“Không có chuyện vì thi đua mà bắt phụ huynh đăng ký sữa học đường”
Trên là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại Tọa đàm “ Sữa học đường có cần thiết không?” do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức vào chiều 9.10.
Ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, từ tháng 7.2016, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khảo sát hơn 160.000 phụ huynh trên địa bàn TP.Hà Nội, trong đó, hơn 10% phụ huynh được khảo sát còn băn khoăn về đề án.
Trước những lo ngại đó, ông Tuấn cho biết, chất lượng sữa học đường sẽ được Bộ Y tế quản lý. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội giao Sở Y tế kiểm đếm chất lượng sữa từ các hãng, nếu hãng nào không đảm bảo chất lượng sữa sẽ bị loại ngay.
Ông Tuấn mong các bậc phụ huynh tìm hiểu thêm về đề án sữa học đường tại một số nước đã triển khai, điển hình như tại Nhật Bản. Việc phụ huynh đã đăng ký hay đăng ký sau này không quan trọng vì hiện tại mới chỉ là thăm dò.Về vấn đề hạn sử dụng, ông Tuấn cho biết: “Ví dụ một trường có hơn 3.000 học sinh thì phải cung cấp sữa hàng ngày. Còn với trường ít học sinh thì một tuần trở lại phải cung cấp một lần nên không có chuyện quá hạn sử dụng và cũng không sản xuất sữa tràn lan”.
“Có một số ý kiến cho rằng vì thi đua nên phụ huynh phải đăng ký cho con tham gia đề án. Thông tin này là hoàn toàn sai lệch. Đề án được đưa ra từ tầm nhìn của Chính phủ nhằm cải thiện tầm vóc với mục tiêu “phải cao lớn hơn”", ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Theo Danviet
TP.HCM: Gần 1.135 tỷ đồng thực hiện chương trình sữa học đường
Theo tính toán, tổng kinh phí thực hiện đề án chương trình sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020 gần 1.135 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 350 tỷ đồng; doanh nghiệp cung cấp sữa đóng góp gần 240 tỷ đồng. Cha mẹ, các học sinh đóng gần 548 tỷ đồng (50% kinh phí mua sữa).
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP nói chương trình sữa học đường là vấn đề cấp thiết. Ảnh: H.V
Sáng 8.10, HĐND TP.HCM khóa IX đã tổ chức kỳ họp bất thường (kỳ họp thứ X) để bàn về một số vấn đề liên quan đến sử dụng vốn ngân sách.
Tại buổi làm việc, UBND TP.HCM đã trình bày đề xuất triển khai chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018 - 2020 tại TP.HCM. Theo đó, ngay trong năm học 2018 - 2019, triển khai chương trình sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và thí điểm học sinh tiểu học lớp 1 tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh. Trong năm học 2019 - 2020, tiếp tục thực hiện đại trà đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1.
Các đại biểu HĐND đang nghiên cứu các tờ trình. Ảnh: Zing
Theo tờ trình của UBND TP.HCM, việc bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc đầu tư cho trẻ hôm nay là cần thiết để có một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện đề án này, Sở GD-ĐT TP đã tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh về đề án. Trong đó, phát ra 260.695 phiếu, thu về gần 232.000 phiếu, nhận được 84,4% đồng thuận cho trẻ uống sữa tại trường 5 lần/tuần.
UBND TP cũng đặt mục tiêu 90% trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học các trường tham gia đề án được uống sữa theo chương trình sữa học đường. Đồng thời, 100% cha, mẹ học sinh, người chăm sóc có con em tham gia đề án được truyền thông, tư vấn về chương trình.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê tán thành chương trình sữa học đường, nhưng cần đặt ra tiêu chí cụ thể. Ảnh: H.V
TP.HCM cũng đặt mục tiêu tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tham gia đề án giảm dưới 4,4%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia đề án dưới 6,8%.
Theo đề án, học sinh sẽ uống sữa 9 tháng/năm học (trừ 3 tháng nghỉ hè). Mỗi học sinh sẽ uống mỗi ngày 1 hộp, mỗi tuần uống 5 lần.
Riêng đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP.HCM; học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường thực hiện đề án thì ngân sách TP.HCM sẽ hỗ trợ 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu ủng hộ chương trình sữa học đường. Ảnh: H.V
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, chương trình sữa học đường là vì sức khỏe trẻ em, nâng cao thể chất học sinh... nên bà hết sức ủng hộ. Ban ATTP TP sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở GD-ĐT và Sở Y tế để triển khai chương trình tốt đẹp.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng lưu ý, chương trình sữa học đường phải quan tâm đến chất lượng, tiêu chí, đã có ý kiến đặt vấn đề có nên thí điểm lớp một ngoại thành hay phải mở rộng luôn cả 24 quận huyện. "Đây là đề án lớn dành cho trẻ, nên phải đảm bảo tính công bằng", bà Tâm nói.
Theo Danviet
Hà Nội khẳng định đấu thầu công khai "sữa học đường" Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp 20%, còn lại gia đình đóng góp 50%... Tại Hà Nội, đề án "Sữa học đường" đã được phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020, với mục tiêu trẻ em mẫu giáo và tiểu học được uống ít nhất một ly sữa...