Không chỉ Đà Nẵng, nhiều địa phương cũng có sản phụ thiệt mạng sau khi gây tê tủy sống
Trước khi 1 s ản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch ở Đà Nẵng sau gây tê diễn ra, các địa phương khác cũng đã ghi nhận những trường hợp tương tự, đặt ra vấn đề về loại thuốc gây tê này.
Tháng 7/2019, sản phụ Trần Thị Bích Lai (28 tuổi, Hà Giang) đột ngột tử vong sau khi được chỉ định mổ sinh bằng phương pháp gây tê tủy sống tại Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (Yên Bái) khi đang mang thai 39 tuần tuổi.
Vào thời điểm đó, các chuyên gia nghi ngờ sản phụ Bích Lai bị ngộ độc thuốc gây tê. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên phải tạm ngưng các kĩ thuật có sử dụng phương pháp gây tê tủy sống này.
Video đang HOT
Cũng mang thai 39 tuần tuổi, sản phụ Cao Thị T. (29 tuổi, Thanh Liêm, Hà Nam) bị sốc phản vệ sau khi được gây tê tủy sống để sinh mổ vào tháng 9/2018, tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm.
Mặc dù đã được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam để cấp cứu, song chị T. không qua khỏi.
Hà Nội
Không chỉ gặp tai biến trong sản phụ khoa, mà trong phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp cũng có bệnh nhân tử vong sau khi được gây tê tủy sống.
Tháng 4/2019, một cô gái 25 tuổi (quê Phú Thọ) được gây tê tủy sống để chuẩn bị hút mỡ bụng và tạo hình thành bụng tại Bệnh viện An Việt. Nhưng sau đó, cô bị tụt huyết áp, ngừng thở, sau đó tử vong.
Phương pháp này cũng khiến một bé trai 5 tuổi (Ứng Hòa, Hà Nội) bị sốc phản vệ rồi tử vong tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào tháng 7/2019.
Sau khi gây tê tủy sống để phẫu thuật điều trị chấn thương gãy xương chân sau tai nạn giao thông, bé trai bị tụt ô xy thấp, 2 phổi nở kém, dù đã được cấp cứu nhưng không qua khỏi. Nguyên nhân ban đầu khiến bé trai tử vong được Hội đồng chuyên môn xác định là do sốc phản vệ không hồi phục khi tiêm thuốc tê hoặc ngộ độc thuốc tê.
Theo vietimes
Sản phụ tử vong, nguy kịch ở Đà Nẵng: Từng đề xuất thay thế thuốc gây tê
Liên quan đến nghi vấn sản phụ tử vong, nguy kịch do dùng thuốc gây tê, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay tỉ lệ dùng thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy số lượng lớn, dù không phải toàn bộ.
Như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương... sử dụng rất tốt, nên muốn quy kết do thuốc hay không phải chờ chứng cứ khoa học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm sản phụ N.T.H đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng Ảnh: T.T
"Hiện Bộ vẫn chưa đưa ra khuyến cáo. Việc khuyến cáo hoặc ngưng sử dụng một loại thuốc cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác điều trị và mua sắm", Thứ trưởng nhấn mạnh và cho biết thêm sẽ tập hợp tất cả các tài liệu để đưa ra phản ứng sớm nhất.
Trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ CK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức ĐBSCL, cho hay: "Loại thuốc gây tê tủy sống Bupivacaine WPW Spinal 0,5 Heavy sản xuất ở Ba Lan được đưa vào sử dụng sau khi Sở Y tế trúng thầu năm 2018. Tuy nhiên tôi thấy rất lạ. Thứ nhất bao bì thuốc gây tê tủy sống luôn được đóng gói vô trùng, còn loại thuốc này thì đóng gói trần trụi, sơ sài, mặc dù nó có giấy phép nhập khẩu. Thứ hai, theo tôi quan niệm loại thuốc gây tê phải cần đạt chuẩn châu Âu, phải tinh khiết, đạt vô khuẩn. Với kinh nghiệm trong ngành gây mê gần 30 năm, khi có loại thuốc này tôi đã đề xuất với giám đốc bệnh viện là không nên sử dụng. Và với cương vị Phó chủ tịch Hội Gây mê hồi sức ĐBSCL tôi không đồng ý cho sử dụng loại thuốc này".
Cũng theo bác sĩ Đào, sau khi dùng thuốc mới chỉ vài tháng, 2 bệnh viện ở Long An, Bến Tre có bệnh nhân tử vong. Nhận thấy tính an toàn của nó không đảm bảo nên sau đó, Sở Y tế Cần Thơ và các tỉnh tại ĐBSCL đã có công văn đề xuất với Công ty Dược phẩm Trung ương 1 đổi loại thuốc này sang các loại có thương hiệu đã từng sử dụng nhiều năm rồi. Bác sĩ Đào chia sẻ thêm: "Được biết, vào ngày 19/7 đã có công văn thu hồi thuốc rồi nhưng không hiểu sao nó vẫn còn sử dụng ở một số bệnh viện".
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho hay, sau sự cố y khoa này, Sở báo cáo ngay cho Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan. Đồng thời tiến hành nhiều công việc để tìm nguyên nhân, trong đó việc đầu tiên là tìm xem lô thuốc đang dùng có vấn đề gì. Bà nhấn mạnh rất khó xảy ra tình huống sử dụng thuốc hết hạn. Hiện tại, Sở sẽ tìm thuốc thay thế loại thuốc gây tê này, các loại thuốc thay thế sẽ nằm trong vòng kiểm soát đặc biệt.
Như Tiền Phong đã thông tin, chưa đầy một tháng, 3 sản phụ đến Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng sinh, sau khi tiêm gây tê 2 người đã tử vong, một người nguy kịch.
THANH TRẦN - KIM HÀ
Theo Tiền phong
Vụ 2 sản phụ tử vong: Nghiên cứu tài liệu rồi mới quyết định ngưng hay dùng thuốc gây tê Bupivacaine Trước sự cố 2 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch ở Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng sau tiêm thuốc gây tê tủy sống, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay sẽ nghiên cứu tài liệu mới đi đến quyết định khuyến cáo ngưng hay dùng thuốc trên. Trưa 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y...