Không chủ quan với đau vai
Đau khớp vai là hiện tượng thường gặp, không chỉ ở độ tuổi nào. Chính vì thế nhiều người coi thường, dẫn tới những nguy hại đáng tiếc.
Không tự ý sử dụng các loại dán giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Phần lớn các vấn đề khớp vai rơi vào 3 nhóm chính: Viêm gân (gân hay bao khớp) hoặc rách gân; Thoái hóa khớp; Gãy xương. Tuy nhiên, ít gặp hơn là do nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh…
Với một số người tập thể dục không đúng cách khiến mô trong khớp vai viêm và đau. Ngồi nhiều một tư thế, hoặc nằm ngủ một tư thế cũng dẫn tới đau vai, từ đó dẫn tới tổn thương bên trong vùng vai gáy.
Cũng cần chú ý tới “ hội chứng bắt chẹn”, xảy ra khi tay nâng cao mỏm cùng vai cọ xát hay chèn ép lên gân chóp xoay và bao hoạt mạc, nó có thể dẫn tới viêm bao hoạt mạc, viêm gân.
Khi khớp vai bị đau thì không thể coi thường, đợi cơn đau tự hết mà việc đầu tiên là phải thay đổi hoạt động hàng ngày bằng cách nghỉ ngơi, thay đổi hoạt động và vật lý trị liệu giúp cho khớp vai mềm dẻo trở lại và nâng sức của cơ.
Trường hợp cơn đau không thuyên giảm thì phải dùng thuốc. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào phải do bác sĩ chỉ định, không tự tiện mua thuốc giảm đau để uống vì hoàn toàn có thể không đúng với nguyên nhân bệnh, từ đó có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn.
Video đang HOT
Trong một số trường hợp bệnh nặng, không thể chỉ dùng biện pháp trị liệu hay dùng thuốc, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, càng sớm càng tốt.
Một lần nữa cần nhắc lại: Khi bị đau khớp vai không tự tiện mua thuốc giảm đau để uống. Cũng cần cẩn thận khi sử dụng cao dán, kể cả những lá cao dán nhập ngoại. Chúng có thể giúp làm giảm cơn đau nhưng không trị được gốc của bệnh.
Mẹo nhỏ giúp mẹ bỉm sữa phát hiện dễ dàng những bất thường về hình dáng đầu của con
Trong tháng đầu khi sinh, hình dạng đầu không đối xứng mức độ nhẹ của trẻ thường là bình thường. Nhưng khi em bé của bạn lớn lên, một hình dạng đầu méo mó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý.
Bạn cần phát hiện sớm sự bất thường này càng sớm càng tốt, lý tưởng là trước 6 tháng tuổi thì việc điều trị càng hiệu quả.
Hãy cùng xem qua các hình ảnh để đánh giá xem hình dạng đầu của con bạn là bình thường hay bất thường, nếu bất thường là dạng lành tính (như hội chứng đầu phẳng còn gọi lại tật đầu dẹp (positional plagiocephaly/brachycephaly) có thể đảo ngược được hình dạng dị dạng đầu trở lại bình thường nếu xử trí phù hợp và không cần can thiệp phẫu thuật. Nếu bị mắc dị tật dính khớp sọ sớm (craniosynostosis)- một dị tật có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và biến dạng sọ não tiến triển, cần thiết can thiệp phẫu thuật và phối hợp nhiều biện pháp điều trị sớm.
Các hình ảnh nhìn theo hướng từ trên xuống:
Hình dạng đầu trẻ bình thường
Tật đầu phẳng: dẹp phía sau (Brachycephaly- baby- head-shape)
Tật đầu phẳng: đầu méo, dẹp nghiêng, một bên (Plagiocephaly- baby- head-shape)
Hình dạng đầu trẻ bị tật đầu phẳng so với đầu trẻ bình thường
Dị tật đầu dính đường khớp dọc (Sagittal- synostosis- baby- head-shape)
Dị tật đầu dính đường khớp vành một bên (Coronal- synostosis- baby- head-shape)
Dị tật đầu dính đường khớp lăm-da (Lambdoid- synostosis- baby- head-shape)
Dị tật đầu dính đường khớp trán (Metopic- synostosis- baby- head-shape)
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có bất thường về hình dạng đầu hay có bất kỳ vấn đề gì lo lắng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
Nếu hay gặp 4 biểu hiện này, coi chừng tuổi thọ của bạn có thể bị rút ngắn Nếu gần đây bạn có 4 biểu hiện khó chịu sau thì có thể liên quan đến các bệnh mãn tính, cần kịp thời đi khám và điều trị, tránh để bệnh thêm nghiêm trọng, làm suy giảm tuổi thọ. Đau vai và lưng Ngày nay, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, ngày càng có nhiều người bắt đầu...