Không có mai, đào, nàng dâu Việt cố gắng dọn dẹp nhà mang không khí Tết nơi xứ người
Ở Hàn Quốc không đón Tết Nguyên Đán rộn ràng như ở Việt Nam nhưng năm nào cũng vậy từ khi về làm dâu, chị Dịu vẫn luôn cố gắng dọn dẹp nhà cửa tinh tươm chào đón năm mới giống như phong tục Việt.
6 năm nay, kể từ khi lấy chồng sang Hàn sinh sống, mỗi ngày Tết đến xuân về chị Nguyễn Dịu (26 tuổi, Hải Phòng) luôn cố gắng dọn dẹp nhà cửa gọn gàng theo đúng phong tục Việt để năm mới rước lộc vào nhà.
Chị Dịu hiện đang sinh sống ở Hàn Quốc.
Chị Dịu cho biết, ở Việt Nam, gần một tháng trước Tết, không khí đã rộn ràng khắp mọi nơi, người người tấp nập mua mai, mua đào và đi sắp Tết. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, kể cả những ngày Tết mọi thứ vẫn diễn ra bình thường và đơn giản.
Chị còn nhớ cái Tết đầu tiên của mình ở nhà chồng khá hụt hẫng và nhớ cái Tết Việt bởi ở bên đây họ không coi trọng và cầu kỳ chuẩn bị Tết như ở Việt Nam. Tất cả mọi thứ cứ diễn ra bình thường như mọi ngày. Sáng mùng 1, mọi người nấu canh bánh gạo ăn bởi họ quan niệm đầu năm mới ăn bánh gạo người sẽ khỏe mạnh, dẻo dai, no ấm như chính cái tên của nó. Kèm theo đó là một số món rán. Chính những sự khác biệt đó khiến chị nhớ da diết cái Tết ở quê hương.
“Tết Hàn Quốc không khí buồn ảm đạm và mọi thứ vẫn như ngày thường. Họ không tha thiết mấy bởi họ quan niệm một năm làm vất vả rồi, Tết là để nghỉ ngơi, để đi chơi, du lịch. Không như ở Việt Nam, Tết đến mọi người sum vầy, vui vẻ đi chúc Tết, ai cũng hào hứng sắm sửa dọn nhà đón Tết”, chị Dịu chia sẻ.
Không gian phòng khách nhà chị được dọn dẹp gọn gàng.
Thông thường Tết ở nhà chồng chị không trang trí gì nhưng kể từ ngày về làm dâu bên đây, mỗi khi Tết đến chị lại cố gắng dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ nhà cửa giống như phong tục ở Việt Nam dọn nhà trước Tết.
Vì làm dâu mọi thứ phải theo nhà chồng, không thể mua mai, mua đào bày biện Tết, chỉ dọn dẹp nhà cửa, thiếu thứ gì mua thứ ấy nên chị cũng không tốn kém nhiều chi phí.
“Khó khăn lớn nhất của mình khi trang trí dọn dẹp nhà chung cư là mọi thứ được làm sẵn không được tự đóng hoặc chọn các thiết kế riêng. Nếu muốn thiết kế riêng phải tốn rất nhiều tiền sửa lại nên mình phải cố tìm vật dụng trang trí phù hợp với không gian, an toàn với trẻ nhỏ.
Có lẽ dọn dẹp căn bếp là khó nhất vì nhiều thứ mình không dùng trong khi cần chỗ để thứ khác nên mình bắt buộc tháo và thay chúng”, chị Dịu chia sẻ khó khăn khi dọn dẹp lại nhà.
Không gian phòng ngủ của các con chị.
Video đang HOT
Không gian phòng bếp.
Trong nhà có nhiều sách và nhiều đồ chơi của con, khi dọn dẹp chị phải phân chia, sắp xếp sách theo từng nội dung, đồ chơi sắp theo từng loại, phân chia theo mục đích giống nhau để dễ tìm, không phải mệt.
“Sách khoa học, sách sinh học, sách vật lý, truyện tranh,…mình để cùng 1 kệ. Đồ chơi ghép hình, gỗ, lắp ráp, đồ nấu ăn, mình để riêng mỗi loại 1 thùng. Khi chơi con chỉ cần bê thùng ấy ra, không cần phải tìm. Chơi xong con sẽ dọn thùng ấy vào. Điều đó giúp mình vừa rèn tính ngăn lắp và tự lập dọn dẹp cho con”, chị Dịu chia sẻ bí quyết sắp xếp đồ đạc, dọn nhà của mình.
Căn bếp nhỏ được chị lau chùi tinh tươm đón Tết.
Sau khoảng thời gian dọn dẹp nhà vất vả, chị Dịu thích nhất là ngắm không gian bếp và phòng ngủ của con. Đó cũng là 2 không gian chị được mọi người khen nhiều nhất. Chiếc bếp nhỏ gọn, ấm cúng, chiếc phòng ngủ “đa-zi-năng” vừa có thể làm thư viện đọc sách vừa làm phòng vẽ tranh để con thể hiện khả năng của mình.
Mỗi lần ngồi ngắm không gian các phòng gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ khiến chị được thư thái, quên đi mệt mỏi và có được cảm giác Tết quê hương đang đến thật gần.
Mọi đồ đạc dễ tìm, dễ lấy.
Phòng đồ chơi của con chị được phân chia rõ ràng.
Phòng tắm mọi thứ được xếp ngăn nắp.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Mẹ Hà Nội dọn nhà đón Tết tinh tươm, ai nhìn cũng rộn ràng chờ năm mới
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu đến tháng Chạp là gia đình chị Phương Trần lại rục rịch chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa đón Tết.
Dọn nhà trước Tết là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Việc dọn dẹp nhà cửa, trước Tết Nguyên Đán có nghĩa xếp lại năm cũ, xóa bỏ những cái cũ để đón một năm mới nhiều tài lộc vào nhà. Năm nào cũng vậy, ngay từ đầu tháng Chạp, gia đình chị Phương Trần (35 tuổi, Hà Nội) lại rục rịch chuẩn bị dọn dẹp, khoác một màu áo mới cho căn nhà của mình lung linh chào đón Tết về.
Tổ ấm nhỏ của chị Phương.
Không gian phòng khách nhà chị được trang trí rực rỡ sắc màu.
Chị Phương Trần cho biết, gia đình chị đang sở hữu căn chung cư rộng 106m2 với một phòng khách liền bếp, 2 phòng ngủ, một phòng học và chơi của 2 con. Khi thiết kế, chị chỉ đưa ra nguyện vọng muốn có một căn nhà nhiều ánh sáng, có không gian vui chơi cho các con, theo phong cách hiện đại. Ngoài ra, căn bếp có các thiết bị như bếp từ, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng, máy rửa bát còn phần thực hiện là do kiến trúc sư lên hết ý tưởng.
Từ tháng 6/2018 chuyển về căn hộ mới sinh sống, vợ chồng chị đã rất hài lòng về không gian mới này. Lúc nào, chị cũng luôn cố gắng dọn dẹp, trang trí để không gian tinh tươm nhất, đặc biệt là Tết.
"Bắt đầu từ 23 tháng Chạp, gia đình mình bắt đầu dọn nhà, giặt rèm cửa, chăn ga gối đệm, thảm. Tổng vệ sinh toàn bộ ngôi nhà. Từ 25 tháng Chạp, mình chuẩn bị đồ khô, đồ tiếp khách, đồ uống, bánh kẹo Tết. Ngày 27 - 28 mình mua đào, quất, cây trang trí.
Ngày 29 -30, mình mua hoa quả bày bàn thờ, thực phẩm tươi sống, hoa tươi, hoa quả tươi tiếp khách. Chiều ngày 30 sẽ đun một nồi nước lá mùi già to, vừa xông nhà, vừa cho các con tắm gội tất niên. Tối 30, sau khi làm cơm tất niên, mình sẽ làm luôn xôi gà cúng giao thừa, và để sẵn, để tối còn đưa các con đi chơi tất niên", chị Phương chia sẻ về lịch trình dọn nhà đón Tết của mình.
Căn bếp đầy đủ tiện nghi và là nơi chị yêu thích nhất cũng được khoác lên màu áo mới.
Năm nay là năm thứ 2 gia đình chị đón Tết ở căn nhà mới, mặc dù đi làm hành chính, công việc bận rộn nhưng lúc nào chị cũng muốn chăm chút cho ngôi nhà nhỏ của mình có thêm không khí xuân rộn ràng. Chị muốn tạo ra một tổ ấm nhỏ thoải mái, nơi mọi thành viên trong gia đình có thể nghỉ ngơi sau những căng thẳng trong công việc và học tập.
Thông thường chị Phương dành khoảng 2 triệu để mua đồ trang trí cho Tết như đào, quất, hoa tươi, mâm ngũ quả, bánh kẹo bày bàn thờ hoặc các loại cây cảnh như chậu hoa đỗ quyên, trạng nguyên. Vì có câu đối đỏ, đồ treo trang trí hình mai, đào, đèn nháy có sẵn nên chị tiết kiệm được phần nào chi phí hơn.
" Đào, quất, mình mua giá giao động từng năm từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Hoa tươi, mình thường cắm 3 lọ, tổng tiền hoa dưới 500 nghìn. Mâm ngũ quả, bánh kẹo bày bàn thờ khoảng 1 triệu. Tùy theo hứng thú mình mua thêm cây cảnh như chậu hoa đỗ quyên, trạng nguyên... để bày thêm. Câu đối đỏ, đồ treo trang trí hình mai, đào, đèn nháy thì có sẵn nên không phải mua thêm. Mình theo xu hướng hơi màu mè, phải có bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cành đào phai, quất lay ơn vàng. Nói chung rực rỡ và màu sắc", chị Phương cười.
Năm nào không gian nhà chị cũng tràn ngập đào, quất.
Từ trước Noel chị trang trí nhà với cây thông, vòng nguyệt quế, tiểu cảnh,... và để chơi qua Tết Dương lịch.
Mặc dù mỗi lần tổng vệ sinh nhà cửa là một lần cực hình nhưng nhìn thấy các con vui mừng, tíu tít và hào hứng hơn cả bố mẹ khiến chị cũng vơi đi mệt nhọc. Sau những giây phút ấy chị lại thích ngồi ở chiếc ghế dựa dưới đèn góc phòng, nhìn ra ban công tràn ngập màu xanh từ những loại cây chị vun trồng, nào cây gia vị, mộc, trà, nguyệt quế, lan, lavender,... tận hưởng khoảnh khắc yên bình mỗi ngày.
Năm nay Tết Dương Lịch gần với Tết âm và chỉ được nghỉ một ngày nên chị sẽ cùng các con đi xem phim và liên hoan bạn bè rồi bắt tay dọn dẹp đón Tết âm.
Góc ban công tràn ngập màu xanh yêu thích của chị nhìn ngắm phố phường.
Theo Hồng Nhung (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Những loại hoa cúng bàn thờ dịp Tết để cả năm an khang, thịnh vượng Để bắt đầu một năm mới an khang thịnh vượng, tài lộc đầy nhà, cần lưu ý khi chọn những loại hoa cúng vào ban thờ dịp Tết. Những loại hoa cúng ban thờ dịp Tết Ban thờ vào ngày Tết của người Việt không chỉ có mâm ngũ quả, chén rượu, bánh chưng, mà còn có những bình hoa tươi tươi. Theo...