Không chỉ nhà đầu tư nhỏ lẻ, hầu hết các quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam đều thua lỗ trên 30% trong quý 1/2020
Do đặc điểm “đi tiền lớn” nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong quý 1 đã ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kết thúc quý 1/2020, chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, tương ứng mức giảm 31,06% so với đầu năm, đánh dấu quý “tồi tệ” nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay.
Diễn biến kém tích cực của thị trường thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ và các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng. Thống kê cho thấy hầu hết các quỹ lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm từ 30% trở lên.
Quỹ ngoại quy mô hàng đầu thị trường Việt Nam Dragon Capital VEIL ghi nhận hiệu suất quý 1 âm 34,36% và là quỹ có hiệu suất thấp gần nhất trong số các quỹ được chúng tôi thống kê.
Không khá hơn là bao, các quỹ lớn như KIM Vietnam Growth Securities, JPMorgan VOF, VNM ETF, Yurie Vietnam Alpha Securities…cũng đều có hiệu suất quý 1 âm quanh ngưỡng 30%. Đây là mức giảm tương đương với VN-Index và VN30 Index.
Video đang HOT
Do đặc điểm “đi tiền lớn” nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Quỹ đầu tư hiệu quả nhất quý 1 là VOF VinaCapital khi NAV/Shares chỉ âm 20,88%, thấp hơn nhiều mức giảm hơn 30% của VN-Index và VN30 Index. Nguyên nhân VOF VinaCapital “chiến thắng” thị trường đến từ việc thời gian gần đây quỹ phân bổ danh mục sang trái phiếu, cũng như đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity), qua đó giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán tới danh mục. Báo cáo cuối tháng 2/2020 cho biết tỷ trọng trái phiếu, Private Equity trong danh mục VOF VinaCapital vào khoảng 25%, trong khi tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, Upcom gần 75%.
Một quỹ “chiến thắng” thị trường khác là VFMVF1 do VFM quản lý với hiệu suất quý 1 âm 27,22%, thấp hơn mức giảm của VN-Index và VN30 Index. Tương tự như VOF VinaCapital, danh mục của VFMVF1 cũng có khoảng 16% chứng khoán nợ (trái phiếu), điều này giúp quỹ ít chịu ảnh hưởng từ thị trường chung hơn so với các quỹ 100% cổ phiếu.
Trái với diễn biến kém tích cực của các quỹ cổ phiếu, các quỹ đầu tư trái phiếu tiếp tục duy trì lợi nhuận tương đối ổn định trong quý 1.
Nổi bật nhất trong các quỹ trái phiếu phải kể tới BVBF của Bảo Việt Fund khi có mức tăng trưởng lên tới 5,8% trong quý 1/2020. Trong khi đó, các quỹ khác như VCBF, VNDBF, VFMVFB, TCBF có mức tăng trưởng trong khoảng 1,7% – 2% trong quý 1.
Có thành tích “tệ” nhất trong các quỹ trái phiếu là SSIBF của SSIAM khi tăng trưởng quý 1 là âm 1,5%. Việc quỹ trái phiếu này có hiệu suất âm do quỹ vẫn đầu tư một phần vào cổ phiếu. Theo báo cáo SSIBF, quỹ hiện đang phân bổ khoảng 12,5% vào cổ phiếu và 81,32% vào tài sản có thu nhập cố định.
Minh Anh
Tỷ trọng cổ phiếu CTG trong danh mục Pyn Elite Fund tiếp tục tăng mạnh trong tháng 2
3 cổ phiếu lớn nhất danh mục quỹ đều là cổ phiếu ngân hàng, bao gồm TPB (10,49%), CTG (9,57%) và HDB (9,24%). Trong đó, CTG đã được tăng tỷ trọng từ 8,94% vào cuối tháng 1 (lớn thứ 4) lên 9,57% (lớn thứ 2) trong danh mục.
Pyn Elite Fund, quỹ đầu tư với quy mô 395 triệu Euro (440 triệu USD) vừa công bố báo cáo tháng 2 với nhiều điểm đáng chú ý.
Trong báo cáo, Pyn Elite Fund đánh giá tháng 2 là giai đoạn hỗn loạn với TTCK toàn cầu khi nhiều trường hợp nhiễm Corona virus tại các quốc gia Hàn Quốc, Ý...Chỉ số VN-Index giảm 5,8% bởi ảnh hưởng từ VIC, SAB, BID...trong khi NAV/Shares của Pyn Elite Fund chỉ giảm 2,8% do ảnh hưởng chủ yếu từ CII (-12,2%), VEA (-9,1%) và MWG (-3,9%).
Trong 2 tháng đầu năm, NAV/Shares của Pyn Elite Fund giảm 3,66%, tích cực hơn so với mức giảm của VN-Index (-8,2%) do danh mục quỹ nắm giữ tỷ trọng lớn cổ phiếu ngân hàng. Đây là nhóm cổ phiếu có biến động tương đối tích cực từ đầu năm tới nay, tiêu biểu là CTG.
3 cổ phiếu lớn nhất danh mục quỹ đều là cổ phiếu ngân hàng, bao gồm TPB (10,49%), CTG (9,57%) và HDB (9,24%). Trong đó, CTG đã được tăng tỷ trọng từ 8,94% vào cuối tháng 1 (lớn thứ 4) lên 9,57% (lớn thứ 2) trong danh mục.
Pyn Elite Fund cho biết đã tận dụng nhịp điều chỉnh của thị trường để cơ cấu danh mục đầu tư. Top 12 khoản đầu tư của quỹ có sự xuất hiện của ACV với tỷ trọng 2,3%, trong khi cái tên bị loại là FCN.
Cơ cấu danh mục Pyn Elite Fund hiện có 93% là cổ phiếu, trong khi tỷ trọng tiền mặt là 7%. Cách đây ít ngày, Pyn Elite Fund đánh giá thị trường Việt Nam đang được định giá rất rẻ và là thời điểm tốt để "tất tay".
Theo báo cáo, Pyn Elite Fund cho rằng giữa những tin xấu, Việt Nam đã trở thành điểm sáng ngăn chặn đà lây lan của Corona virus khi chỉ có 16 trường hợp dương tính và đều đã khỏi bệnh. Đây là điều không tệ cho một quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc.
Về mặt vĩ mô, Pyn Elite Fund đánh giá các hãng hàng không, doanh nghiệp liên quan đến du lịch và các doanh nghiệp dầu khí đã có một tháng khó khăn. Tuy vậy xuất khẩu nông sản vẫn khá tốt trong bối cảnh dịch bệnh. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD, chỉ giảm 4,3% so với cùng kỳ, xuất khẩu thủy sản giảm 15,9% xuống 932 triệu USD và xuất khẩu gia súc, gia cầm đạt 74 triệu USD, giảm 9,6%.
PMI Việt Nam tháng 2 giảm xuống 49 điểm, từ mức 50,6 điểm trong tháng 1 do đơn đặt hàng mới giảm và nguồn cung hàng hóa Trung Quốc không đủ đẩy giá đầu vào tăng. Tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn mong đợi sự cải thiện về sản lượng trong 12 tháng tới.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
NAV của Quỹ đầu tư cổ phiếu TCBF giảm 18,04% sau 3 năm Giá trị tài sản của Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom (TCEF) do Công ty Quản lý quỹ Kỹ thương quản lý vừa công khai, tại kỳ giao dịch ngày 7/2/2020, cho thấy có sự sụt giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến bất lợi. Theo đó, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đạt 81 tỷ...