Không chỉ việc làm, giáo viên còn cần được coi trọng
Để gỡ “nút thắt” về điểm đầu vào các trường sư phạm thấp thảm hại, Bộ GDĐT cho biết, mùa tuyển sinh năm 2018 các trường đào tạo sư phạm sẽ có điểm sàn riêng. Tuy nhiên, GS-TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, điểm chuẩn đầu vào không phải là tất cả.
Không phải tất cả đều giảm
Là lãnh đạo của một trường ĐH sư phạm đứng đầu cả nước, ông nhìn nhận như thế nào về “bức tranh” tuyển sinh có phần “ảm đạm” của các trường sư phạm trong mùa tuyển sinh năm nay?
Đối với giáo viên, ngoài việc làm tiền lương còn cần sự tôn vinh của xã hội. Ảnh: T.A
Trong năm 2013, ĐH Sư phạm Hà Nội có hơn 70 học sinh được tuyển thẳng vào trường nhưng vì tình trạng dôi dư thiếu việc làm nên trong đợt tốt nghiệp vừa qua, có học sinh nói thẳng với thầy hiệu trưởng: Chúng em nghe có nhiều ưu đãi nên vào trường theo diện tuyển thẳng, nhưng vì sao khi tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm? Nếu tình trạng này tiếp diễn, khó có những học sinh giỏi khác tiếp tục con đường sư phạm”. GS-TS Nguyễn Văn Minh
- Kỳ thi năm nay có những điểm rất khác biệt so với các năm trước đó. Năm nay chủ yếu thi trắc nghiệm vì vậy kiến thức được trải dài trên diện rộng của chương trình lớp 12. Tôi muốn nhận xét chứ không so sánh. Nếu nhìn nhận một cách khách quan trên 1 phổ điểm chung có thể thấy, các trường sư phạm truyền thống điểm chênh lệch không quá lớn. ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn giữ được điểm chuẩn cao từ 17 – 27,75 điểm, ĐH Sư phạm TP.HCM và một số trường ĐH sư phạm trọng điểm vẫn giữ được “phong độ”. Tuy nhiên, điểm chuẩn giảm mạnh ở các trường ĐH địa phương đặc biệt là các trường CĐ sư phạm dẫn đến tình trạng giáo viên 3 điểm/môn làm dư luận hoang mang.
Nguyên nhân vì sao các trường CĐ sư phạm và ĐH vùng lại lâm vào tình trạng phải “vơ bèo vạt tép” trong tuyển sinh như vậy thưa ông?
Video đang HOT
- Thực tế, các trường sư phạm hiện nay đang hoạt động kèm với cơ chế tài chính. Chính vì vậy, các trường xem việc tuyển đủ chỉ tiêu là một việc quan trọng để đảm bảo hoạt động của trường. Kinh phí bổ trên đầu sinh viên, có sinh viên trường mới có kinh phí. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu để đảm bảo kinh phí hoạt động, các trường có thể sắp xếp công việc phù hợp, ví dụ thay bằng mở các ngành đào tạo mới nên tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hiện tại và có nguồn kinh phí cho các trường hoạt động thì sẽ không còn áp lực về chỉ tiêu nữa.
Ngoài ra, việc tuyển sinh của các trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn bởi sự hấp dẫn của xã hội với nghề giáo viên. Vào ngành sư phạm ngoài kỹ năng còn đòi hỏi người học phải có những tố chất đặc biệt. Tôi không bi quan về điểm chuẩn thấp mà tin tưởng vào khát vọng làm nghề giáo của những học sinh giỏi vẫn còn. Tôi chỉ muốn nói rằng, chúng ta làm sao đừng để tắt đi những khát vọng của các em. Đây là điểu mà chúng ta phải nghĩ. Để “gỡ nút thắt”, theo tôi một giải pháp thì rất khó cần phải có các giải pháp tổng thể. Đối với giáo viên thì ngoài việc làm, tiền lương còn cần sự tôn vinh của xã hội – đó là những vấn đề để giúp chúng ta tạo nên sự cộng hưởng.
Đào tạo theo nghành
Bộ GDĐT đang có kế hoạch quy hoạch và sắp xếp lại các trường ĐH, CĐ sư phạm, theo ông, việc quy hoạch này nên được thực hiện như thế nào để xóa bỏ được tình trạng giáo viên 3 điểm/môn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục?
- Tôi xin nhắc lại, thứ nhất, các trường sư phạm truyền thống vẫn đảm bảo được ngưỡng đầu vào khá tốt. Thứ hai, điểm đầu vào là một trong các tiêu chí chứ không phải tất cả. Tất nhiên điểm đầu vào cao kèm theo các tố chất khác tốt đều là giải pháp tối ưu mà chúng ta mong muốn. Để nâng cao chất lượng giáo viên, không chỉ điểm đầu vào mà tôi cho rằng chúng ta phải đi vào phân tích mấy điểm khi thực hiện quy hoạch lại: Thứ nhất dự báo về dân số quốc gia, thứ hai sự phân bố dân số theo vùng miền khác nhau, thứ 3 là nguồn lực (trong từng giai đoạn cần bao nhiêu?).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GDĐT cần có những biện pháp thực tế để khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ, như khảo sát chuyển đổi giáo viên, chuẩn hóa nâng trình độ. Các trường ở địa phương cần có quy hoạch lại, đảm bảo đào tạo đủ, không thừa thiếu, ưu tiên các trường sư phạm trọng điểm. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GDĐT cần có những “đặt hàng” về đào tạo sư phạm ngay trong năm nay.
Từ việc phân tích đó sẽ đưa ra sơ đồ sắp xếp các trường: Trường nào sẽ là trường trọng điểm? Trường nào là vệ tinh? Cơ sở nào chủ yếu để đào tạo? Cơ sở nào chỉ để bồi dưỡng? Bởi lẽ, chúng ta không thể đầu tư một cách dàn trải được. Nếu cứ bình quân mãi chúng ta sẽ không thể có nhiều trường đỉnh cao. Cũng từ những phân tích này, chúng ta sẽ đưa ra được những dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực, công bố rõ ràng để học sinh thấy được có nên vào ngành này hay không?
Ngoài việc quy hoạch, cần phải có những thay đổi về chính sách ưu đãi cho cả sinh viên sư phạm và trường sư phạm. Ví dụ như chính sách miễn giảm học phí, khoảng chục năm trước chính sách này vẫn thu hút được rất nhiều học sinh giỏi vào sư phạm, nhưng vài năm gần đây thì chững lại. Điều đó để nói lên rằng, một chính sách chỉ có tác dụng ưu việt trong giai đoạn nhất định. Cho nên chúng ta cần thay đổi. Đối với các trường sư phạm cũng vậy. Vì kinh phí là đổ lên đầu sinh viên, sinh viên nhiều thì trường có kinh phí nhiều. Mong muốn của Bộ trưởng cũng là chúng ta đào tạo theo ngành chứ không phải đào tạo theo đầu sinh viên. Khi quy hoạch lại trường, sắp xếp lại sứ mệnh đào tạo đi kèm với kinh phí, các trường sẽ không bị áp lực chỉ tiêu nữa thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực về chất lượng đầu vào sinh viên một cách tự nhiên không gò ép.
Để quy hoạch lại các trường sư phạm, có lẽ sẽ phải chờ một thời gian khá dài nữa đúng không thưa GS?
- Được biết, sau khi xây dựng xong đề án quy hoạch lại các trường, lãnh đạo Bộ GDĐT sẽ phải kiểm tra rất cần thận để trình lên Chính phủ. Chính phủ là nơi duyệt chứ không phải Bộ GDĐT. Các trường ĐH sáp nhập và chia tách như thế nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tôi nghĩ là nếu Bộ GDĐT quyết liệt làm như thời gian gần đây thì chúng ta sẽ không phải chơi lâu đâu. Những vấn đề có tính cấp bách với đất nước, đang được cả xã hội quan tâm thì không thể chậm chễ được.
Cảm ơn ông!
Theo Danviet
Bộ trưởng Nhạ: Sư phạm "u ám" nhưng không được... sốt ruột
Lo lắng về "thảm họa" điểm đầu vào sư phạm quá thấp trong mùa tuyển sinh năm nay, lãnh đạo nhiều trường ĐH đã lên tiếng "hiến kế" để giải cứu ngành sư phạm.
Thí sinh giỏi đổ xô vào các trường An ninh, Quân đội trong khi ngành sư phạm "ế chỏng chơ" phải lấy mức điểm chuẩn đầu vào thấp đến... thảm họa là vấn đề được lãnh đạo các trường ĐH đưa ra mổ xẻ nhiều trong những ngày qua.
Trả lời phóng viên Dân Việt xung quanh vấn đề này, ngày 11.8, TS Lương Công Nhớ - Hiệu trưởng ĐH Hàng Hải Việt Nam cho rằng, xu hướng đó là tất yếu. Thí sinh vào các trường An ninh, Quân đội được "bảo trợ" từ A - Z, không chỉ không phải lo học phí mà còn được miễn phí ăn, ở, quần áo đồng phục. Điểm quan trọng nhất là ra trường không sợ thiếu việc làm. Trong khi đó sư phạm thì sao? Hiện đang có mấy chục ngàn giáo viên thất nghiệp. "Tôi cho rằng, một số ngành đất nước cần, xã hội cần nhưng sinh viên... không cần thì nên có chính sách hỗ trợ phù hợp để duy trì được chất lượng. Nếu ngành giáo dục giải được bài toán việc làm cho sinh viên sư phạm thì chắc chắn điểm đầu vào sư phạm sẽ tăng" - ông Nhớ nói.
GS. TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì cho rằng, Các trường CĐ sư phạm ở các địa phương đang tuyển sinh vượt ra khỏi sự kiểm soát của Bộ GD ĐT. Theo ông Minh, cần sớm có giải pháp trả lại công tác giáo dục về chính cho ngành giáo dục chứ không thể để trôi nổi cho các địa phương quản lý.
Giải thích điều này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD ĐT) cho biết, tuần tới Bộ sẽ có buổi họp chuyên đề riêng với các trường ĐH sư phạm về vấn đề này. Theo bà Phụng, Bộ GD ĐT đang xây dựng đề án quy hoạch lại hệ thống các trường đào tạo sư phạm theo đúng chuẩn.
Nếu ngành giáo dục giải được bài toán việc làm cho sinh viên sư phạm thì chắc chắn điểm đầu vào sư phạm sẽ tăng (Ảnh minh họa IT).
"Bộ sẽ xây dựng chuẩn riêng cho các trường đào tạo sư phạm. Sau đó, Bộ sẽ rà soát theo chuẩn để phân loại các trường. Trường nào mạnh, đạt chuẩn sẽ được đầu tư, trường nào yếu, điểm chuẩn thấp vẫn không có người học sẽ phải đóng cửa, giải thể hoặc sát nhập trở thành trường vệ tinh của các trường lớn. Khi làm được điều đó sẽ có giải pháp "đặt hàng" đầu ra cho các cử nhân sư phạm. Những em nào học giỏi sẽ được ưu tiên về việc làm sau khi ra trường. Đề án sẽ có những giải pháp để ngành sư phạm không bị thị trường can thiệp chi phối về đầu vào, đầu ra" - bà Phụng nói.
Quy mô đào tạo của các trường ĐH Sư phạm hiện nay.
Nhấn mạnh thêm, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm cần thời gian, quá trình chứ không thể chỉ trong vòng 1-2 năm.
"Ngành sư phạm đang "u ám" nhưng chúng ta không được sốt ruột, sốt ruột là hỏng. Bộ GD ĐT đã có kế hoạch chỉnh đốn lại hệ thống đào tạo sư phạm, sẽ làm quyết liệt nhưng không ồ ạt. Tất cả những bức xúc Bộ GD ĐT đã nhìn thấy hết như chính sách đầu tư, tuyển dụng, chế độ đãi ngộ của ngành. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, để khắc phục cần có thời gian" - ông Nhạ nói.
Ông Nhạ cũng cho rằng, đối với ngành sư phạm điểm đầu vào không phải là thứ duy nhất. Bởi lẽ, giáo viên không chỉ cần kiến thức mà còn cần tài năng, kỹ năng. Ví dụ như giáo viên mầm non cần kỹ năng về múa hát và phẩm chất yêu trẻ... những thứ đó một thí sinh điểm đầu vào cao chưa chắc đã có được.
Theo Danviet
3 điểm mỗi môn vẫn trúng tuyển vào ngành sư phạm Nhiều trường cao đẳng ở địa phương có mức điểm chuẩn cho tổ hợp 3 môn chỉ "loanh quanh" 9, 10. Điều này khiến dư luận lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai. Năm nay, mặt bằng điểm thi THPT quốc gia cao nên điểm chuẩn nhiều ngành tăng kỷ lục. Tuy nhiên, điều này lại đi ngược với ngành...