Không chỉ vùng kín, đây cũng là những nơi dễ lây bệnh qua đường quan hệ mà nhiều người không hề hay biết
Chủ quan với những dấu hiệu lạ ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt hậu quả đáng tiếc.
Có thể bạn đã mắc bệnh viêm nấm âm đạo nếu gặp phải 6 dấu hiệu bất thường ở vùng kín sau 5 sai lầm quen thuộc gây ảnh hưởng tới sức khỏe vùng kín mà nhiều cô nàng mắc phải Vùng kín của con gái đang có vấn đề nghiêm trọng nếu gặp phải một trong các dấu hiệu sau
Nhiều người thường nghĩ, những căn bệnh lây truyền qua đường quan hệ thường chỉ xuất hiện ở vùng âm đạo và gây ra một số triệu chứng như ngứa âm đạo, đau vùng chậu… Tuy nhiên, vùng kín không phải là nơi duy nhất có thể mắc bệnh lây truyền qua đường quan hệ. Bởi bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu quan hệ qua đường miệng hoặc đường hậu môn. Dưới đây là 3 vùng cơ thể có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường quan hệ mà bạn không nên chủ quan xem thường khi có triệu chứng lạ.
Cổ họng
Những bệnh lây truyền qua đường quan hệ có thể trú ngụ trong các mô mềm, ẩm ở mặt sau của miệng hay cổ họng. Do đó, những căn bệnh như Chlamydia, lậu… cũng có thể trú ngụ ở đây nếu bạn thực hiện hành vi quan hệ qua đường miệng. Triệu chứng mà bạn dễ nhận thấy lúc này sẽ là cảm giác đau ngứa họng.
Bên cạnh đó, HPV cũng là một loại nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường cổ họng. Thậm chí, nó còn được nhận định là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở khu vực đầu và cổ (nhất là ở nam giới). Vì vậy, bạn không nên chủ quan xem thường mà nên đi khám ngay nếu thực hiện việc quan hệ thông qua đường miệng và gặp phải những triệu chứng khác lạ xung quanh vùng cổ họng của mình.
Khuôn mặt
Việc quan hệ qua đường miệng còn có thể làm lây lan Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) lên vùng môi nếu đối tượng của bạn mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn sẽ không ngờ rằng, Herpes cũng có thể xuất hiện ở khu vực xung quanh miệng, mũi, mắt, lưỡi và vùng thắt lưng của bạn.
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu ban đầu của Herpes thường xuất hiện với tình trạng nổi mụn rộp kèm theo biểu hiện ngứa râm ran, sau đó dần phát triển thành vết loét phồng lên và bong vảy. Do vậy, nếu bạn nhận thấy khuôn mặt của mình có những triệu chứng bất thường kể trên thì nên chủ động đi khám da liễu để được kê đơn thuốc kháng virus giảm bùng phát bệnh.
Hậu môn
Video đang HOT
Những căn bệnh như Chlamydia, lậu hay giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường trực tràng nếu bạn quan hệ với đối tượng mắc bệnh. Karen Brodman (Bác sĩ sản phụ khoa ở New York) cho biết, nguy cơ mắc những bệnh lây truyền qua đường quan hệ sẽ tăng lên nếu trong hậu môn xuất hiện dịch của bạn tình nhiễm bệnh, từ đó khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, nếu bạn thấy trực tràng của mình có triệu chứng nóng rát, hậu môn có xu hướng “xả” nhiều hơn bình thường, ra máu hậu môn, đau rát hoặc xuất hiện vết nứt hậu môn… thì không nên chủ quan xem thường. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải tình trạng nổi mụn hoặc đau ở vùng háng. Dù phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào cũng không nên chủ quan bỏ qua mà cần lập tức đi khám phụ khoa ngay.
Theo trí thức trẻ
Trước khi quyết định "tỉa tót" vùng kín, hãy thử lắng nghe chia sẻ của 6 phụ nữ về việc họ đã làm với "vùng này"
Không triệt lông vùng kín giúp nhiều chị em không còn lông mọc ngược, cảm thấy tự tin hơn và nhiều lợi ích sức khỏe toàn diện khác.
Gần đây, giới chuyên gia đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể số phụ nữ từ bỏ việc dùng dao cạo và bộ dụng cụ tẩy lông để triệt lông vùng kín. Nói cách khác, nguyên nhân có thể là do nhiều phụ nữ đang khám phá ra những lợi ích đáng ngạc nhiên về sức khỏe từ việc không triệt lông vùng kín.
"Từ quan điểm về sức khỏe, việc loại bỏ lông mu có thể dẫn đến kích ứng nang lông, và vết thương hở hoặc các lỗ hổng, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình", Maureen Whelihan (chuyên viên phụ trách chăm sóc sức khỏe tại Palm Beaches ở Florida) cho hay. Cùng lắng nghe chia sẻ của 6 phụ nữ dưới đây về triệt lông vùng kín trước khi bạn quyết định nên hay không nên tỉa tót vùng nhạy cảm này:
"Tôi cảm thấy tự tin với vùng kín của mình"
Danny (26 tuổi) chia sẻ, cô luôn giữ toàn bộ đám lông vùng kín vì không bao giờ thích nhìn "vùng kín" mà không có chút lông nào. Rất nhiều năm cô đã cảm thấy xấu hổ về điều đó, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi thiếu niên và giai đoạn đầu những năm 20 tuổi vì có vẻ như mọi người hoàn toàn không có chút lông nào. "Do đó, tôi đã quyết định dùng dao cạo để triệt lông vùng kín. Tôi cũng biết rằng nếu một người bạn đời không thích nó thì đồng nghĩa người ấy không phải đối tác của tôi", Danny chia sẻ.
"Tôi không bao giờ phải đối mặt với cảm giác đau đớn mà triệt lông vùng kín đem lại"
Ellen (32 tuổi) cho biết, cô lạc quan hơn hẳn sau khi không còn phải triệt lông vùng kín. Lý do là đám vi ô lông của cô là dạng lông mọc ngược. Mỗi lần triệt lông, cô luôn phải lo lắng về việc bứt chúng ra bằng sáp hay dao cạo râu. "Với đám lông vùng kín cứng đầu của tôi, tôi phải dùng kem cạo râu, dầu sáp hoặc một số sản phẩm nhẹ nhàng khác để loại bỏ chúng". Cuối cùng, cô đã quyết định để lại lông vùng kín và thật tuyệt vời khi người yêu cô cho rằng điều ấy vô cùng gợi cảm.
Danny (26 tuổi) chia sẻ, cô luôn giữ toàn bộ đám lông vùng kín vì không bao giờ thích nhìn "cô bé" mà không có chút lông nào.
"Lông vùng kín khiến tôi cảm thấy vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng nữ tính"
Meghan (24 tuổi) nhận định, lông vùng kín khiến cô cảm thấy mình trở nên gợi cảm, quyến rũ hơn, vừa tạo cảm giác mạnh mẽ lại vô cùng dịu dàng, nữ tính. "Đối với tôi, đó là tất cả về cảm giác tự tin và cơ thể tích cực trong trạng thái tự nhiên. Lời khuyên của tôi cho bất kỳ người phụ nữ nào đang phát triển lông vùng kín là hãy chăm sóc nó cẩn thận, với hiện trạng tự nhiên vốn có", Meghan nói.
"Vùng kín của tôi không còn bị xây xát và gồ ghề nữa"
"Bạn trai cũ của tôi khá thích thú với chúng, do đó tôi đã ngừng triệt lông vùng kín để xem mình có thích nó không. Tôi đã bắt đầu loại bỏ lông mu ngay khi chúng xuất hiện nên chưa bao giờ thấy chúng mọc lên cả bụi. Hóa ra tôi thích nó!
Không bị kích thích da, không va chạm dao cạo, không gây khó chịu khi mặc đồ là những gì tôi nhận được. Mặc dù giờ đây tôi đã chia tay nhưng vẫn để nguyên vùng vi ô lông này. Tôi khuyên bất cứ chị em nào chưa nhìn thấy vùng vi ô lông rậm rạp theo tự nhiên của mình hãy thử để một lần, có thể bạn sẽ yêu nó hơn là quyết định triệt lông vùng kín hàng tháng", Elizabeth (25 tuổi) chia sẻ.
Elizabeth khuyên bất cứ chị em nào chưa nhìn thấy vùng vi ô lông rậm rạp theo tự nhiên của mình hãy thử để một lần, có thể bạn sẽ yêu nó hơn là quyết định triệt lông vùng kín hàng tháng.
"Da vùng kín của tôi được bảo vệ khỏi sự cọ xát và kích thích"
"Các loại kem và bộ dụng cụ tẩy lông tại nhà làm tôi cảm thấy va chạm đau đớn. Waxing chuyên nghiệp không chỉ tốn kém, tốn thời gian mà còn vô cùng đau đớn. Sau 15-20 năm, tôi quyết định buông xuôi để lắng nghe cơ thể mình", Alexa (35 tuổi) cho biết. Giờ đây, cô có thể thoải mái mặc đồ ren gợi cảm mà không phải đối mặt với sự kích thích của lông vùng kín mọc dài ra.
"Để lông vùng kín mọc tự do, tôi tiết kiệm được đáng kể thời gian"
Cafly (27 tuổi) cho biết, vào một ngày nọ, cô dùng dao cạo lông vùng kín khi đang tắm và tự nghĩ, hẳn là mình sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian nếu ngừng chải chuốt chúng mỗi ngày. "Lúc đầu, không cạo lông vùng kín giúp tôi tiết kiệm 10 phút mỗi lần - trong khi mỗi tuần tôi phải làm việc này 2-3 lần. Nhưng khi ngừng cạo càng lâu thì lông càng mọc dài hơn và cuối cùng tôi đã nhìn nó một cách tận hưởng.
Bằng cách không cạo lông vùng kín, tôi kiết kiệm 20 phút mỗi tuần, tính ra cũng 7 giờ mỗi năm, quá tuyệt diệu!".
Các loại kem và bộ dụng cụ tẩy lông tại nhà làm nhiều chị em cảm thấy đau đớn khi triệt lông.
Nếu quyết định triệt lông vùng kín hãy tìm phương pháp phù hợp, tránh gây tổn thương và bệnh tật không mong muốn
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp), lông vùng kín không có nhiều tác dụng bảo vệ âm đạo như mọi người vẫn nghĩ nên việc loại bỏ sẽ không hề gây hại cho vùng kín nói riêng và sức khỏe của chị em phụ nữ nói chung. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể gặp trục trặc sức khỏe do phương pháp thực hiện không phù hợp.
BS Dung nhấn mạnh, chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông. Bởi không phương pháp nào an toàn 100%. Chẳng hạn, việc dùng dao cạo nếu không cẩn thận có thể gây xây xát. Ngoài ra, lông mọc lại sẽ rất cứng, gây khó khăn cho những lần "làm sạch" sau đó. Chưa hết, bạn sẽ cảm thấy chúng vô cùng ngứa ngáy, cộm cộm khó chịu. Khi diện đồ sẽ thấy đâm tua tủa ra bên ngoài, điều ấy đôi khi trở nên bất tiện trong những bộ đồ bó sát, không quá dày dặn...
Chị em có thể gặp phiền toái về sức khỏe không phải vì không có lông vùng kín, mà là do các phương pháp tẩy lông.
BS Dung cũng khẳng định, da vùng kín đặc biệt nhạy cảm hơn so với những vùng khác trên cơ thể nên nếu "dọn dẹp" vùng này không cẩn thận có thể dẫn đến viêm chân lông, nhất là môi trường vùng kín thường xuyên bị bịt kín, nóng và ẩm, không được thoát khí. Do đó, nếu bạn muốn "dọn dẹp vùng kín", hãy thử tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành da liễu, sản phụ khoa để tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho tình trạng của mình.
Giờ thì bạn sẽ quyết định triệt lông vùng kín hay không?
Theo Trí thức trẻ
5 sai lầm trầm trọng chị em hay mắc phải khi sử dụng băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ, nhất là số 1 Cứ mỗi kỳ "đèn đỏ" tới, hội con gái lại phải "làm bạn" với những chiếc băng vệ sinh. Thế nhưng, khi sử dụng băng vệ sinh mà không nắm rõ những nguyên tắc quan trọng thì vô tình lại làm tổn hại tới sức khỏe vùng kín. 1. Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày Nhiều bạn nữ thường sử dụng băng...