Không chịu lên sàn, CTCP Trung Đô bị phạt 350 triệu đồng
Công ty cổ phần Trung Đô vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 350 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Ảnh chụp màn hình website của CTCP Trung Đô – đơn vị được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hạng I thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCOPR). Tiền thân là Công ty Kiến Trúc Vinh, được thành lập ngày 31/8/1958.
Cụ thể, Công ty cổ phần Trung Đô (số 205 Lê Duẩn – TP Vinh – Nghệ An) bị phạt 350 triệu đồng theo quy định tại điểm e khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Theo quy định tại điểm e khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa xử phạt CTCP Thủy sản và thương mại Thuận Phước (mã chứng khoán: THP) 300 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.
Video đang HOT
CTCP Thủy sản và thương mại Thuận Phước trở thành công ty đại chúng trước ngày 01/01/2016 (thời điểm Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực). Tuy nhiên, đến ngày 5/8/2019 công ty này mới nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).
HOÀNG HÀ
Theo Bizlive.vn
Làm gì để tránh rủi ro khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Để tránh rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Tài chính thường xuyên cung cấp thông tin về trái phiếu chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng; khuyến nghị doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo quy định pháp luật, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi "xuống tiền"
Đánh giá về tốc độ phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm qua, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, từ năm 2017 đến nay, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh do nhu cầu huy động vốn của DN tăng mạnh.
Năm 2018, quy mô thị trường đạt 9,01% GDP, tăng 58% so với năm 2017 (6,29% GDP) và tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015 (3,4% GDP). Tính riêng 10 tháng đầu năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, quy mô thị trường tăng 28% so với cuối năm 2018 (đạt mức tương đương 10,47% GDP dự kiến năm 2019).
Đặc biệt, thị trường TPDN bước đầu có sự dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, hướng tới việc phát triển cân bằng hơn giữa kênh thị trường vốn và kênh tín dụng ngân hàng.
TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, cũng như đánh giá được những rủi ro có thể xảy ra trước khi "xuống tiền" mua trái phiếu.
Theo các chuyên gia, một số rủi ro các nhà đầu tư TPDN có thể gặp phải khi tham gia thị trường TPDN như: DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; DN không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; DN không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn...
Trước tình trạng này, Bộ Tài chính khuyến nghị các nhà đầu tư phải nắm được các thông tin đầy đủ như: Trái phiếu do DN nào phát hành, mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của DN phát hành... khi quyết định đầu tư vào TPDN.
Tăng cường quản lý, giám sát
Để tránh rủi ro cho cả DN phát hành, nhà đầu tư mua TPDN, Bộ Tài chính đã tăng cường quản lý giám sát đối với thị trường TPDN; tổ chức đào tạo, phổ biến quy định pháp luật về phát hành TPDN; thường xuyên cung cấp thông tin về TPDN cho các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó khuyến nghị DN phát hành phải tuân thủ quy định pháp luật trong phát hành TPDN, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể xảy ra khi mua TPDN.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến phát hành, giao dịch, cung cấp dịch vụ về TPDN để có kiến nghị điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch trái phiếu và xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
Bộ Tài chính nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý về phát hành TPDN theo 2 phương thức (phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ) theo hướng băt buôc xêp hang tin nhiêm và niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán đối với phương thức phát hành ra công chúng và quy định đối tượng phat hanh va giao dich là nha đâu tư chứng khoán chuyên nghiêp theo thông lệ quốc tế đối với phát hành riêng lẻ.
Theo Tapchitaichinh.vn
Lãi suất VND liên ngân hàng đột ngột tăng, yếu tố mùa vụ và điểm được chú ý Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước khẳng định với BizLIVE: biến động vừa qua không liên quan đến trần lãi suất mới. Như BizLIVE đề cập ở bản tin trước, những phiên giao dịch trong tuần này lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có những bước tăng mạnh, có diễn biến đột ngột như trong phiên 21/11....