Không có chuyện mất bản đồ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM khi được rất nhiều phóng viên đặt vấn đề tại cuộc họp báo Triển khai kế hoạch của UBND TPHCM thực hiện kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ liên quan tới khu đô thị mới Thủ Thiêm” diễn ra chiều ngày 14/8.
Theo cập nhật mới nhất từ UBND TPHCM, thực hiện Thông báo số 1483/TB-TTCP ngày 04/9/2018 của Thanh tra Chính phủ về Kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo đó phần diện tích khoảng 4,3ha thuộc một phần Khu phố 1 phường Bình An không có trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi 770ha) được phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg ngày 04/6/1996 của Thủ tướng Chính Phủ.
Quy hoạch này được xác định theo các bản đồ sau: Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm ghi ngày 12/6/1995 có đóng dấu của các đơn vị liên quan (Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị – UDESCO là đơn vị lập, Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng Thành phố cho thấy: có một số lô đất, trong đó có phần diện tích khoảng 4,3ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất (từ 5 đến 10 năm) tỷ lệ 1/5000 ghi ngày 20/11/1995 có đóng dấu của các đơn vị liên quan như nêu trên, nhưng không xác định một phần Khu phố 1, phường Bình An thuộc phạm vi quy hoạch”. Bản đồ sử dụng đất đính kèm Quyết định 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998 về phê duyệt quy hoạch chi tiết TL 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Nguyên tắc xác định ranh khu đất diện tích 4,39ha:
UBND thành phố đã căn cứ theo các bản đồ nêu theo kết luận của Thanh tra Chính phủ theo hướng mở rộng trọn ô, trọn thửa đất nhằm đảm bảo diện tích tổng cộng ít nhất đạt được 4,3ha và phù hợp các điều kiện hiện trạng tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lần đầu tiên.
- Tổ chức lấy ý kiến các Bộ liên quan, Thanh tra Chính phủ:
Sau khi lập bản đồ xác định ranh khu đất 4,39ha, tháng 11.2018, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng để xin ý kiến chỉ đạo. Sau đó, tháng 4.2019, Thủ tướng Chính phủ (tháng 4/2019), Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 5.2019), Bộ Xây dựng (tháng 4.2019) đã có công văn hướng dẫn UBND TP lập bản đồ xác định ranh khu đất 4,39ha.
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, tháng 5/2019, Chủ tịch UBND thành phố đã chủ trì cuộc họp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ về ranh giới khu đất 4,39ha. Trên cơ sở thống nhất Biên bản tại cuộc họp, UBND thành phố hoàn chỉnh bản đồ và ban hành Quyết định xác định ranh khu đất 4,39ha, Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 (theo đó có 331 hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực này).
Ông Nhã khẳng định không có kết luận nào về việc mất bản đồ cả. Sau kết luận thanh tra, UBND TPHCM đã phối hợp với các cơ quan Trung ương xác định lại ranh quy hoạch khu 4,3 ha và đã được UBND TPHCM phê duyệt hôm 13/8.
Ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, cho biết quận đã tiếp 331 hộ dân trong khu 4,3 ha. Tổ công tác tiếp thu ý kiến, đề xuất UBND TP và được UBND TPHCM cơ bản thông qua. Đợt 2 tiếp xúc các hộ dân để xác định ranh chính xác là 4,39 ha. Quận đã gửi thư mời 310 hộ và đã tiếp xúc 305 hộ. Sau khi tiếp xúc, tổ công tác hoàn chỉnh dự thảo chính xác trình UBND TP. Trong thời gian tới, quận 2 sẽ hoàn chỉnh chính sách cho người dân và sẽ công bố với báo chí.
Còn theo ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TPHCM, để xác định khu vực ngoài ranh cần cơ sở pháp lý nên việc này là một quá trình. TP căn cứ vào 2 bản đồ chính. Bản đồ thứ nhất là quy hoạch 1/2.000 năm 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng 1/5.000 năm 1995.
Phương pháp xác định có 3 bước. Bước 1 là số hóa và quy đổi do các bản đồ có tỷ lệ khác nhau. Bước 2 là nắn chỉnh bản đồ theo hệ tọa độ thống nhất quốc gia VN 2000 được phát hành và đo vẽ năm 2003, làm cơ sở làm tim đường, tim sông xác định biến động. Bước 3 là chồng các bản đồ lên nhau thành bản đồ hành chính, bổ sung khung tên. “Không thể dễ dàng nói 4,3 ha là khu vực nào. Quan điểm của TPHCM là nếu đo đúng 4,3 ha thì có một phần các hộ dân bị thiệt thòi vì lấn vào nhà dân một chút. Do đó, TPHCM chọn phương án không đụng vào hiện trạng. Thay vào đó, TPHCM xác định diện tích lớn hơn, lấy tim 3 con đường để làm căn cứ bồi thường cho người dân. TPHCM không để cho người dân bị thiệt thòi thêm một lần nữa”, ông Hoàn trả lời câu hỏi của báo chí.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Ngày mai, TP.HCM họp báo việc thực hiện kết luận Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Chiều 14/8, UBND TP.HCM sẽ tổ chức buổi họp báo công bố thông tin việc triển khai thực hiện Kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ (Thanh tra Chính phủ) liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm .
Được biết, nội dung buổi họp báo là công bố diện tích hơn 4,3 ha nằm ngoài ranh Thủ Thiêm và kế hoạch của UBND TP.HCM thực hiện những nội dung Kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, ngày 26/6, Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, TP.HCM.
Ngày mai, TP.HCM họp báo về kết luận Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, UBND TP.HCM ban hành Điều lệ quản lý xây dựng KĐTM Thủ Thiêm chưa đầy đủ, không thực hiện trình duyệt theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Do đó, việc đầu tư dự án đã thiếu đồng bộ, khó quản lý, có nơi còn buông lỏng, chậm triển khai.
Theo Thủ tướng, UBND TP.HCM và các sở, ngành lấy giá 26 triệu đồng/m2 làm giá tối thiểu để xác định giá trị quyền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư hoặc tự thỏa thuận khi giao đất cho nhà đầu tư tại các dự án là không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định.
Trong khi đó, các dự án BT lại được chỉ định nhà đầu tư hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng không qua đấu giá quyền sử dụng đất, vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trong KĐTM Thủ Thiêm, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh đã được UBND TP.HCM chỉ định làm nhà đầu tư dự án BT 4 tuyến đường chính. TP.HCM đã không yêu cầu doanh nghiệp này lập hồ sơ đề xuất và đánh giá các tiêu chuẩn về kinh nghiệm, chưa đánh giá năng lực tài chính, không đăng trên Báo Đấu thầu 3 số liên tiếp, chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP.HCM đã phê duyệt tổng mức đầu tư dự án hơn 12.182 tỷ đồng khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan.
Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ cũng làm rõ việc UBND TP.HCM ký hợp đồng BT với Công ty Đại Quang Minh. Trong đó, xác định giá trị quyền sử dụng đất các khu đất đối ứng để thanh toán hợp đồng hơn 12.400 tỷ đồng khi chưa có chứng thư thẩm định giá, chưa có quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất là không đúng quy định của Luật Giá năm 2012 và Luật Đất đai năm 2013.
Ngoài ra, đối với dự án BT cầu Thủ Thiêm 2 và Các dự án Khu phức hợp tháp quan sát, Khu phức hợp Sóng Việt được UBND TP.HCM cũng để xảy ra nhiều sai phạm như chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Đồng thời, địa phương đã tính và thu tiền sử dụng đất của chủ đầu tư không đúng quy định.
Thanh tra về nội dung quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư, Thanh tra Chính phủ kết luận UBND TP.HCM phê duyệt và điều chỉnh dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư trị giá hơn 38.600 tỷ đồng là không đúng thẩm quyền theo nghị quyết của Quốc hội và nghị định của Chính phủ. TP.HCM còn tạm ứng, quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách chưa đúng với quy định, đồng thời không hoàn trả tạm ứng hằng năm theo Luật Ngân sách với tổng giá trị hơn 26.300 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM về đánh giá tổng quan cân đối vốn khi đầu tư KĐTM Thủ Thiêm và kết quả thanh tra: tổng chi phí phải trả là hơn 83.300 tỷ đồng. Tổng thu dự kiến đến thời điểm hiện nay là hơn 74.600 tỷ đồng. Như vậy, việc đầu tư KĐTM Thủ Thiêm còn mất cân đối vốn khoảng hơn 8.700 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ khẳng định trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc lãnh đạo UBND TP.HCM và các sở, ngành theo thời kỳ.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM thực hiện thu hồi và hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách không đúng quy định đến thời điểm 30/9/2018 là hơn 26.300 tỷ đồng.
Đồng thời sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho dự án gần 4.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TP.HCM sớm thu hồi về ngân sách nhà nước khoản tiền sử dụng đất dự kiến thanh toán cho các dự án BT bổ sung đối với Công ty Đại Quang Minh là 1.800 tỷ đồng và lãi suất chậm nộp từ khi phát sinh đến nay.
Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, xác định lại tổng mức đầu tư và giá trị tiền sử dụng đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật nhằm tránh thất thoát tiền của nhà nước.
Theo Minh Anh
VTC News
Sắp đấu giá khu đất rộng hơn 74.000 m2 xây khách sạn ở Thủ Thiêm Nhà đầu tư tham gia đấu giá khu đất rộng hơn 74.000 m2 quy hoạch xây khách sạn 5 sao ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đáp ứng điều kiện về khả năng huy động vốn, không vi phạm về pháp luật đất đai và nếu trúng đấu giá phải trực tiếp triển khai, không được chuyển nhượng dự án. UBND...