Không có chuyện hải sản ở Phú Quốc nhiễm độc
Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn hải sản ở đảo ngọc Phú Quốc bị nhiễm độc.
Động thái này nhằm chấn an tâm lý của du khách khi đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
Tin đồn hải sản Phú Quốc nhiễm độc gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch và kinh doanh của địa phương.
Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng cho biết, hồi cuối tháng 5, một du khách cùng đoàn đến Phú Quốc du lịch, sau khi ăn tối là các món hải sản, người này bị đau bụng, nôn ói và được đưa đến cơ sở y tế chăm sóc, sức khỏe phục hồi bình thường. Tuy nhiên, du khách này đã đăng thông tin trên trang cá nhân của mình với lời cảnh báo: “Cảnh báo mọi người đi Phú Quốc tuyệt đối không ăn hải sản các loại dù còn sống hay chín, tươi hay chế biến sẵn. Hải sản Phú Quốc đã bị nhiễm độc”.
Video đang HOT
“Thông tin này sau đó có đến hàng nghìn lượt chia sẻ, gây tâm lý bất an cho những người từng hoặc chưa đến Phú Quốc. Đặc biệt là làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của bà con trên đảo. Sau khi kiểm tra, ngành chức năng khẳng định đây chỉ là tin vịt, người đăng thông tin cũng đã xóa bỏ lời cảnh báo”, ông Hưng nói.
Phú Quốc là địa phương đăng cai “Năm du lịch quốc gia 2016″ do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức. Ước tính sẽ có khoảng 900.000 lượt khách quốc tế đến Phú Quốc trong năm nay, tăng 40% so với năm 2014.
Theo Danviet
Giải thích địa chất về nguyên nhân nhiễm độc nước biển ở Miền Trung
Cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung phải do nguồn nước bị nhiễm độc. Bài viết dưới đây xin nói về nguyên nhân nhiễm độc nước biển ở Miền Trung.
Cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung phải do nguồn nước bị nhiễm độc. Bài viết dưới đây xin nói về nguyên nhân nhiễm độc nước biển ở Miền Trung.
Cá chết hàng loạt và trên diện rộng ở ven biển miền Trung phải do nguồn nước bị nhiễm độc. Còn nếu do khách quan như " thủy triều đỏ", v,v, Chúng tôi không bàn tới. Chỉ xin nói về nguyên nhân chủ quan, giải thích địa chất về nguyên nhân nhiễm độc nước biển ở Miền Trung.
Cá chết hàng loạt và trên diện rộng ở ven biển miền Trung phải do nguồn nước bị nhiễm độc.
Về nguyên nhân nhiễm độc nước biển ở Miền Trung, có thể nói chắc chắn mọi loại quặng sắt đang dùng để sản xuất gang thép ở nhiều nơi đều có nguồn gốc nội sinh kiểu á núi lửa. Vì vậy, thành phần quặng sắt, nói riêng, quặng kim loại , nói chung, luôn là một tổ hợp hỗn hợp đồng hình của nhiều nguyên tố: Fe, Mn, Mg, Cr, Cu, Au (hàm lượng vàng trong quặng sắt, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thường có vài Gr/tấn), Pb, Zn, As, Hg, S, P,....
Với nhiệt độ hàng nghìn độ và áp suất lớn trong lò macma (họng núi lửa) các chất trên kết hợp thành các khoáng vật quặng sắt, mangan, cromit, sulphua đa kim của Cu, Fe, Hg, Pb, Zn, ...., các kháng vật nặng như Inmenit, Ziercon,.. Do tỷ trọng tương đương, chúng thường hấp dẫn nhau để tạo thành các khối quặng lớn gồm hỗn hợp nhiều loại khoáng vật quặng và được phun trào lên mặt đất hoặc ở lại họng núi lửa để tạo thành các thân quặng lấp đầy các họng núi lửa.
Sau núi lửa, các khối quặng nguội dần. Khi nằm yên trên mặt đất hoặc trong lòng đất ở điều kiện nhiệt độ bình thường, các khối quặng rắn chắc này bị phong hóa rửa lũa không đáng kể nên không gây hại cho xung quanh.
Tuy vậy, khi nghiền nhỏ quặng đưa vào các lò cao ở nhiệt độ hàng nghìn độ, áp suất lớn, gần giống với một lò macma, mọi khoáng vật trong quặng đều nóng chảy, chúng có điều kiện bay hơi, phát tán vào xỉ lò cao, hòa tan vào nước làm nguội quặng và xỉ. Đấy là nguyên nhân để nước thải của các lò luyện kim chứa nhiều chất độc hại.
Chủ yếu là lý do kỹ thuật, có thể nói là chúng ta chưa thể biết hết mọi chất độc hại trong nước thải, nhất là các hợp chất của lưu huỳnh, thạch tín (As), Seanuya, phốt pho, v.v. dễ tan trong nước hoặc ở dạng hạt siêu nhỏ lơ lửng trong nước, tuy có hàm lượng rất nhỏ, rất phân tán nhưng lại kịch độc. Chỉ cần con cá đớp phải một hạt chất này trong nước thì sẽ chết ngay, bởi vì mọi con cá phải vừa bơi vừa đớp nước vào miệng và bụng nó.
Việc xử lý chất độc địa chất này trong nước là nan giải, chứ không kể là họ chỉ xử lý nước thải khi sắp đến hẹn bị kiểm tra.
Theo_Kiến Thức
Nước biển Đà Nẵng không nhiễm độc Kết quả xét nghiệm nguồn nước ở Đà Nẵng cho thấy, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước của người dân. Chiều 28/4, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì họp với các cơ quan, đơn vị về công tác...