Không chỉ Gen Z, “Em Và Trịnh” khiến nhiều thế hệ khán giả bồi hồi về thời kì âm nhạc rực rỡ
Không chỉ là dự án gây ấn tượng với mọi đối tượng khán giả về âm nhạc và câu chuyện được truyền cảm hứng từ cuộc đời của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, “ Em Và Trịnh” còn là từ khóa được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội trong thời gian gần đây.
“Em Và Trịnh”: Câu chuyện tình yêu, thân phận mà ai cũng có thể tìm thấy mình
Với người xem thuộc thế hệ trước, các bài hát của Trịnh Công Sơn sử dụng trong phim không hề xa lạ. Ai từng trải qua thời kỳ trước và sau 1975, ắt hẳn những giai điệu của “Da Vàng”, “Ta Đã Thấy Gì Trong Đêm Nay” hay “Tình Sầu” chính là hồi ức đầy tươi đẹp, rực rỡ về tình yêu nước, về thời kỳ kháng chiến, về những đêm xuống đường mà chỉ cần vang lên thì ai cũng có thể hòa điệu và hát theo.
Thế hệ “Ông, Bà” đến rạp để được sống lại với câu chuyện tình yêu của một thời tuổi trẻ đã đi qua
Trong khi đó, người xem thuộc thế hệ 8X, 9X đến Gen Z – đối tượng khán giả chiếm gần 60% – 70% khán giả ra rạp, lại có thể thỏa mãn bởi cấu tứ và cách lựa chọn đề tài gần gũi. Đó là tình yêu. Vì dù ở thời đại nào, tình yêu luôn là nguồn cảm hứng và chất xúc tác bất tận cho tâm hồn.
Khán giả trẻ kín rạp
Và việc mượn hình tượng Trịnh Công Sơn với những lát cắt về cuộc đời, trải dài từ những năm thanh xuân đến tuổi trung niên, để nói về những rung động lẫn suy tư của một chàng trai trong tình yêu, lãng mạn hóa tất cả cảm xúc ấy thành âm nhạc đã tạo nên những thăng hoa nhất định. Như một khán giả nhận định: “Nếu bạn bỏ qua tên đầy đủ của nhân vật chính và một vài nhân vật quen thuộc khác, “Em Và Trịnh” thực chất là một chuyện tình và thân phận của một chàng nghệ sĩ tài năng và lãng mạn”.
Một bài review đang thu hút rất nhiều bình luận.
Những bình luận đồng cảm về những thước phim “Em Và Trịnh” mang đến.
Cùng với câu chuyện dễ tìm thấy trong mọi thời đại, âm nhạc đi cùng năm tháng và lớn lên cùng nhiều thế hệ cũng là chất xúc tác để đẩy trải nghiệm người xem. “Ở “Em Và Trịnh”, đó là một lần chiêm nghiệm lại nhạc Trịnh, để mơ hồ hoặc sâu lắng nhớ và tiếc về những kỉ niệm tuổi trẻ đã qua. Với 9X hay 10X đơn thuần đó là một bản tình ca đẹp” – vị khán giả nói thêm.
“Em Và Trịnh”: Sức hấp dẫn đến từ thực lực hay chiêu trò?
Bên cạnh những nhận định tích cực dành cho ê-kíp “Em Và Trịnh”, những lời khen cho cách dẫn dắt thông qua lời tự sự và những câu chữ trên bức thư tình gửi Dao Ánh khiến cho nhân vật trong phim trở nên vừa thật vừa thơ, không ít ý kiến cho rằng dự án phim đến từ đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chưa thể hiện đầy đủ “hồn Trịnh” từ trong những chiêm nghiệm cuộc đời, những rung cảm về tình yêu, những suy tư trước thời cuộc và những trăn trở dành cho các nàng thơ. Thậm chí, một vài nhận định cho rằng “Em Và Trịnh” là một món ăn quá nhiều gia vị và dẫn dắt hình ảnh Trịnh Công Sơn chưa đúng với bản nguyên.
Bình luận của bạn Phan Lương. (Nguồn: Maybe You Never Watched This Movie)
Tuy nhiên, “đến cuối cùng, ăn xong nồi lẩu, cảm xúc đọng lại trong mình là sự hài lòng của một người vừa thưởng thức thứ gì đã lâu chưa từng gặp qua, một thứ gì đó khác hẳn những dòng phim kể cả thị trường, kể cả nghệ thuật của điện ảnh Việt Nam gần đây. Một thứ gì đó đáng để dành thời gian chiêm ngưỡng. Đặc biệt là khi nó được đầu tư công phu và chỉn chu”.
Ở khía cạnh công bằng, “Em Và Trịnh” không phải là bản tiểu sử tóm tắt về hành trình âm nhạc và cuộc sống của Trịnh Công Sơn. Thay vào đó, bộ phim là bản tình ca nắn nót và nâng niu bởi những tư duy điện ảnh thời đại. Từ đó, mượn hình ảnh lãng mạn của một chàng thanh niên – một người trung niên để kể về tình yêu đã gắn liền với năm tháng, tác phẩm và sự trưởng thành trong suy nghĩ.
Cuối cùng, những những bình luận tán thưởng cho xung quanh “Em Và Trịnh” có thực sự là đang bị thổi phòng? Để minh chứng cho sức hút của “Em Và Trịnh”, suất chiếu với sự tham gia bất ngờ của dàn diễn viên cùng đại diện gia đình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ và tại Cố đô Huế với những tràng pháo tay kéo dài, những ánh mắt của rất nhiều khán giả lớn tuổi, nụ cười ngọt ngào đắm chìm trong những giai điệu lãng mạn của nhạc Trịnh chính là câu trả lời công bằng nhất.
Phim hiện đang chiếu tại rạp trên toàn quốc và liên tiếp dẫn đầu phòng vé trong 1 tuần liên tiếp, chiếm gần 70% doanh thu phòng vé toàn thị trường. Tại các rạp ghi nhận liên tiếp tỷ lệ khán giả mua vé hầu như full phòng trong các ngày qua đặc biệt là các suất chiều tối, từ TP Hồ Chí Minh và sau đó lan nhanh ra Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
Trailer Em và Trịnh
Vì sao Khánh Ly là nhân vật nữ hay nhất trong phim về Trịnh Công Sơn?
Bộ phim điện ảnh "Em và Trịnh" tạo dựng lại chân dung 5 nàng thơ với mối quan hệ đặc biệt với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời. Trong đó, nhân vật Khánh Ly của ca sĩ Bùi Lan Hương được ngợi khen là nhân vật nữ hay nhất trong "Em và Trịnh".
Diễn xuất tự nhiên
Trước khi xuất hiện trong một tác phẩm điện ảnh, Bùi Lan Hương là nữ ca sĩ có duyên hát OST (nhạc phim) và được khen ngợi luôn biết cách biến một ca khúc nhạc phim thành hit. Với giọng hát lạ của mình, Bùi Lan Hương từng có "Ngày chưa giông bão" - nhạc phim "Người bất tử" gây bão giới yêu nhạc. Bộ phim điện ảnh "Kiều" bị chê tơi tả, nhưng nhạc phim do Bùi Lan Hương thể hiện - ca khúc "Kiều mệnh khúc" vẫn nhận được lời ngợi khen, vẫn có được sức hút.
Bùi Lan Hương được xem là ẩn số thú vị khi đoàn phim "Em và Trịnh" công bố nữ ca sĩ đảm nhận vai danh ca Khánh Ly.
Khác với Bích Diễm, Dao Ánh hay Thanh Thúy - những giai nhân được tái hiện xinh đẹp, giàu sức sống ở mọi phân cảnh, Khánh Ly được giới thiệu "da đen", "không đẹp"... Nếu ngoại hình là yếu tố hàng đầu để tuyển chọn diễn viên cho các nhân vật Bích Diễm, Dao Ánh, thì với Khánh Ly - yếu tố hàng đầu là biết hát, hợp vai.
Nói như vậy để thấy, Khánh Ly là nhân vật khác với tất cả dàn mỹ nhân còn lại của "Em và Trịnh". Khánh Ly không xinh đẹp mỹ miều nhưng phải có chất riêng. Khánh Ly cũng là người nổi tiếng nhất, là nhân vật đã được định hình rõ nét trên báo chí, truyền thông, dư luận về cả ngoại hình, tính cách và tài năng.
Khánh Ly được đánh giá là nhân vật nữ hay nhất trong "Em và Trịnh". Ảnh: ĐPCC
Dao Ánh, Bích Diễm hay Michiko đều có thể sáng tạo thỏa sức, vì họ là những phụ nữ của đời sống, ít người biết đến. Nhưng Khánh Ly là một biểu tượng về nhạc Trịnh. Tái dựng lại Khánh Ly yêu cầu phải có sự tương đồng, vừa giống với bản gốc, vừa có sức thuyết phục.
Bùi Lan Hương đã không làm khán giả thất vọng. Ngay sau những buổi chiếu đầu tiên của "Em và Trịnh", Bùi Lan Hương đã nhận được cơn mưa lời khen từ giới chuyên môn và khán giả.
Bùi Lan Hương diễn tự nhiên, không phải "gồng gánh" dù sức nặng của vai diễn là rất lớn. Bùi Lan Hương tái hiện một Khánh Ly cá tính, sắc nét, duyên ngầm với giọng hát ma mị, bình thản nhưng hư ảo.
Là ca sĩ lấn sân, tuy nhiên Bùi Lan Hương đã cho thấy kỹ năng diễn mắt, diễn thoại, khi mỗi lời thoại, mỗi phân cảnh đều được biểu diễn với đôi mắt sáng, thông minh, có sức hút.
Khánh Ly của Bùi Lan Hương đã tự nhiên bước lên màn ảnh. Cách Khánh Ly đứng hát bên Trịnh đúng chuẩn "nữ hoàng chân đất" được Bùi Lan Hương thể hiện có hồn, giàu biểu cảm. Giữa dàn giai nhân ít lời thoại, việc biết hát và hát đầy ma mị, sung sức, chuyển tải được thần thái Khánh Ly đã giúp Bùi Lan Hương trở nên nổi bật.
Khi không cần phải giống hệt bản gốc
Việc tái hiện lên màn ảnh một nhân vật có thật, thường khó tránh được tranh cãi. Sẽ có người thấy giống, thấy thích và ngược lại. Nhân vật Trịnh Công Sơn của Avin Lu hiện gây tranh cãi dữ dội với nhiều ý kiến cho rằng, nam diễn viên đang tái hiện một phiên bản không giống với Trịnh Công Sơn của đời thật.
Bùi Lan Hương được ngợi khen khi lần đầu đóng phim điện ảnh. Ảnh: ĐPCC
Bùi Lan Hương đã "né" được những tranh cãi này, dù cô không có ngoại hình giống với Khánh Ly thời trẻ. Bùi Lan Hương đã tìm ra được chất riêng biệt nhất của Khánh Ly và tập trung tôn vinh điều đó.
Khán giả xem phim có thể cảm nhận, Bùi Lan Hương gần như không để lộ chất diễn. Cô hát và nhập vai Khánh Ly rất... bình thản. "Chất" Khánh Ly được thể hiện qua đôi mắt sáng, thông minh nhưng u buồn.
Cốt cách của Khánh Ly được thể hiện trong thần sắc đứng hát, cách ngẩng cao đầu, mỉm cười khi hát, cách Bùi Lan Hương biến mỗi màn trình diễn từ "Người con gái Việt Nam da vàng", "Ta đã thấy gì"... đều trở nên có dấu ấn.
Chính vì thế, việc tìm được "chìa khóa" của nhân vật để tập trung tái hiện chính là yếu tố then chốt mang tính quyết định ở những bộ phim tiểu sử.
Trailer Em và Trịnh
Hoàng Hà kể hậu trường cảnh Trịnh Công Sơn hôn Dao Ánh ở "Em và Trịnh" Khi hóa thân thành nàng thơ Dao Ánh, Hoàng Hà đã yêu nét trong trẻo, mộng mơ của nhân vật này. Trong "Em và Trịnh", chuyện tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cô gái Ngô Vũ Dao Ánh được tái hiện mãnh liệt, dai dẳng và sâu sắc. Thủ vai một nhân vật có chiều sâu và nội tâm phong phú,...