Không chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng gần 3.500 đồng/lít
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề xuất bỏ quỹ bình ổn xăng dầu để giá cả vận hành theo thị trường. Tuy nhiên, hiện tại đây là mặt hàng thiết yếu nên Nhà nước vẫn quản lý.
Chiều 5/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, nhiều phóng viên đặt câu hỏi đến việc điều hành giá xăng, cũng như nguy cơ vỡ quỹ bình ổn xăng dầu do liên tục phải xả để giữ giá không tăng mạnh.
Trả lời, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin thêm về quỹ bình ổn xăng dầu cũng như quan điểm của ông về việc để thị trường vận hành đúng giá.
Theo ông Hải, khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu về nước sẽ trích 300 đồng/lít vào quỹ bình ổn xăng dầu. Quỹ này nằm tại chính doanh nghiệp đầu mối, không phải nằm ở cơ quan quản lý Nhà nước. Khi nào cơ quan Nhà nước yêu cầu trích, doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Hiện tại đang có 9/28 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đang âm quỹ bình ổn. Ảnh: Việt Linh.
Thông tin về nguy cơ vỡ quỹ, ông Hải cho biết hiện tại có 9/28 doanh nghiệp đầu mối báo âm quỹ. Những doanh nghiệp đầu mối lớn, hoạt động lâu năm đều kết dư quỹ. Vị này đặt giả thiết có thể một số doanh nghiệp mới thành lập, quỹ chưa kết dư nhiều nên khi trích nhiều có thể bị âm.
Ông Hải đề xuất nên bỏ để giá xăng vận hành theo cơ chế thị trường.
“Tôi cho rằng tốt nhất là nên bỏ quỹ để giá xăng dầu vận hành theo thị trường. Tuy nhiên hiện tại thị trường xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo đúng bản chất thị trường, do có sự điều hành của Nhà nước nên vẫn cần thiết phải có quỹ bình ổn”, ông nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng thông tin thêm về 2 lần trích quỹ bình ổn giá xăng dầu gần nhất, trong 2 kỳ điều chỉnh xăng dầu ngày 18/3 và 2/4.
Video đang HOT
Tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 18/3 lại trùng vào thời điểm tăng giá điện (20/3). Khi đó giá xăng dầu thế giới tăng, nếu tăng giá trong nước thì sẽ dẫn tới “tăng kép”, ảnh hưởng đến tâm lý người dân và giá cả các mặt hàng khác.
Do đó, liên bộ Công Thương – Tài chính đã áp dụng biện pháp trích quỹ bình ổn hơn 2.000 đồng/lít để giữ giá bán lẻ trong nước không tăng.
Đến kỳ điều chỉnh ngày 2/4, giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, gây áp lực tăng giá tới giá xăng dầu trong nước. Để giữ giá xăng trong nước không tăng quá mạnh, liên bộ Tài chính – Công Thương lại quyết định “xả” tiếp quỹ bình ổn xăng dầu ở mức cao. Tại kỳ điều chỉnh này, giá xăng E5 RON 92 đã tăng 1.377 đồng/lít.
“Nếu tiếp tục trích quỹ để giữ giá thì lấy tiền đâu mà bù nữa. Còn giá xăng dầu dù có tăng 100 đồng cũng là điều không ai muốn, vì sẽ ảnh hưởng tới đời sống người dân và sản xuất của doanh nghiệp”, ông Hải nói về quyết định tăng giá khi đó.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/4, nhấn mạnh để tăng 1.377 đồng với xăng E5 RON 92, Quỹ bình ổn đã chi ra 2.042 đồng/lít. Nếu không chi quỹ, mức giá tăng có thể lên tới 3.419 đồng/lít.
Tương tự, quỹ bình ổn cũng chi 1.304 đồng/lít cho xăng A95. Nếu không chi quỹ, xăng A95 có thể phải tăng 2.788 đồng/lít.
Trước đó, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu ừ 17h ngày 2/4.
Theo đó, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.377 đồng/lít; xăng RON 95-III tăng 1.484 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg.
Theo Thanhnien
Thứ trưởng Bộ Công Thương muốn bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu để "cong ăn cong, thẳng ăn thẳng"
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khi nói về Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong cuộc họp báo thường kỳ của bộ chiều ngày 5-4.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định xăng dầu hiện đang được điều hành theo Nghị định 83, tiến dần theo cơ chế thị trường.
Theo ông Hải, hiện cả nước có 28 đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, sắp tới sẽ tăng lên vì hiện đang xét thêm một số đầu mối. "Bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng Nghị định 83 đều được cấp phép hoạt động"- ông Hải nhấn mạnh.
Trước những băn khoăn về giá xăng "tăng sốc" trong kỳ điều hành vừa qua, ông Đỗ Thắng Hải cho biết Nghị định 83 đã có công thức tính, trong đó quy định rõ các thành phần từ thuế cho đến các thành phần cấu thành khác. Cùng với đó, giá xăng dầu bình quân 15 ngày được lấy theo giá Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lý giải về việc giá xăng tăng sốc vào ngày 2-4
Sau hai kỳ điều hành giá gần nhất đều xả mạnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp kêu lỗ, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay theo số liệu gần nhất được thống kê tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 2-4 chỉ có 9/28 doanh nghiệp đầu mối âm.
Ông Đỗ Thắng Hải đã dành thời gian phân tích khá kỹ về việc tăng giá xăng, dầu trong kỳ điều hành ngày 2-4 vừa qua, trong bối cảnh các mặt hàng dầu thành phẩm bình quân 15 ngày trên thị trường Singapore giảm, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền cũng giảm.
Đại diện cơ quan điều hành giá cho rằng phải xét cả kỳ điều hành trước đó vào ngày 18-3 để hiểu rõ hơn. Cụ thể, tại kỳ điều hành ngày 18-3, muốn giữ được giá xăng dầu, Liên bộ Công Thương - Tài chính phải báo cáo các cấp thẩm quyền để xin xả quỹ bình ổn tới 2.800 đồng cho 1 lít xăng E5RON92, 2.000 đối với RON95, dầu diesel và hoả đều phải xả quỹ hơn 1.000 đồng/lít để giữ giá.
Về nguyên nhân phải giữ giá, ông Hải cho biết là theo chỉ đạo của Chính phủ vì không muốn tác động chồng chéo do giá điện cũng sẽ tăng từ ngày 20-3.
Hiện nay chưa thể bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
"Nếu ngày 2-4 vừa rồi không tăng giá xăng dầu thì vẫn phải bù hơn 2.000-2.800 đồng/lít với các mặt hàng xăng và hơn 1.000 đồng/lít với dầu. Riêng dầu diesel dù giá thế giới giảm 0,17% nhưng nếu bỏ xả quỹ đi thì vẫn phải tăng bởi nếu tiếp tục bù thì lấy đâu ra nữa mà bù"- ông Hải lý giải.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, ngân sách không bỏ 1 đồng nào để can thiệp vào xăng dầu, không có quỹ này thì cứ "cong ăn cong thẳng ăn thẳng", giá thế giới tăng thì tăng, giảm thì giảm.
Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông Đỗ Thắng Hải cho biết theo ý kiến cá nhân thì ông mong muốn "bỏ càng sớm càng tốt". Mặc dù vậy, ông Hải cho rằng việc bỏ Quỹ ở thời điểm hiện tại là chưa phù hợp với Việt Nam.
Tại kỳ điều hành ngày 2-4, giá xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít, lên mức 18.588 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.484 đông/lit với mức bán lẻ 20.033 đông/lit.
Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng giá từ 1.000 đồng/lít trở lên. Cụ thể, dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít với giá bán từ 17 giờ chiều nay là 17.087 đồng/lít; cầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít lên mức 15.971 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg với giá bán lẻ không cao hơn 15.210 đồng/kg.
Mức chi Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu vẫn ở mức cao. Xăng E5RON92 chi 2.042 đồng/lít (kỳ trước chi 2.801 đồng/lít); xăng RON95 là 1.304 đồng/lít (kỳ trước chi 2.061 đồng/lít); dâu mazut: 362 đông/kg (kỳ trước chi 1.640 đồng/kg).
Minh Chiến
Theo Nguoilaodong
Kỷ luật 3 cá nhân liên quan đến vi phạm xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Liên quan đến vi phạm xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng tận chân cầu thang máy bay, Bộ Công Thương xem xét kỷ luật 3 người, gồm nhân viên lễ tân, trưởng phòng lễ tân và lãnh đạo Văn phòng Bộ với hình thức khiển trách và kiểm điểm rút kinh nghiệm. Quang cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng...