phân tích đã hy vọng, tương đương tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.
Trước khi công bố kết quả, giá cổ phiếu của Tesla đã giảm 36% kể từ lần đầu tiên Musk tiết lộ rằng ông đầu tư vào cổ phần Twitter. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc Musk bán một phần cổ phiếu của mình trong Tesla. Chính bản thân tỉ phú cũng từng tuyên bố sẽ dùng cổ phiếu Tesla làm tài sản đảm bảo khi vay tiền mua Twitter, càng khiến quan ngại này trở nên rõ ràng hơn.
Huawei đã có cách trang bị 5G cho smartphone của hãng Huawei đã tìm ra cách bổ sung kết nối 5G cho smartphone của hãng. Do lệnh trừng phạt, Huawei bị tước khả năng sản xuất smartphone hỗ trợ mạng 5G. Họ vẫn có quyền mua chip Qualcomm nhưng chỉ là cắt bỏ đi kết nối 5G. Điều này khiến lợi thế cạnh tranh với những thương hiệu khác thấp đi nhiều. Điều này...