Không chủ quan với sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến ngày 24-6-2020, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) trên địa bàn huyện Phong Điền, TP Cần Thơ giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, huyện không chủ quan, vẫn tiếp tục chủ động triển khai chiến dịch phòng, chống SXH, TCM, tiêu chảy.
Cộng tác viên y tế xã Trường Long đổ lu nước có lăng quăng ở nhà dân. Ảnh: Trung tâm Y tế cung cấp
Số ca bệnh giảm
Theo Trung tâm Y tế huyện Phong iền, từ đầu năm đến 24-6-2020, toàn huyện có 22 ca SXH, giảm 39 ca so với cùng kỳ; 13 ca TCM, giảm 27 ca so với cùng kỳ 2019. Số ca rải rác ở các xã, thị trấn. Toàn huyện không có ổ dịch SXH. Bác sĩ Lê Văn Phương, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong iền, cho biết, số ca mắc SXH giảm do nhiều nguyên nhân: theo chu kỳ dịch (hai năm 2018, 2019 tăng thì năm 2020 giảm). Năm 2019, tình hình SXH tăng cao, diễn biến phức tạp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp cùng y tế đã triển khai nhiều hoạt động ở cộng đồng nên đầu năm nay số ca bệnh giảm dần.
Video đang HOT
Ngay từ đầu năm, huyện Phong iền đã phát động toàn dân thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch chủ động vào tháng 1-2020. Toàn huyện đã đồng loạt ra quân từ ngày 13 đến hết 15-1-2020 với hai hoạt động chính: tuyên truyền (băng-rôn trên các tuyến đường chính), phát thanh và đi vãng gia tuyên truyền, kiểm tra vệ sinh môi trường, dụng cụ chứa nước… Thêm vào đó, đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra, người dân có ý thức phòng bệnh hơn nên họ vừa thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 cũng vừa phòng SXH.
Triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh
Tuy số ca bệnh SXH và TCM đều giảm nhưng ngành Y tế không chủ quan trong phòng, chống dịch. Bác sĩ Lê Văn Phương cho biết thêm: Năm nay mưa trễ, đến tháng 5 mới có mưa. Mưa xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Nếu có mầm bệnh trong cộng đồng sẽ dễ lây lan. Chưa kể, người dân với thói quen trữ nước mưa sử dụng, nếu không vệ sinh, đậy nắp lu, tạo thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, phát triển thành lăng quăng, muỗi.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống SXH (15-6), Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu của huyện triển khai kế hoạch diệt lăng quăng, phòng, chống SXH và phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”. Thời gian thực hiện từ 15-6 đến hết tháng 9-2020.
Theo đó, các hoạt động cụ thể của chiến dịch gồm: hoạt động tuyên truyền. Với hoạt động này, huyện tổ chức 1 xe treo băng-rôn diễu hành trên các tuyến đường và phát thanh. Tại cộng đồng, thực hiện vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, truyền thông phòng, chống SXH tại các xã, thị trấn. Thời gian thực hiện tại cộng đồng chia làm 2 lần: lần 1 từ 15-6 đến 17-6; lần 2 từ 26-6 đến 28-6-2020. Chiến dịch được triển khai ở tất cả các xã, thị trấn. Trong đó xã Mỹ Khánh, với 7 ca SXH, cao nhất của huyện được chọn là xã trọng điểm triển khai chiến dịch. Xã trọng điểm được hỗ trợ kinh phí đi vãng gia (1.500 đồng/hộ x 2 lần vãng gia). Các xã còn lại thực hiện từ nguồn kinh phí địa phương.
Bác sĩ Lê Văn Phương cho biết: thuận lợi của công tác phòng, chống dịch là nhiều nơi, chính quyền các cấp quan tâm, cử lực lượng tham gia cùng ngành Y tế và cấp kinh phí vãng gia tuyên truyền. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các bên chưa đồng bộ, một bộ phận người dân đi làm ăn xa, hoặc đi làm từ sớm đến tối mới về nên khó khăn cho công tác tiếp cận, tuyên truyền.
Trong chiến dịch đợt này, Trung tâm cũng phân công cán bộ kiểm tra, giám sát thực hiện chiến dịch ở các xã, thị trấn. Mỗi đơn vị 1 người giám sát với các nội dung cụ thể: kiểm tra hành chính (kế hoạch, biên bản, danh sách, bảng phân công nhóm vãng gia); kiểm tra thực tế tại 50 hộ gia đình/2 ấp chọn ngẫu nhiên.
Ngoài các hoạt động trên, ngành Y tế phối hợp ngành Giáo dục tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm… cho giáo viên. ồng thời, tổ chức lớp tập huấn về nước sạch và vệ sinh môi trường cho các ban, ngành, đoàn thể và cộng tác viên y tế tại các xã có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh thấp.
Bác sĩ Trần Văn Tuấn, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm – Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, cho biết: Qua kiểm tra, giám sát tại cộng đồng, lăng quăng có nhiều trong vật phế thải xung quanh nhà và dụng cụ chứa nước. Mùa mưa, người dân nên kiểm tra môi trường xung quanh nhà, dọn dẹp vật phế thải, khơi thông nơi ứ đọng nước; xem dụng cụ chứa nước có lăng quăng không để diệt ngay, tránh phát triển thành muỗi. Con muỗi gây SXH hoạt động mạnh vào 6-7 giờ sáng và chiều tối chạng vạng. Người dân nên diệt muỗi, ngủ mùng để phòng bệnh.
Diễn biến bệnh SXH rất khó lường
TP.HCM đang bước vào mùa mưa và đây cũng là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát mạnh, do đó ngoài các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 thì các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH cũng được ngành y tế triển khai.
Vệ sinh môi trường không để muỗi có nơi sinh sản đẻ trứng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tổng số ca mắc SXH từ đầu năm đến hết tháng 5.2020 trên địa bàn thành phố ghi nhận được là hơn 7.000 trường hợp. Trung bình mỗi tuần có thêm 120 ca mắc mới. Mặc dù số bệnh nhân giảm hơn 2/3 so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên tình hình dịch bệnh SXH năm nay được dự báo diễn biến khó lường.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm HCDC TP.HCM cho biết, năm 2020 số ca mắc SXH trên địa bàn thành phố tương đối thấp nhưng thời điểm hiện tại đang bước vào mùa mưa, nên dự báo số ca mắc bệnh sẽ có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới. Do đó hoạt động phòng chống SXH thời điểm này là cần thiết.
Thực tế để phòng, chống dịch bệnh SXH, ngành Y tế thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp ngay từ những tháng mùa khô như giám sát, xử lý các điểm nguy cơ có thể thành ổ dịch SXH nhằm không để bệnh bùng phát thành dịch vào mùa mưa này. Nếu như những năm trước đây bệnh SXH thường được xem là bệnh trẻ em vì có từ 70-80% bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Khoa giám sát dịch tễ, Trung tâm HCDC TP.HCM ghi nhận khoảng 60% bệnh nhân là trẻ em bị SXH đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, còn 40% số người mắc còn lại là trên 15 tuổi. Như vậy lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh SXH, nên không chỉ trẻ em mới cần phòng, chống bệnh SXH mà kể cả người lớn cũng phải phòng bệnh này.
Theo bác sĩ Lương Thị Huệ Tài, Trưởng khoa Nhiễm C, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đối với bệnh SXH luôn luôn có diễn tiến mới, mới theo từng năm một. Năm 2020 diễn biến bệnh SXH rất phức tạp, có những trường hợp mắc SXH có những triệu chứng theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới là đáng báo động. Thế nhưng diễn biến lâm sàng của bệnh nhân rất bình thường, không nặng. Nhưng cũng có những trường hợp mắc SXH biểu hiện bên ngoài rất đơn giản như chỉ sốt không thôi, nhưng diễn biến của bệnh sau đó lại rất phức tạp và khó lường.
Hơn 80 người một xã mắc sốt xuất huyết 89 người ở huyện Phúc Thọ bị sốt xuất huyết, trong đó 52 bệnh nhân đang điều trị, 37 người đã khỏi; chỉ riêng xã Tam Hiệp có 81 người bệnh. Tam Hiệp là xã có số bệnh nhân sốt xuất huyết cao nhất Hà Nội hiện nay. Giới chức y tế địa phương cho rằng nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết...