Không chỉ là nắng nóng, đây là kẻ thù số 1 của con người trong ngày Hè: Hãy nghe chuyên gia nói!
Trong những ngày hè, không chỉ có nắng nóng khiến con người mệt mỏi, còn có một ‘kẻ thù’ vô hình khác tác động đến sức khỏe chúng ta.
Theo số liệu Chỉ số tia UV (UV Index) cập nhật hàng ngày của WoEurope.EU, ngày 21/5/2020 – khi Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta bước vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng, Chỉ số tia UV tại riêng thủ đô Hà Nội đo được là 10 – Mức rất nguy hiểm (cao nhất trong nhóm báo động Đỏ) theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Điều này có nghĩa là UV Index 10 có nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là da và mắt.
Thang đo ứng với màu sắc của Chỉ số UV. Nguồn: WHO.
Đến ngày 22/5, khi nắng nóng đã giảm nhiệt thì UV Index đo được đã giảm xuống còn 7 (mức cao, màu vàng cam). Dự báo đến ngày 25/8, Chỉ số UV ở mức 8.
Dù vậy, các chuyên gia thuộc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người dân khi ra đường nên trang bị những vật dụng cần thiết để che chắn cho da, mắt. Đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực, nên ở trong nhà vào những giờ nắng cao điểm từ 10 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Sở dĩ, các chuyên gia FDA đưa ra khuyến cáo như vậy là vì tia UV có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, có thể gây các bệnh về da như cháy nắng, lão hóa sớm, ung thư da – cũng như các bệnh về mắt như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc…
Vậy, tia UV là gì? Bức xạ tia UV là gì và Chỉ số UV được đo như thế nào? Nếu hiểu rõ các vấn đề này, bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân và người thân trong những ngày hè nắng nóng sắp tới.
1. TIA UV, BỨC XẠ UV LÀ GÌ?
UV là từ tiếng Anh viết tắt của Ultraviolet, có nghĩa là tia cực tím hoặc tia tử ngoại. Nguồn tự nhiên phát ra tia cực tím là Mặt Trời, các ngôi sao trẻ khổng lồ trong vũ trụ.
Theo Hiệp hội Vật lý Y tế Mỹ (HPS), “nguồn nhân tạo phát ra tia UV bao gồm buồng tắm nắng, ánh sáng màu đen, đèn diệt khuẩn, đèn hơi thủy ngân, đèn halogen, đèn phóng điện cường độ cao, nguồn huỳnh quang, đèn sợi đốt, và một số loại tia laser.”
Bức xạ UV chỉ là một dạng của bức xạ và nó được đo trên thang đo khoa học gọi là phổ điện từ (EM).
Mặt Trời tạo ra 3 loại tia bức xạ UV chính, gồm:
- Bức xạ UVA: Có bước sóng dài nhất, dao động từ 315 – 400 nm. Không bị tầng Ozone hấp thụ, truyền qua khí quyển Trái Đất. UVA có bước sóng dài nhất nên có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì). 99% tia UV đến được mặt đất, tiếp xúc với cơ thể người thuộc dạng bức xạ UVA, với một lượng nhỏ bức xạ UVB.
Tác hại: Cháy nắng, làm đen da, gây lão hóa da; Gây thoái hóa hoàng điểm ở mắt.
- Bức xạ UVB: Có bước sóng dài thứ hai, dao động từ 280 – 315 nm. Loại bức xạ này bị tầng Ozone hấp thụ phần lớn. UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì).
Video đang HOT
UVA có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì), UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì). Ảnh: Internet
Tác hại: Gây say nắng, tổn thương da. Nếu tiếp xúc lâu/thường xuyên dưới ánh nắng, có thể gây ung thư da; Gây các bệnh ở mắt: Viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng; Gây ức chế hệ thống miễn dịch.
- Bức xạ UVC: Có bước sóng ngắn nhất, dao động từ 100 – 280 nm. Tất cả UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi tầng Ozone, hơi nước, Oxy và CO2.
Tác hại: Đây là bức xạ UV có năng lượng cao nhất, có thể gây ung thư da trong thời gian tiếp xúc ngắn dưới ánh nắng.
2. CHỈ SỐ TIA UV LÀ GÌ?
Chỉ số tia cực tím (UVI) là thang đánh giá, với các số từ 1 đến 11, cho biết lượng tia UV gây hại cho da, mắt đến bề mặt Trái Đất vào ban ngày.
Chỉ số UV hàng ngày dự báo lượng UV đến khu vực của bạn vào buổi trưa khi Mặt Trời đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời. Số lượng UVI càng cao, bạn sẽ tiếp xúc với các tia UV càng mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển một hệ thống màu sắc được quốc tế công nhận tương ứng với mức độ UVI.
Theo đó (xem hình):
Khuyến cáo người dân tự cách bảo vệ sức khỏe theo UVI. Nguồn: WHO.
- UVI từ 1 đến 2: Bạn không cần che chắn, và có thể ở ngoài trời an toàn.
- UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Nên đi vào chỗ râm.
- UVI từ 8 đến 11: Bảo vệ tối ưu cơ thể: Tránh ra đường vào các giờ nắng nóng cao điểm. Đi vào chỗ râm mát, thực hiện các biện pháp che chắn cần thiết ở bước 2.
3. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ UV
Theo WHO, dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ (cao-thấp) của tia UV:
- Mặt Trời: Mức độ bức xạ UV mạnh nhất vào buổi trưa khi Mặt Trời ở điểm cao nhất trên bầu trời. Do đó, bức xạ UV thay đổi theo thời gian trong ngày và thời gian trong năm, với mức tối đa xảy ra khi Mặt Trời ở độ cao tối đa, vào khoảng giữa trưa trong những tháng mùa hè.
- Vĩ độ: Vĩ độ càng gần xích đạo, mức độ bức xạ UV càng cao. Nguyên nhân là vì tầng Ozone ở khu vực xích đạo mỏng hơn một cách tự nhiên, do đó ít có khả năng hấp thụ bức xạ UV.
- Độ che phủ của mây: Mức độ bức xạ UV cao nhất trên bầu trời không có mây. Tuy nhiên, không có điều ngược lại, bởi ngay cả khi trời nhiều mây, mức độ bức xạ UV có thể cao do sự tán xạ bức xạ UV bởi các phân tử nước và các hạt mịn trong khí quyển.
UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Ảnh minh họa: Internet
- Độ cao: Độ cao là một yếu tố góp phần vào mức độ tia UV. Với mỗi 1000 mét tăng độ cao, mức độ UV tăng từ 10% đến 12%.
- Tầng Ozone: Ozone có vai trò lớn trong việc hấp thụ UVC (tia cực tím có năng lượng cao nhất). Tuy nhiên, nếu tầng này bị mỏng hoặc thủng thì lượng UVC lọt xuống mặt đất tăng lên.
- Phản xạ mặt đất: Bức xạ UV bị phản xạ hoặc tán xạ đến các mức độ khác nhau bởi các bề mặt khác nhau, ví dụ như tuyết có thể phản xạ tới 80% bức xạ UV, cát bãi biển khô khoảng 15% và bọt biển khoảng 25%.
Ngoài ra, các vật dụng như kính râm (được đánh giá bảo vệ mắt khỏi tia cực tím), mũ rộng vành và kem chống nắng có thể giúp bảo vệ mắt và da của bạn khỏi tia UV.
4. SỰ SUY GIẢM TẦNG OZONE VÀ TÁC HẠI ĐẾN CƠ THỂ NGƯỜI
Tia UVC dù đã bị tầng Ozone hấp thụ, tuy nhiên, do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người nên tầng Ozone đang bị suy yếu, có nơi bị thủng tầng Ozone. Vô hình chung cho phép các bức xạ tia cực tím năng lượng cao (UVC) lọt xuống bề mặt Trái Đất, gây tác động trầm trọng đến sức khỏe con người.
Khi tầng Ozone trở nên mỏng hơn, bộ lọc bảo vệ được cung cấp bởi khí quyển sẽ giảm dần. Do đó, con người và môi trường tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn và đặc biệt là mức độ UVB/UVC cao hơn có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người, động vật, sinh vật biển và đời sống thực vật.
Các mô hình tính toán dự đoán rằng giảm 10% Ozone tầng bình lưu có thể gây ra thêm 300.000 ca ung thư da không phải khối u ác tính và 4.500 ca ung thư da khối u ác tính; đồng thời gây ra từ 1,6 đến 1,75 triệu ca đục thủy tinh thể trên toàn thế giới mỗi năm.
Mặt tốt của tia UV:
Theo tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh (Cancer Research UK), mặc dù tiếp xúc với tia UV có thể dẫn đến ung thư da, một số tình trạng da có thể được điều trị bằng ánh sáng tia cực tím, ví dụ như liệu pháp điều trị bằng tia cực tím Psoralen (PUVA).
Hiểu về tia UV, mức độ của chúng sẽ giúp bạn và người thân tự bảo vệ mình trong những ngày hè nắng nóng.
3 sai lầm về chống nắng vào mùa hè khiến cơ thể bị tàn phá
Không phải ai cũng có biện pháp chống nắng đúng và hiệu quả, đa số mọi người đều có những suy nghĩ sai lầm giống nhau.
Ảnh minh họa
Trong những ngày nắng nóng, mặc áo khoác, đeo kính râm hay thoa kem chống nắng là những cách đơn giản giúp bảo vệ sức khỏe, cũng như giảm thiểu các tác động của tia cực tím gây hại cho da.
Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp chống nắng không đúng cách sẽ phản tác dụng, khiến làn da càng xấu hơn. Cùng điểm qua 3 hiểu nhầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi chống nắng vào mùa hè.
1. Mặc đồ sáng màu giúp cơ thể mát hơn?
Nhiều người vẫn truyền miệng rằng khi trời nắng nóng, mặc trang phục tối màu sẽ tăng hấp thu tia cực tím, khiến làn da đen sạm. Tuy nhiên, đồ màu đen lại có tác dụng chống tia cực tím rất tốt.
Để chứng minh về điều này, đội ngũ sản xuất chương trình của Đài MBS (Nhật Bản) đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ. Các nhân viên được mặc một nửa áo màu xanh và nửa còn lại là màu trắng. Họ phơi mình dưới nắng trong suốt 3 tiếng.
Kết quả cho thấy, vùng da cơ thể khoác áo màu trắng bị rám nắng. Theo Yuri, một bác sĩ da liễu Nhật Bản, màu trắng có khả năng chống tia cực tím thấp nhất, chỉ có thể ngăn 85% tia cực tím. Ngược lại, trang phục tối màu ngăn chặn tia UV tốt hơn, trong đó màu xanh đạt 98% và màu đen là 99,5%.
2. Kính râm màu tối ngăn tia cực tím?
Trên thực tế, khả năng ngăn chặn tia cực tím ở kính râm không dựa vào vào màu kính (đậm, nhạt) mà phụ thuộc vào chất liệu làm kính.
Nếu mắt kính không có khả năng lọc tia tử ngoại, một lượng lớn tia này lọt vào mắt sẽ gây ra các tổn thương như: thoái hóa điểm vàng, hạt kết giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Các chuyên gia khuyên rằng kính râm chỉ có tác dụng ngăn tia cực tím trong vòng 5 năm. Vì vậy, chúng ta cần thay thế kính thường xuyên, giúp mắt được bảo vệ toàn diện. Ngoài ra, ngay cả khi đã đeo kính, mọi người cũng không nên nhìn trực tiếp lên mặt trời để tránh các bệnh mãn tính về mắt.
3. Chỉ bôi kem chống nắng một lần là đủ?
Sai lầm của nhiều người đó chính là chỉ thoa kem chống nắng một lần vào buổi sáng. Theo Dean Miura, một chuyên gia da liễu Nhật Bản, kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ da trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Do đó, sau 2 tiếng, mọi người cần phải bôi lại kem như các bước ban đầu.
Chuyên gia này cũng nhắc nhở, khi thoa kem chống nắng, hãy tán nhẹ và vỗ đều để các hợp chất lấp đầy một số bề mặt lõm trên da.
Quan trọng nhất là phải bôi kem chống nắng ít nhất 20-30 phút trước khi đi ra ngoài. Kem sẽ không phát huy tác dụng ngay lập tức mà mất một khoảng thời gian nhất định để lớp sừng hấp thụ kem giúp bảo vệ làn da.
Virus corona có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày Một nghiên cứu mới tại Italia cho thấy, SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày, lâu hơn trong mũi. Virus corona có thể tồn tại trong mắt người tới 20 ngày. Ảnh Sức khỏe đời sống. Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống thông tin, kết luận của Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Italia (NIIT) ở...