Không có chuyện Văn Miếu 72 tỉ đồng ở Hà Tĩnh xây xong nhưng không biết thờ ai?
Ngày 4.8, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Bùi Đức Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh khẳng định công trình Văn Miếu có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng tại phường Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh là để thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài, danh nhân văn hóa của Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du…
Phối cảnh công trình Văn Miếu Hà Tĩnh
“Dự án phục hồi và phát huy giá trị di tích Văn Miếu Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh phê duyệt và được các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh xác định cụ thể, rõ ràng về mục đích từ trước. Đây là công trình tâm linh để thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài, danh nhân văn hóa như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… Không có chuyện Văn Miếu xây xong nhưng không biết thờ ai như dư luận đồn thổi trong thời gian qua”, ông Hạnh nói.
Theo ông Hạnh, Văn Miếu Hà Tĩnh được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) trên cánh đồng thuộc xã Đông Lộ (nay là tổ dân phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh). Mục đích là để tế lễ và dựng bia đề danh những người đỗ đạt cao, những bậc tiên hiền, tiền bối, danh nhân văn hóa Việt Nam.
Công trình đang trong giai đoạn thi công
Trải qua sự bào mòn của thời gian, đặc biệt là sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Văn Miếu Hà Tĩnh đã bị tàn phá nặng nề, nay chỉ còn lại rất ít dấu tích nên rất cần thiết phải được phục hồi lại.
Ông Nguyễn Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh cho biết Văn Hiếu Hà Tĩnh được phục hồi và xây dựng trên tổng diện tích khoảng 1,6 ha; tổng mức đầu tư là 72 tỉ đồng. Ngân sách chủ yếu của dự án là xã hội hóa, do con em Hà Tĩnh đang sinh sống, làm việc trong và ngoài nước đóng góp.
Cổng phụ bên phải
Theo quy hoạch tổng thể thì Văn Miếu Hà Tĩnh bao gồm 19 hạng mục, trong đó có các hạng mục quan trọng nhất như nhà đại bái, nhà tả hữu vu, nhà bia, nhà trưng bày, khải thánh, văn miếu môn… Công trình được chia làm 2 khu vực rõ rệt đó là khu phục cổ tâm linh và khu sinh hoạt.
Khu phục cổ tâm linh rộng 5.400 mét vuông là khu vực thờ cúng chính, thực hiện các lễ hội, nghi thức, hoạt động truyền thống. Khu sinh hoạt rộng 4.300 mét vuông là nơi diễn ra các hoạt động dài ngày như trại sáng tác văn học nghệ thuật, các cuộc thi, nơi phục hồi các cuộc thi truyền thống và các hoạt động liên quan.
Để triển khai dự án này, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định di dời Trường dạy nghề số 5 đến một địa điểm khác để lấy đất.
Thanh Niên Online ghi lại một số hình ảnh công trình Văn Miếu Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 72 tỉ đồng:
Video đang HOT
Cổng phụ bên trái
Cổng hậu
Nền móng nhà đại bái
Tường bao xung quanh công trình
Tường bao cũng được trang trí gạch men rất tinh tế
Hạng mục thoát nước chạy xung quanh công trình
Gạch men cao cấp được dùng để trang trí tường bao quanh công trình
Đá trắng nguyên khối có nguồn gốc từ Thanh Hóa được đưa về xây dựng công trình
Cột tròn của công trình được làm từ lỗ lim đưa từ Lào về
Để có kiến trúc công trình đẹp, Hà Tĩnh đã mời nhóm thợ mộc từ tỉnh Bắc Ninh vào chạm trỗ
Nguyên Dũngthực hiện
Theo Thanhnien
"Vĩnh Phúc cân nhắc có nên đặt tên là Văn Miếu?"
Xoay quanh những ý kiến trái chiều về việc tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư 271 tỷ đồng xây Văn Miếu thờ Khổng Tử, TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chia sẻ quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bày tỏ sự trăn trở về việc có cần thiết xây thêm Văn Miếu ở Vĩnh Phúc hay không khi Việt Nam đã có Văn Miếu nổi tiếng, lâu đời như Quốc Tử Giám?!
TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Dư luận đang phản ứng về việc xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc với số tiền gần 271 tỷ đồng. Theo ông, việc đầu tư số tiền lớn như thế để xây Văn Miếu có hợp lý không?
Theo tôi, với một công trình văn hóa khó có thể đo đếm mức kinh phí 271 tỷ đồng là lớn hay nhỏ, đặc biệt khi Văn Miếu là công trình mang tính lịch sử, biểu tượng, sẽ để lại cho muôn đời sau. Có công trình đầu tư đến 300 tỷ vẫn coi là nhỏ, có công trình chỉ 5 tỷ thôi đã là số tiền lớn rồi. Vấn đề tiền bạc trong việc này, tôi không bàn đến.
Vấn đề cần bàn đến là mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng công trình văn hóa này.
Thưa ông, dư luận cũng đang phản ứng dữ dội trước việc đầu tư xây dựng công trình Văn Miếu hoành tráng để thờ Khổng Tử? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Khổng Tử là một biểu tượng của trí tuệ, sự học hành. Tuy nhiên chúng ta phải có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc. Việc xây dựng công trình lớn như vậy ở Việt Nam mà lại thờ Khổng Tử thì không nên. Chúng ta nên tôn thờ những tấm gương sáng trong lĩnh vực giáo dục, khoa học như Chu Văn An, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Quan điểm của tôi là để định hướng, khuyến khích con cháu chăm chỉ học hành thì các bậc cha chú, lãnh đạo địa phương nên là tấm gương sáng về cách sống, học tập, phấn đấu mẫu mực, chứ không cần xây cái gì thật to lớn, hoành tráng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống giản dị, vì nước, vì dân, trí dũng song toàn, đâu cần có những tượng đài sừng sững mà người dân bao thế hệ vẫn tôn kính, noi theo.
Nếu không, tỉnh Vĩnh Phúc có thể xem lại lịch sử quê hương, tìm người xứng đáng để tôn thờ.
Ngươi dân tinh Vinh Phuc ung hô xây dưng Văn Miêu hoanh trang thơ Không Tử? (Ảnh: Thế Kha)
Nhưng có sự tréo ngoe trong vấn đề này, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt cũng như ý kiến các nhà văn hóa thì Văn Miếu là để thờ Khổng Tử?
Về lý thuyết thì là như vậy nhưng thực tế, công trình văn hóa nổi tiếng, lâu đời như Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngoài Khổng Tử còn thờ các vị có công giáo dục, chấn hưng đất nước như Chu Văn An- người được nhân dân Việt Nam tôn vinh là nhà giáo của mọi thời đại.
Mà có nhất thiết cứ phải đặt tên Văn Miếu một cách rập khuôn và máy móc như thế? Có cần thiết xây thêm Văn Miếu ở Vĩnh Phúc hay không khi Việt Nam đã có Văn Miếu nổi tiếng, lâu đời như Quốc Tử Giám?!
Theo tôi, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyêt đâu tư xây dưng Văn Miếu tư năm 2011 va dư kiên hoan thanh trong năm 2016, vì thế bây giờ bỏ dở giữa chừng cũng không được, rất lãng phí. Cách tốt nhất là tỉnh Vĩnh Phúc nên đặt một cái tên khác thay vì Văn Miếu. Không thờ Khổng Tử, lãnh đạo tỉnh có trách nhiệm hỏi xin ý kiến nhân dân để cùng chọn ra những tấm gương sáng của Việt Nam để tôn thờ.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hằng
Theo Dantri
Văn Miếu 271 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc: "Chưa thống nhất việc thờ Khổng Tử" Lanh đao Sơ Văn hoa - Thê thao va Du lich tinh Vinh Phuc cho răng ban đầu thống nhất thờ Chu Văn An trong gian thờ chính, sau này có ý kiến phải đưa Khổng Tử vào thờ, nhưng việc này cũng chưa được thống nhất. Môt goc Văn Miêu cua tinh Vinh Phuc. Tra lơi PV Dân tri sang nay 8/6,...