Không có chuyện phạm nhân Dương Chí Dũng chết trong trại giam
Mây ngay qua, môt sô trang mang đa rô tin đôn pham nhân Dương Chi Dung – nguyên Cuc trương cuc Hàng hải Viêt Nam, nguyên Chu tich HĐQT Công ty Vinalines – ngươi bị kết an tư hinh trong vu an tham nhũng xay ra tai công ty này đã chết trong trai giam.
Thâm chi, co trang tin con đưa cu thê Dương Chí Dũng đã qua đời đột ngột trong trại giam vao sáng chủ nhật 4.9, thi hài của Dũng đã được hỏa thiêu, tro cốt được mang về Hải Phòng để mai táng.
Tuy nhiên, trao đôi vơi Dân Viêt sang nay, 21.9, ba Dương Thi Băng Tâm – em gai cua ông Dung khăng đinh đo chi la nhưng tin đôn thât thiêt va anh trai cua ba vân đang thu an tai trai giam.
Ông Dương Chí Dũng khi ra tòa.
Video đang HOT
“Tôi không hiêu ho đưa tin như vây nhăm muc đich gi. Nhiêu ngươi đoc đươc thông tin nay đa goi điên cho tôi nhưng đo không phai la sư thât”- ba Tâm noi.
Tại phiên phúc thẩm xét xử vào tháng 5.2014, ông Dũng bị HĐXX tuyên y án sơ thẩm với mức án tử hình cùng với Mai Văn Phúc – cựu Tổng giám đốc Vinalines. Ông Dũng bị truy tố với hai tội danh Tham ô và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Trước đó, theo cáo trạng của Viện KSNDTC, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam trái với chỉ đạo của Thủ tướng. Hai ông này còn chỉ đạo mua ụ nổi 83M cũ nát gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng của nhà nước. Từ khi mang từ Nga về, chiếc ụ nổi này chưa từng được sử dụng do hư hỏng, mỗi ngày mất khoảng một tỷ đồng chi phí bến bãi, sửa chữa. Các bị cáo đồng phạm cũng được xác định làm trái quy định của nhà nước.
Theo Danviet
Nộp 3/4 số tiền tham ô, Dương Chí Dũng có thoát án tử?
Với trường hợp bị kết án tử hình trước thời điểm 1.7.2016 (thời điểm BLHS sửa đổi có hiệu lực) như Dương Chí Dũng, Vũ Quốc Hảo... nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô thì có được áp dụng quy định này không?
Chiêu 27.11, Văn phòng Quốc hội (QH) tô chức họp báo vê kêt quả kỳ họp thứ 10, QH khóa XIII. Pháp luât TP.HCM trích lại một số nội dung của cuộc họp báo này.
*Pháp luật TP.HCM: BLHS (sửa đổi) vừa được thông qua có một quy định đáng chú ý là không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (điểm c khoản 3 Điều 40)... Vậy với trường hợp bị kết án tử hình trước thời điểm 1.7.2016 (thời điểm BLHS sửa đổi có hiệu lực) như Dương Chí Dũng, Vũ Quốc Hảo... nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô thì có được áp dụng quy định này không?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Theo báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), chúng ta thường chỉ thu hồi được từ 10% đến 30%, năm nay nhiều nhất là 50% số tiền thất thoát do hành vi tham nhũng gây ra. Trong một thời gian khá dài thì tỉ lệ này rất thấp, chỉ trên dưới 10%. BLHS (sửa đổi) có quy định trong việc phục hồi thiệt hại cho Nhà nước cho việc đó thì có thể được xem xét về hình phạt.
BLHS không có hiệu lực hồi tố. Những trường hợp xảy ra trước thời điểm bộ luật có hiệu lực thì không được áp dụng. Với những vụ án đang trong quá trình chuyển tiếp thì có nghị quyết của QH để giải quyết những vấn đề quá độ.
*Báo Thanh Niên: Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình khi sang thăm Việt Nam (VN) đã có bài phát biểu trước QH nước ta. Nhưng sau đó khi sang Singapore, ông Tập lại có những phát biểu mà theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao là trái với chủ quyền biển, đảo của VN. Xin ông đánh giá việc này, các ĐBQH VN có hài lòng với những phát biểu của ông Tập Cận Bình tại phòng họp Diên Hồng không?
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc: Trong dịp sang thăm VN, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đề nghị đến thăm và phát biểu trước QH VN. Trong phát biểu, ông Tập đã đề cập đến việc làm sao hạn chế bất đồng, cố gắng tìm các giải pháp cấp cao, tăng cường đối thoại... Tôi nghĩ là một người đứng đầu đất nước mà đã nói thế thì chúng ta sẽ tiếp tục.
Ông ấy sang Singapore phát biểu chỉ là ở cấp độ viện nghiên cứu. Còn giữa TQ với ta là các chuyến thăm cấp cao. Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm TQ. Còn phía TQ, sau chín năm mới có một người đứng đầu sang thăm VN và phát biểu trước QH.
Như vậy là có những dấu hiệu nồng ấm trong quan hệ, cùng nhau trao đổi. Hai bên bình đẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế, trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC), kiên trì để hai nước láng giềng chung sống hòa bình, hữu nghị, cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế.
Chúng ta cũng phải đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Đó là việc không thể khác được.
Theo Đức Minh ghi (Pháp luật TP.HCM)
Điểm lại những lần phối hợp bắt kẻ trốn nã của Interpol Việt Nam Trong 5 năm trốn truy nã, Giang Kim Đạt đã di chuyển qua nhiều nước Châu Á sinh sống. Còn cuộc "đào tẩu" của Dương Chí Dũng ngắn hơn, dù có nhiều người giúp sức... Cuộc "đào tẩu" của Dương Chí Dũng Ba tháng rời ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lên làm Cục...